Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Hành lễ đại kỵ của dòng Nội Đạo Tràng ở Thanh Hóa

Bài viết giới thiệu những nét cơ bản trong hành lễ đại kỵ Phật Tổ Nội Đạo Tràng vốn đã và đang được ghi nhận trong tâm thức người dân, đồng thời vẫn được thực hành trên vùng đất đã sản sinh ra hiện tượng tín ngưỡng độc đáo có một không hai của người Việt.

3/18/2021 7:20:05 PM +00:00

Bài học lịch sử về đối thoại liên tôn giáo từ mối quan hệ Lão - Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa miền Trung thời chúa Nguyễn

Từ nội tình dòng họ Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến một cơ duyên lịch sử của cả dân tộc sau sự kiện vào Nam của chúa tôi Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558). Điểm đặc biệt cần chú ý là từ một vùng tử địa, lại dẫn đến sinh lộ độc đạo đi về phương Nam để kiến tạo hoàn chỉnh một đất nước Đại Nam hùng mạnh về sau, trong đó đáng chú ý là chiến lược nhân tâm trên cơ sở phát huy hài hòa, dung dưỡng tinh hoa của Lão - Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa để cố kết cộng đồng.

3/18/2021 7:19:47 PM +00:00

Thuyết sinh thái văn hóa và ứng dụng nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam

Bài viết giới thiệu, phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết sinh thái văn hóa cùng với một số hướng phát triển của lý thuyết này cũng như việc ứng dụng lý thuyết nghiên cứu sinh thái văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại, đồng thời đưa ra các hướng nghiên cứu gợi mở trong tương lai theo hướng tiếp cận chủ yếu từ lý thuyết này.

3/18/2021 7:19:41 PM +00:00

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo chiếm ưu thế khá mạnh mẽ.

3/18/2021 7:18:50 PM +00:00

Khoảng trống pháp luật trong quản lý tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và tập tục công đức, cúng dường là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về tài sản tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay còn thiếu chặt chẽ do nhiều vấn đề chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Điều này dẫn đến nhiều biến tướng, hệ lụy trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

3/18/2021 7:18:29 PM +00:00

Lễ hội Phủ Trịnh nhìn từ góc độ văn hóa

Lễ hội Phủ Trịnh tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một hình thái thờ cúng tổ tiên kết hợp với các nghi lễ Vương phủ ở TK XVII - XVIII. Hình tượng, biểu tượng văn hóa ở lễ hội chính là những sắc thái nhân văn và công nghiệp của Thế Tổ Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và Vương Mẫu ông. Lễ hội Phủ Trịnh còn phản ánh đặc trưng văn hóa của xã hội Việt Nam ở TK XVII - XVIII và giá trị văn hóa truyền thống, mạch nguồn có từ thời trước.

3/18/2021 7:18:23 PM +00:00

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - giá trị văn hóa và lịch sử

Thánh Gióng - một trong bốn vị Tứ bất tử trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Kể từ khi ra đời, truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt. Trong đó, căn cốt làm nên ý nghĩa đặc trưng của truyện là hệ thống các biểu tượng với 3 biểu tượng được khái quát hóa, mang ý nghĩa điển hình: Biểu tượng Thánh Gióng, biểu tượng cây tre, biểu tượng vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng.

3/18/2021 7:18:17 PM +00:00

Bước đầu khảo cứu tấm bia ghi chép về nhân vật Trịnh Quý tốn thời Hậu Lê

Bia ký thời Hậu Lê đến nay nằm rải rác trong các địa phương ở Thanh Hóa với số lượng tương đối, tập trung chủ yếu ở vùng Lam Sơn và phổ biến là bia ký liên quan đến các vua và hoàng tộc.

3/18/2021 7:18:04 PM +00:00

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng phật điển hình ở Việt Nam

“Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúng dường, tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy “Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núi Tu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”. Bài viết này hy vọng thắp lên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiện có trong các ngôi chùa Việt.

3/18/2021 7:17:23 PM +00:00

Truyền thuyết và lịch sử trong nghiên cứu văn hóa dân gian

Trong nghiên cứu văn hóa dân gian, một vấn đề thường hay gặp là phải tách biệt rạch ròi giữa truyền thuyết và lịch sử. Chúng ta đã thống nhất nhìn nhận rằng, thực tế truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng đâu đó sự đồng nhất và nhầm lẫn vẫn thường không tránh khỏi. Vậy là, cả lý thuyết lẫn thực tế đều cùng đặt ra yêu cầu bức thiết cho người nghiên cứu là phải tiếp tục phân biệt rõ ràng truyền thuyết và lịch sử.

3/18/2021 7:17:16 PM +00:00

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống người Thái huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó dân cư địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa cộng đồng.

3/18/2021 7:17:10 PM +00:00

Một số nghi thức gợi ý thần linh trong hội cổ truyền Việt

Bài viết đề cập đến một số nghi thức gợi ý thần linh trong hội cổ truyền Việt, nhận diện khái quát đặc điểm của tín ngưỡng thờ thần trong làng xã và những ước vọng chung của cộng đồng, từ đó gợi mở hướng bảo tồn và phát huy giá trị.

3/18/2021 7:17:04 PM +00:00

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa

Nghiên cứu bước đầu về di vật, cổ vật vùng Hàm Rồng nhằm làm sáng tỏ những giá trị độc đáo, và bổ sung vào kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị trong thời kỳ hội nhập một cách hiệu quả.

3/18/2021 7:16:58 PM +00:00

Những dạng thức của truyền thuyết về Lê Lợi trên đất xứ Thanh

Với nội dung kết cấu và ý nghĩa biểu tượng lôi cuốn, các sáng tác dân gian về Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn trên đất xứ Thanh gợi mở nhiều điều giúp chúng ta nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn về tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung và vị anh hùng dân tộc Lê Lợi nói riêng.

3/18/2021 7:16:00 PM +00:00

Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Hình thành dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào cái siêu nhiên, tín ngưỡng ra đời gắn với cuộc sống con người từ thuở sơ khai, mông muội, phát triển thăng trầm qua các thời kỳ lịch sử và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn nói riêng và của mọi người Việt nói chung.

3/18/2021 7:15:35 PM +00:00

Thực trạng công tác tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa cộng đồng ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Miền núi xứ Thanh với 11 huyện là khu vực rộng lớn chiếm ¾ diện tích toàn tỉnh và 1/3 dân số toàn tỉnh với 7 dân tộc thiểu số sinh sống; mật độ dân cư khá thưa thớt; đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí đang còn hạn chế. Với những đặc trưng riêng trong các phong tục, tập quán, lễ hội, dân ca, trò chơi... ở các huyện miền núi phong phú. Trong những năm gần đây hoạt động văn hóa cộng đồng này đã được quan tâm tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả cao.

3/18/2021 7:15:22 PM +00:00

Hoằng Hóa - đất học xưa và nay

Nằm ở hạ lưu sông Mã, Hoằng Hóa mang trong mình nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, vùng đất này luôn được nhắc đến như là cái nôi của đất học, là vùng đất mà ở đó sự học luôn được tôn vinh, đề cao và ca ngợi. Nơi đây, mỗi gia đình, dòng họ đều ý thức sâu sắc vai trò của học vấn. Vùng quê này đã sản sinh ra nhiều nhân tài mà tên tuổi, sự nghiệp của họ được sử sách ghi danh, được nhân dân ngưỡng mộ.

3/18/2021 7:15:16 PM +00:00

Một vài khía cạnh trong diễn trình của Phật giáo trên đất Việt trước thế kỷ XX

Bài viết bàn về một vài khía cạnh trong diễn trình của Phật giáo trên đất Việt trước thế kỷ XX có liên quan đến những vấn đề then chốt của tư tưởng xã hội qua từng thời kỳ lịch sử, từ đó góp phần làm sáng rõ hơn một số nội dung thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

3/18/2021 7:14:44 PM +00:00

Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ của đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ mú. Trong quá trình sinh sống, đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ, mang đậm dấu ấn tộc người.

3/18/2021 7:14:38 PM +00:00

Khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu tích văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa)

Bài viết khái quát lại những nét tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu và những dấu ấn văn hóa trên vùng đất Hậu Lộc (Thanh Hóa) - nơi diễn ra những trận chiến oanh liệt, quả cảm của nghĩa quân Bà Triệu.

3/18/2021 7:14:25 PM +00:00

Lật mở những bí ẩn dưới lòng đất chùa Am Các

Thực hiện một trong những nội dung quan trọng của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu giá trị lịch sử - văn hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích chùa Am Các trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa” vào cuối năm 2018, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (tổ chức Chủ trì đề tài) và Viện Nghiên cứu Kinh thành đã khai quật tại địa điểm núi Am Các và chùa Am Các thuộc xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

3/18/2021 7:14:11 PM +00:00

Vẻ đẹp quê hương đất nước và phong tục tập quán qua tản văn Việt Nam hiện đại

Tản văn Việt Nam hiện đại (tính từ thế kỷ 20 cho đến nay) đã đạt được những thành tựu nhất định và có thể khái quát tập trung với các xu hướng như sau: 1- Tản văn ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước; 2- Tản văn đi vào phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của dân tộc; 3- Tản văn khai thác các vấn đề mang tính xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng; 4- Tản văn đi vào các vấn đề văn học nghệ thuật.

