Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Tìm hiểu đặc điểm kinh sách, giáo lý Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn ở đồng bằng sông Cửu Long

Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn là tôn giáo nội sinh ở Đồng bằng sông Cửu Long, ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - giai đoạn tại Nam Bộ có hàng loạt các tôn giáo được hình thành như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, v.v... Một trong những đặc trưng của các tôn giáo này là sự kế thừa, hỗn dung những tôn giáo, tín ngưỡng ra đời trước, được thể hiện rõ nhất qua kinh sách và giáo lý.

3/17/2021 9:33:49 AM +00:00

Chính quyền Chúa Nguyễn với Phật giáo ở Đàng Trong (giai đoạn 1558-1777)

Trong quá trình xây dựng vương quốc Đàng Trong, ngay từ đầu các chúa Nguyễn sớm có chính sách ưu tiên phát triển Phật giáo. Từ nhiều tư liệu lịch sử, bài viết làm rõ các ứng xử về mặt nhà nước của chính quyền chúa Nguyễn đối với Phật giáo thời kỳ này; đánh giá vai trò của Phật giáo trong việc củng cố đoàn kết xã hội, giải quyết vấn đề dân tộc - tôn giáo, xây dựng quyền lực nhà nước ở Đàng Trong giai đoạn 1558 - 1777.

3/17/2021 9:33:43 AM +00:00

Sáng tác kinh điển của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa dưới góc nhìn thuyết tái sáng tạo xã hội

Bài viết này vận dụng lý thuyết “tái sáng tạo xã hội” để khảo cứu về kinh sách của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những sáng tác kinh sách nội bộ là một trong những tiêu chí quan trọng khẳng định năng lực lan truyền của tôn giáo dân gian và khả năng phát triển lớn mạnh của nó.

3/17/2021 9:33:35 AM +00:00

Chính sách đối với Đạo giáo của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Đạo giáo ảnh hưởng sâu sắc và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh các cộng đồng dân cư vùng lãnh thổ phía nam sông Gianh (thế kỷ XVII - XVIII). Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu nhận thức của các chúa Nguyễn, cũng như sự biến đổi của Đạo giáo ở Đàng Trong qua việc trình bày chính sách phát triển Đạo giáo của các chúa Nguyễn.

3/17/2021 9:33:29 AM +00:00

Biến đổi trong thờ cúng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Bài viết này giới thiệu về đặc điểm thờ cúng tại các cơ sở thờ tự và tại tư gia của tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa sinh sống trên địa bàn huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang; phân tích, so sánh và nêu ra những biến đổi trong đặc điểm thờ cúng của Đạo trước đây và hiện nay; và chỉ ra nguyên nhân của sự biến đổi và xu hướng biến đổi.

3/17/2021 9:33:23 AM +00:00

Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngường thờ hiên Hậu Thánh Mẫu ở Nam Bộ

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu - Một dạng thức thờ Mẫu phản ánh sự hội nhập văn hóa Hoa - Việt, Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ qua hình tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu.

3/17/2021 9:33:16 AM +00:00

Tôn giáo và phát triển bền vững - trường hợp khu vực Tây Nam Bộ

Trong bài viết này, các tác giả tập trung tìm hiểu những xu hướng chung cho sự phát triển tôn giáo trên thế giới hiện nay, trên cơ sở đó chỉ ra những tác động của nó đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với sự phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ.

3/17/2021 9:33:10 AM +00:00

Kitô giáo: Sự đổi mới trong văn hóa người Mông

Kitô hóa người Mông với hàm nghĩa không chỉ là truyền giảng Kitô giáo mà là sự tiếp nhận đức tin Kitô. Điều này cũng bao hàm sự tương tác và điều chỉnh nhờ đó đức tin Kitô được bản địa hóa trong văn hóa người Mông. Đức tin Kitô được biểu đạt trong các hình thái văn hóa một cách tự nhiên, bản địa

3/17/2021 9:33:02 AM +00:00

Thực hành nghi lễ trong gia đình tôn giáo ở Việt Nam

Bài viết này chủ yếu dựa trên dữ liệu khảo sát xã hội học thực hiện năm 2017 của đề tài “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam”. Phần thứ nhất tác giả mô tả các hoạt động cơ bản của tín đồ các tôn giáo, như: Công giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành, Cao Đài, Islam giáo… qua đó rút ra một số đặc trưng cơ bản về thực hành tôn giáo của họ trong không gian cư trú gia đình.

