Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Tín ngưỡng cầu nước, cầu mưa ở châu thổ sông Hồng

Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt chính là nông nghiệp lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Để thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, con người đã sáng tạo ra lối sống, chuẩn mực và văn hóa ứng xử nhất định. Mỗi vùng, tiểu vùng văn hóa với những hằng số văn hóa riêng lại có những dấu ấn văn hóa đặc trưng.

3/18/2021 1:20:33 PM +00:00

Tín ngưỡng tứ phủ trong văn hóa xứ Lạng

Với đặc trưng riêng của mình, tín ngưỡng Tứ phủ ở Lạng Sơn đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa xứ Lạng cả về phương diện lịch sử, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó được thể hiện qua sự có mặt của các di tích thờ Tứ phủ gắn với các trung tâm buôn bán của người Kinh dọc tuyến quốc lộ 1A, sự đa dạng về nguồn gốc của các ngôi đền, đặc biệt là sự thống nhất trong bài trí điện thần cũng như trong thực hành nghi lễ hầu đồng.

3/18/2021 1:20:26 PM +00:00

Chúa Nguyễn và những hoạt động giao lưu văn hóa tại Đàng trong thế kỷ XVI - XVIII

Bài viết góp phần tái hiện môi trường quốc tế đa dạng của xứ Thuận - Quảng và đánh giá lại một số chính sách của chúa Nguyễn khi là chất xúc tác quan trọng, tạo đà cho sự hội nhập của Đàng Trong hơn hai thế kỷ.

3/18/2021 1:20:20 PM +00:00

Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học ở Hội An: Thành tựu, thách thức và triển vọng

Hội An nằm ở lưu vực sông Thu Bồn, là nơi tập trung đậm đặc nhất các di tích văn hóa Sa Huỳnh (được biết cho tới nay). Bài viết trình bày quá trình nghiên cứu di sản khảo cổ học ở Hội An, giá trị của các di sản/tài nguyên văn hóa khảo cổ học ở Hội An, bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học ở Hội An.

3/18/2021 1:19:29 PM +00:00

Lễ hội đình Quan lạn: Ý nghĩa, giá trị và sự khác biệt

Bài viết khái quát về lễ hội và diễn trình của hội đua thuyền, đi sâu phân tích ý nghĩa một số nghi lễ, hoạt động diễn ra trong lễ hội để làm rõ giá trị và sự khác biệt của lễ hội đình Quan Lạn.

3/18/2021 1:19:22 PM +00:00

Nhận diện các giá trị văn hóa Phật giáo ở Việt Nam

Với sự hòa quyện chặt chẽ và gắn bó sâu sắc giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị văn hóa Phật giáo đã góp phần bồi đắp, tạo nên những giá trị mới cho nền văn hóa Việt Nam và góp một phần quan trọng trong việc định hình văn hoá dân gian Việt Nam.

3/18/2021 1:19:16 PM +00:00

Thiêng hóa môi trường tự nhiên trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

Thiêng hóa môi trường tự nhiên đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa tín ngưỡng của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thuyết vạn vật hữu linh của Edward Burnett Tylor đã cho thấy ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm của con người từ thời nguyên thủy về thế giới tự nhiên tồn tại xung quanh họ thông qua những hoạt động văn hóa tín ngưỡng.

3/18/2021 1:19:09 PM +00:00

Giá trị nhân văn trong huấn dân đại cáo của Lê Thánh Tông

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nho giáo đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị và dần lan tỏa trong đời sống xã hội. Với chủ trương lấy các giá trị đạo đức của Nho giáo như “Tam cương, ngũ thường”, “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa”,... làm cở sở để xây dựng một đường lối trị nước thân dân mang đậm tính nhân văn, Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo nhằm đưa các giá trị đạo đức Nho giáo thấm sâu hơn nữa vào đời sống tinh thần của người dân ở các làng quê.

3/18/2021 1:19:03 PM +00:00

Chính sách văn hóa đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị

Bài viết trình bày mối cảnh lịch sử và quan điểm văn hóa đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị, chính sách văn hóa của Nhật Bản thời Minh Trị, ảnh hưởng của chính sách văn hóa đối với vị thế đất nước Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị.

3/18/2021 1:18:57 PM +00:00

Nghiên cứu thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa giai đoạn 2020-2030

Bài viết trình bày quá trình hình thành và phát triển hệ thống Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta, nghiên cứu quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các loại hình Trung tâm văn hóa trong bối cảnh cơ chế thị trường và CMCN 4.0, đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các loại hình Trung tâm văn hóa.

3/18/2021 1:18:49 PM +00:00

Tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay

Bài viết trình bày tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp, thực trạng tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay, một số giải pháp tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay.

3/18/2021 1:18:43 PM +00:00

Nhu cầu, thực trạng và giải pháp phục dựng hiện vật ở Việt Nam

Bài viết đề cập đến nhu cầu và thực trạng công tác phục dựng hiện vật, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục dựng hiện vật ở Việt Nam. Từ mô hình thử nghiệm phục dựng hiện vật và đào tạo cán bộ về lĩnh vực này ở Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), kết hợp với những kinh nghiệm từ các bảo tàng khác, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong công tác phục dựng, tu sửa hiện vật ở Việt Nam.

3/18/2021 1:18:18 PM +00:00

Góp phần khẳng định tính thật, giả của ba đạo sắc phong có niên hiệu Hồng Đức

Nghiên cứu hình thức văn bản, trọng tâm là đồ án hoa văn trên ba đạo sắc phong có niên hiệu Hồng Đức và so sánh với đồ án trên các loại hình di vật khác, bài viết nhằm góp phần xác thực tính thật, giả của ba đạo sắc phong nói trên.

3/18/2021 1:18:12 PM +00:00

Phương thức giữ gìn bản sắc văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam

Bài viết cung cấp một cái nhìn đúng đắn về sức sống mạnh mẽ của bản sắc văn hóa người Bố Y, khác với nhận định trước đây của một số nhà nghiên cứu cho rằng sớm muộn văn hóa Bố Y cũng bị hòa tan vào văn hóa chung trong khu vực.

3/18/2021 1:18:05 PM +00:00

Tổ chức hoạt động văn hóa - một hình thức bảo tồn di sản văn hóa hiệu quả trong giai đoạn hiện nay

Bảo tồn di sản văn hóa gồm nhiều nội dung khác nhau và tùy theo mỗi loại hình di sản, tuy nhiên, những năm vừa qua, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đã thực hiện một hoạt động không nằm trong nội dung của hoạt động bảo tồn, đó là tổ chức các hoạt động văn hóa.

3/18/2021 1:17:58 PM +00:00

Những di sản văn hóa khảo cổ học ở tỉnh Hòa Bình

Nghiên cứu mộ Mường ở Hòa Bình đã góp thêm nhiều tư liệu quý, có giá trị khoa học để tìm hiểu nhiều khía cạnh về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Mường. Những tư liệu đó đóng góp vào việc truy tìm nguồn gốc tộc Mường, một tộc người anh em có chung cội nguồn xa xưa với dân tộc Việt.

3/18/2021 1:17:52 PM +00:00

Phát huy bền vững giá trị tài nguyên di sản khảo cổ học tiền, sơ sử lưu vực sông Thu Bồn

Lưu vực sông Thu Bồn, theo nghiên cứu cho đến nay, là nơi tập trung đậm đặc nhất dấu tích của các cộng đồng cư dân sinh sống từ cách ngày nay trên 3.000 năm. Bài viết do đó tập trung vào vấn đề: Khái quát trữ lượng tài nguyên di sản; đánh giá giá trị di sản; phương hướng phát huy và sử dụng di sản bền vững.

3/18/2021 1:17:46 PM +00:00

Vai trò của cộng đồng trong phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống

Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu về các lễ hội truyền thống trong nhiều năm qua, bài viết tìm hiểu vai trò của cộng đồng làng trong quá trình phục dựng và thực hành lễ hội truyền thống hiện nay để chỉ ra các cách thức và mức độ tham gia khác nhau của cộng đồng làng vào lễ hội mà họ vốn được xem là chủ nhân, từ đó khẳng định lễ hội chỉ thực sự được phục dựng và thực hành tốt nhất khi cộng đồng làng thực sự có được vai trò chủ đạo đối với lễ hội của chính họ.

3/18/2021 1:17:39 PM +00:00

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế

Việc nghiên cứu tổng quát và chỉ ra các yếu tố gây nên sự biến đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của những ngôi nhà vườn cổ. Dựa trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn và phát huy giá trị không gian nhà vườn truyền thống ở khu vực này.