3/18/2021 7:12:23 PM +00:00

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lễ cầu ngư thường được tổ chức vào trung tuần tháng 4 âm lịch hàng năm với mục đích là cầu mong cho một mùa vụ bội thu, trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang. Bà con ngư dân ra khơi sẽ luôn được sự bảo hộ của các vị thần biển.

3/18/2021 7:12:11 PM +00:00

Hình tượng con chó trong văn hóa

Trong văn hóa của nhiều quốc gia, hình tượng con chó hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho sức mạnh, sự trung thành, thông minh; là hiện thân của thần linh hoặc là trung gian giữa thần linh và con người. Có lẽ do gần gũi với con người và có những phẩm chất mà con người yêu mến, nên hình tượng con chó biểu hiện trong văn hóa khá đa dạng ở từng quốc gia, tộc người.

3/18/2021 7:12:04 PM +00:00

Phát huy giá trị các đền thờ cấp quốc gia phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa

Trong số các kiến trúc mang tính thờ tự tại xứ Thanh, có lẽ đền thờ được xem là loại hình có tính tiêu biểu, tập trung nhiều hơn cả. Không ít các đền thờ ở Thanh Hóa còn được xem là những công trình nghệ thuật kiến trúc - chạm khắc gỗ truyền thống hội tụ nhiều giá trị như đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân), đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt (Hà Trung), đền thờ Tô Hiến Thành, đền thờ Triệu Việt Vương, nghè Nguyệt Viên (Hoằng Hóa), nghè Giáp (Triệu Sơn), đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc),...

3/18/2021 7:10:53 PM +00:00

Đền thờ thần ở Thanh Hóa nơi lưu giữ những giá trị về tư liệu lịch sử

Hệ thống đền thờ thần ở Thanh Hóa vốn là chủ đề hấp dẫn không chỉ đối với giới nghiên cứu nghệ thuật mà còn đối với các nhà sử học. Mỗi đền thờ, thông qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, đều có những “câu chuyện lịch sử”. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ được nhìn nhận dưới nhiều chiều khác nhau, nổi bật là giá trị văn hóa - nghệ thuật, giá trị tâm linh và giá trị lịch sử.

3/18/2021 7:10:41 PM +00:00

Tạo hình đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX) trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến với đồ đồng Trung Quốc

Bài viết trình bày các motif trang trí đầy nét kỳ lạ và thần bí, mang đậm sắc thái ảnh hưởng của tôn giáo Trung Quốc trong đồ đồng dân gian Việt Nam thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX).

3/18/2021 7:10:35 PM +00:00

Hình ảnh con gà trong văn hóa tâm linh

Trong nền chung của văn hóa thế giới, hình ảnh con gà hàm chứa những ý nghĩa tâm linh sâu xa, biểu tượng cho mặt trời, khí dương, sự mạnh mẽ, phát triển và phồn thịnh. Đồng thời, nó cũng là trung gian giữa thần linh và con người, có nhiều khả năng gắn với ma thuật như diệt trừ các thế lực của đêm tối, dẫn dắt linh hồn và khả năng tiên tri.

3/18/2021 7:10:28 PM +00:00

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

So với nhiều địa phương trong cả nước, Thanh Hóa có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra vào dịp đầu xuân. Mặc dù, các địa phương đều coi trọng công tác chuẩn bị trước lễ hội, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục.

3/18/2021 7:10:22 PM +00:00

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông

Lễ hội Gầu Tào là một sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng tiêu biểu và đặc sắc của đồng bào Hmông. Đây là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa, xuất hiện cùng quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Hmông, trở thành lễ hội tiêu biểu, độc đáo với những tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, được bảo lưu gìn giữ đến ngày nay. Trong phạm vi bài viết tập trung gợi mở các giá trị văn hóa của lễ hội Gầu Tào, từ đó làm sáng tỏ sự độc đáo, phong phú và đặc sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Hmông.

3/18/2021 7:10:16 PM +00:00