3/17/2021 9:32:56 AM +00:00

Góp thêm một số tư liệu về bối cảnh du nhập và sự ra đời tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam

Phật giáo Nam tông Kinh du nhập Việt Nam từ cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Nói đến công khai sơn, phá thạch để cho Phật giáo Nam tông Kinh được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của các kiều bào, cư sĩ và Phật tử, như: Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Huệ Nghiêm, Cả Thạnh, Nguyễn Phát Phước, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Ba Lý, Sáu Hoa, Ba Diên,... Và cũng thông qua vai trò của các cư sĩ, Phật tử hữu công này mà tờ Ánh sáng Phật pháp - Tờ báo đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam đã được ấn hành.

3/17/2021 9:32:50 AM +00:00

Nghi lễ thờ cúng Hrôi của người Khơ Mú ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Bài viết trình bày về quan niệm, vai trò, vị trí của Hrôi trong đời sống tín ngưỡng của người Khơ Mú ở Nghệ An. Bài viết hy vọng sẽ gợi mở để có những nghiên cứu chuyên sâu về đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Khơ Mú.

3/17/2021 9:32:43 AM +00:00

Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Long An

Trong bài viết này, nhóm tác giả nhìn lại cuộc đời và những chiến công tiêu biểu của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, để từ đó làm rõ thêm quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Nguyễn Trung Trực, góp phần lý giải vì sao Nguyễn Trung Trực lại trở thành vị anh hùng bất tử và một vị thần trong lòng người dân Long An.

3/17/2021 9:32:37 AM +00:00

Khảo cứu việc thờ Bà Đen ở Tây Ninh

Bài viết bóc tách các lớp tín ngưỡng trong tục thờ Bà Đen ở Tây Ninh: Hindu giáo, Phật giáo và Nho giáo trong việc tạo nên sự phồn tạp quanh câu chuyện về nàng Đênh / Lý Thị Thiên Hương. Qua đây cho thấy quá trình giao lưu, tiếp biến mạnh mẽ của tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người ở Nam Bộ thông qua hình ảnh một vị nữ thần mà nay dấu vết đã mờ xa.

3/17/2021 9:32:30 AM +00:00

Những biểu hiện của tâm thức hỗn dung tôn giáo qua nghiên cứu hoạt động cầu đảo của các Chúa Nguyễn (1558-1777)

Trên cơ sở khảo cứu, phân tích các nguồn sử liệu về hoạt động cầu đảo của các chúa Nguyễn giai đoạn 1558-1777, bài viết chỉ ra những biểu hiện hỗn dung tôn giáo. Bài viết cũng chỉ ra xu hướng quan phương hóa hoạt động cầu đảo và ý nghĩa của nó trong việc khẳng định vai trò thống trị của các chúa Nguyễn.

3/17/2021 9:32:23 AM +00:00

Quá trình hình thành tôn giáo Bani và vài đặc điểm tôn giáo của người Chăm Bani

Bài viết trình bày việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, kết hợp với tài liệu văn bản Chăm và cả sử liệu truyền miệng trong người Chăm để tổng hợp lại cũng như bổ sung thêm các tư liệu về nguồn gốc hình thành tôn giáo Bani. Bài viết cũng khái quát vài đặc điểm chung nhất của cộng đồng Chăm Bani.

3/17/2021 9:32:17 AM +00:00

Chuyển biến của Phật giáo Nam Tông Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ hiện nay

Phật giáo Nam tông là tôn giáo đã gắn bó chặt chẽ với người Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho cộng đồng dân tộc này. Những năm gần đây, Phật giáo Nam tông Khmer ở khu vực Tây Nam Bộ đang có những chuyển biến theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Những chuyển biến này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho chính bản thân Phật giáo và cho công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo.

3/17/2021 9:32:10 AM +00:00

Lễ hội bỏ mả của người Êđê: Vai trò, giá trị của nó trong đời sống cộng đồng

Bài viết tiếp cận đối tượng dưới góc độ nhân học văn hóa và nhân học tôn giáo. Người Êđê cư trú lâu đời và chủ yếu tại tỉnh Đắk Lắk, ở một số vùng thuộc tỉnh Gia Lai, Phú Yên và Khánh Hòa. