Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Lê Văn Hưu người xứ Thanh, nhà sử học Việt Nam đầu tiên

Nước ta đã có hàng nghìn năm lịch sử, nhưng mãi đến thế kỷ XIII mới có người chép sử. Lê Văn Hưu (1230 - 1372) chính là nhà sử học Việt Nam đầu tiên3. Ông còn là vị Bảng nhãn đầu tiên và trẻ nhất trong tổng số 48 vị Bảng nhãn của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam (1075 - 1919). Tên tuổi ông thật sự nổi bật.

3/18/2021 7:09:26 PM +00:00

Hội thi làm bánh trong lễ hội trò chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Lễ hội Trò Chiềng làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa là một trong những lễ hội đặc sắc, có từ thời Lý, được khôi phục từ năm 2007 sau hơn nửa thế kỷ tạm dừng. Bài viết mô tả khái lược quy trình, cách chế biến các loại bánh truyền thống, đồng thời cố gắng luận giải những ý nghĩa ẩn chứa trong hội thi, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy.

3/18/2021 7:09:20 PM +00:00

Sức sống văn hóa truyền thống ở làng đúc đồng Kẻ Chè, tỉnh Thanh Hóa

Trong máu thịt của nhiều thế hệ nghệ nhân đúc đồng làng Chè (Kẻ Chè) tỉnh Thanh đã thấm mùi khét của thịt da hun lửa đồng, mùi chua của rượu gạo, mùi hôi nồng của thân thể những ngày dõi theo công việc nghề đúc nhằm cho ra đời một sản phẩm nghệ thuật theo yêu cầu của khách hàng. Những tác phẩm đó thể hiện bàn tay tài hoa và tâm hồn tinh tế của người dân làng Chè.

3/18/2021 7:09:13 PM +00:00

Ba vị Thành hoàng thời Lý trên đất Thọ Xuân qua tư liệu thần tích

Thờ cúng Thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã người Việt. Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà còn là người có công với dân, với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm hoặc là người có công lập ra làng hay truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng...

3/18/2021 7:09:00 PM +00:00

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh trong dòng chảy xứ Thanh

Không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh lấy điện Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) là trung tâm nhưng phạm vi lan tỏa trên địa bàn nhiều xã lân cận thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là một không gian tích tụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nổi bật. Có thể thấy rằng, không gian lịch sử - văn hóa Lam Kinh thấm đẫm “hơi thở” của triều đại Lê sơ và mang dấu ấn văn hóa cung đình đậm nét trên nhiều phương diện.

3/18/2021 7:08:01 PM +00:00

Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công tại Quảng Nam

Bài viết trên cơ sở khảo sát, thống kê các làng nghề thủ công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bài viết khái quát thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công trên vùng đất này.

3/18/2021 5:54:25 PM +00:00

Góp bàn về sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam

Sức mạnh mềm văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng với việc tạo dựng vị thế và tầm ảnh hưởng của mỗi quốc gia, dân tộc. Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam cần được xác định từ chính giá trị nội sinh, từ hệ giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam, chỉ khi đó mới đủ sức nặng, đủ bản lĩnh, uy tín, sức thuyết phục và sức lôi cuốn, hấp dẫn để lan tỏa và thâm nhập vào các nền văn hóa/cộng đồng khác nhau trên thế giới. Hệ giá trị văn hóa cũng chính là nguồn lực của văn hóa Việt Nam.

3/18/2021 1:30:53 PM +00:00

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

Trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa với khu vực và quốc tế, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và vấn đề đào tạo tài năng trong lĩnh vực này đã và đang đạt được những thành tựu quan trọng.

3/18/2021 1:30:45 PM +00:00

Một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu tang ma các tộc người

Từ xưa đến nay, các nghiên cứu đã công bố đều tiếp cận tang ma theo trình tự các nghi thức của tang lễ: Quan niệm hồn vía /thể xác, sống/chết; thông báo có người chết; mời thày cúng (mo, tào,...); khâm liệm người quá cố; cúng dẫn đường,...; đưa ma; mai táng, đắp mộ, dựng nhà mồ,... Tiếp cận theo cách này không chú ý đến mục đích, chức năng của việc làm ma; ít đề cập tới tín ngưỡng liên quan và các nghi thức liên quan.

3/18/2021 1:30:39 PM +00:00

Vấn đề cộng đồng tham gia vào quản lý di sản văn hóa

Trong những năm qua, công tác quản lý và khai thác di sản ít nhiều ảnh hưởng tới tính nguyên gốc của các di sản văn hóa. Đứng trước những thách thức đó, việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý di sản văn hóa được coi như một cách tiếp cận mới nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản.

3/18/2021 1:30:26 PM +00:00

Phát triển bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phát triển bảo tàng ngoài công lập là việc làm cần thiết nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các bảo tàng ngoài công lập ở nước ta. Bài viết đã phân tích đánh giá các yếu tố tác động, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở bối cảnh, thực trạng của bảo tàng ngoài công lập. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống bảo tàng ngoài công lập trong tương lai.

3/18/2021 1:30:20 PM +00:00

Một số vấn đề chung về linh vật và linh vật Việt

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, một số linh vật lạ xuất hiện ở nhiều di tích tôn giáo - tín ngưỡng trên cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do một số cán bộ quản lý di tích ở cơ sở chưa hiểu thấu đáo về linh vật Việt và ý nghĩa đúng của việc sử dụng linh vật. Bài viết tập hợp nhiều định nghĩa của nhiều học giả đã bàn về linh vật và cũng thử đưa ra nhận xét của mình về linh vật và linh vật Việt.

3/18/2021 1:30:12 PM +00:00

Tính hai mặt của truyền thông qua lễ hội chọi trâu Đồ Sơn

Trong suốt quá trình phục hồi và phát triển của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ngoài những hiệu ứng tích cực trong quảng bá và thu hút du khách, lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn cũng đối diện với nhiều thách thức đến từ truyền thông. Sau vụ trâu số 18 húc chết chủ, một lần nữa chúng ta phải đặt lại câu hỏi về vai trò hai mặt của truyền thông đối với lễ hội này

3/18/2021 1:30:06 PM +00:00

Ngoại giao văn hóa Nhật Bản với Việt Nam thông qua xuất bản phẩm

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mục đích của ngoại giao văn hóa Nhật Bản là nhằm tăng cường sự hiểu biết với các quốc gia láng giềng, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của mình tới toàn thế giới, tạo sức mạnh mềm để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị. Xuất bản phẩm được Nhật Bản coi là một công cụ của ngoại giao văn hóa, bên cạnh các công cụ khác như truyền thông đại chúng, nghệ thuật, giáo dục.

3/18/2021 1:29:53 PM +00:00

Di dân, tái định cư và biến đổi văn hóa cộng đồng ngư dân vạn chài Hạ Long - hướng lý thuyết áp dụng khi nghiên cứu

Di dân và tái định cư (TĐC) không đơn thuần là hoạt động dịch chuyển cư dân. Xét trên phương diện chính sách, TĐC là một quá trình cần chú ý đến nhiều chiều cạnh, từ đảm bảo chỗ ở đến các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề hỗ trợ việc làm và những thay đổi trong lối sống của một cộng đồng do những tác động mà chính sách đưa tới.

3/18/2021 1:29:47 PM +00:00

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử

Bài viết nêu lên những giá trị tư tưởng của di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, hiện trạng phát triển du lịch, những tác động của du lịch tới di sản, những đánh giá và định hướng cho phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm tại Yên Tử.

3/18/2021 1:29:35 PM +00:00

Khai thác di sản văn hóa trong hoạt động du lịch - con đường xây dựng thương hiệu quốc gia của Việt Nam thời hội nhập

Xây dựng thương hiệu quốc gia không còn là câu chuyện mới trên thế giới. Rất nhiều quốc gia đã và đang tiến hành, trong đó nhiều quốc gia xây dựng thành công thông điệp nổi bật, ghi đậm dấu ấn trong nhận thức của người dân toàn cầu. Thương hiệu quốc gia thường được gắn với các thông điệp quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh du lịch quốc gia và các di sản văn hóa các nước.

3/18/2021 1:29:15 PM +00:00

Hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng trong quản lý và khai thác di sản văn hóa

Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thư viện, lưu trữ và bảo tàng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác di sản văn hóa đã trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết bàn luận về đặc điểm tổ chức thông tin trong thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng, hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn hợp tác thư viện, cơ quan lưu trữ, bảo tàng và tổng kết kinh nghiệm để triển khai hợp tác có hiệu quả.

3/18/2021 1:29:09 PM +00:00

Vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước ở châu thổ Bắc Bộ và Tây Nguyên Việt Nam

Bài viết phân tích vai trò của cộng đồng trong ứng xử với nước, thể hiện qua: vai trò của các thầy cúng, vai trò của làng, chủ thể và khách thể của tín ngưỡng thờ nước; sự khác biệt vai trò cộng đồng với tín ngưỡng thờ nước ở hai vùng đặc thù của Việt Nam; trên cơ sở ấy, trình bày khái quát về lịch sử văn hóa - tín ngưỡng thờ nước qua các không gian văn hóa của Việt Nam.