3/18/2021 1:17:32 PM +00:00

Ông Hoàng Mười Nghệ An: Từ ngôi đền thờ ở làng Xuân Am đến điện thần tứ phủ

Bài viết khảo sát các đối tượng thờ phụng và đặc điểm lễ hội tại đền ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, từ đó chỉ ra tính địa phương, tính lịch sử cũng như sự tích hợp văn hóa thông qua tục thờ ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung làm rõ sự mô hình hóa, biểu tượng hóa nhân vật ông Hoàng Mười trong điện thần tín ngưỡng Tứ phủ cũng như qua ghế của các thanh đồng

3/18/2021 1:17:26 PM +00:00

Tín ngưỡng phồn thực trong kendi gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ

Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở.

3/18/2021 1:17:20 PM +00:00

Dấu ấn văn hóa truyền thống trong các lễ hội Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Lễ hội Công giáo là hoạt động văn hóa - tôn giáo không thể thiếu trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam. Sự kết hợp, giao thoa giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc trong các lễ hội Công giáo được biểu hiện trong các lễ nghi, âm nhạc, trang phục lễ hội, công cụ thờ cúng và trong các trò chơi dân gian.

3/18/2021 1:17:13 PM +00:00

Hiện vật văn hóa dân tộc: Đặc điểm và vấn đề xây dựng sưu tập

Việc sưu tầm, xây dựng sưu tập hiện vật văn hóa dân tộc ở bảo tàng đòi hỏi phải kết hợp vận dụng những kiến thức không chỉ về bảo tàng học mà còn về dân tộc học, văn hóa học, nhân học văn hóa và sử học để làm sáng tỏ những giá trị hàm chứa trong từng hiện vật ấy, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, đồng thời góp phần thiết thực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta trong điều kiện hiện nay.

3/18/2021 1:16:42 PM +00:00

Từ cuốn sách “đô thị vị nhân sinh”, nghĩ về văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay

Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” của Giáo sư Jan Gehl không phải là một công trình nghiên cứu hàn lâm, mà là một công trình nghiên cứu thực tiễn, hướng vào vấn đề quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị hiện đại. Bài viết đúc rút một số luận điểm cơ bản của cuốn sách và từ đó liên hệ với tình trạng đô thị cũng như hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay.

3/18/2021 1:16:23 PM +00:00

Di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội

Bài viết trình bày khái quát một số đặc điểm của các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội, thực trạng các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội, một số vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn phát huy các di tích thờ Mẫu ở nội thành Hà Nội hiện nay.

3/18/2021 1:16:17 PM +00:00

Nhận thức xã hội về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ sau hai năm được UNESCO ghi danh nhìn từ các nghiên cứu khoa học trong nước

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01 - 12 - 2016, đến nay đã trải qua hai năm. Bài viết trình bày những công trình và bài viết liên quan trong năm 2017-2018,

3/18/2021 1:16:11 PM +00:00

Một số vấn đề về bảo tồn di sản khảo cổ học ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh ở Việt Nam, di sản khảo cổ học (đã phát lộ và chưa phát lộ) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: Sự bất cập của việc thực thi Luật Di sản văn hóa trong thực tế, sự thiếu đồng bộ và nhất quán về quản lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và bảo tồn, sức ép của quá trình đô thị hóa, tác động của nền kinh tế thị trường,...

3/18/2021 1:16:05 PM +00:00

Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 342

Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 342 với các bài viết đó là Phật khuyên ông Cấp Cô Độc tu Thiền; Phật giáo Nam Bộ và những ngôi chùa đầu tiên; Thực sự có điều tốt hay không; Sự nhiệm mầu của hai bàn tay chắp lại; Thuyết luân hồi và Phật giáo Tây phương...

3/18/2021 11:26:09 AM +00:00

Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 340

Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 340 được biên soạn nhằm cung cấp đến các bạn với những bài viết: Tất cả chúng sanh là chư Phật; Kính thơ Thánh hiền; Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý; Các pháp là Chân như vốn toàn thiện; Nhận định về tác phẩm “Tiên Phật vấn đáp” của Hòa thượng...

3/18/2021 11:25:55 AM +00:00

Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 339

Mời các bạn cùng tham khảo Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Số 339 để nắm chi tiết nội dung các bài viết về Chữ quốc ngữ; Sương khói hương rơi; Xã hội Việt Nam dưới thời Lý; Tâm sắc phong duy nhất ở thành Điện Hải; Phật khuyên làm thiện, không làm ác; Quan niệm về Đức Phật theo Phật giáo Nguyên thủy...

3/18/2021 11:25:38 AM +00:00