3/18/2021 1:29:03 PM +00:00

Di sản văn hóa, nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững

Di sản văn hóa góp phần điều chỉnh quá trình phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch đô thị, công nghiệp... theo hướng bền vững. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện nay, di sản văn hóa vốn rất dễ bị tổn thương, biến dạng, đã và đang chịu các tác động tiêu cực rất lớn. Vì vậy, cần có những nhận thức, biện pháp thích hợp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm góp phần tích cực hơn nữa vào sự phát triển bền vững của đất nước.

3/18/2021 1:28:57 PM +00:00

Di sản văn hóa phi vật thể - nguồn lực trong phát triển cộng đồng

Vấn đề phát triển cộng đồng đang rất được quan tâm bởi các quốc gia đang phát triển hiện nay. Một trong những nguồn lực dồi dào mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sở hữu từ rất lâu trong quá khứ và đôi khi bị lãng quên trong đời sống hiện tại, đó chính là nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể.

3/18/2021 1:28:50 PM +00:00

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa làng Thổ Hà dưới hình thức bảo tàng hóa

Thổ Hà là một ngôi làng cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu. Trước đây, làng Thổ Hà có nghề gốm nổi tiếng, tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần. Hiện nay, nghề gốm xưa không còn nhưng Thổ Hà vẫn còn hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú mang nhiều nét tiêu biểu của văn hóa làng nghề và của vùng văn hóa Kinh Bắc.

3/18/2021 1:28:44 PM +00:00

Nhận diện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội

Bài viết trình bày sự hình thành làng nghề/ phố nghề Thăng Long - Hà Nội qua khảo cứu tư liệu lịch sử và những nghiên cứu đương đại, một số làng nghề/ phố nghề tiêu biểu ở Thăng Long - Hà Nội, sự dịch chuyển không gian làng nghề/ phố nghề Thăng Long - Hà Nội.

3/18/2021 1:28:37 PM +00:00

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc trong xu thế hội nhập

Bài viết trình bày khái quát chung về miền núi phía Bắc và hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, những vấn đề nảy sinh trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc miền núi phía Bắc, một số khuyến nghị trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong xu thế hội nhập hiện nay.

3/18/2021 1:28:31 PM +00:00

Bảo tồn và phát huy tri thức dân gian nghề làm chõ xôi truyền thống của người Thái (Sơn La)

Bài viết nghiên cứu các tri thức dân gian của nghề thủ công truyền thống và quy trình làm chõ xôi bằng gỗ, từ đó đưa ra một số giải pháp bảo tồn, phát triển nghề và tri thức dân gian nghề, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

3/18/2021 1:28:24 PM +00:00

Đức tin công giáo qua hệ thống câu đối tại nhà thờ Hà Hồi

Đức tin Công giáo đóng vai trò quan trọng, chi phối thế giới quan, nhân sinh quan của cộng đồng người theo Công giáo. Với người Công giáo, nhà thờ là một trong những nơi mà giáo dân được thực hành và suy niệm về đức tin của mình một cách sâu sắc.

3/18/2021 1:28:18 PM +00:00

Nhân sinh quan của người Khmer Nam Bộ nhìn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thông qua việc khảo sát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Nam Bộ từ các phương diện: Đối tượng thờ cúng, việc thực hành các nghi lễ - nghi thức, giá trị, ý nghĩa của các hoạt động thờ cúng mà người thực hiện hành vi thờ cúng muốn đạt tới, bài viết chỉ ra quan niệm của người Khmer về cuộc sống, đạo đức sống, về sự tiếp nối của đời người.

3/18/2021 1:28:11 PM +00:00

Xu hướng thương mại hóa thị trường mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới

Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến trì trệ, suy thoái (sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998).

3/18/2021 1:28:05 PM +00:00

Một số vấn đề trong nghiên cứu ca trù hiện nay

Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của người Việt, có lịch sử hình thành từ rất sớm, gắn với lễ hội, phong tục và văn học Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, ca trù đã có sự biến đổi về không gian biểu diễn, thể cách/làn điệu, lề lối sinh hoạt… Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

3/18/2021 1:27:58 PM +00:00

Bảo quản hiện vật kim loại ở Bảo tàng Nhân học

Đối với mỗi bảo tàng, hiện vật và những câu chuyện đi kèm chính là linh hồn của bảo tàng. Sưu tầm được hiện vật đã là khó, tuy nhiên, việc bảo quản, gìn giữ hiện vật còn khó hơn rất nhiều, đặc biệt là những hiện vật bằng kim loại hoặc chất liệu hữu cơ. Hiện vật bảo quản chính là những “bệnh nhân mù, câm, điếc”. Vì vậy, công tác bảo quản phòng ngừa và trị liệu cần phải thực hiện hết sức khoa học và thận trọng.

3/18/2021 1:27:52 PM +00:00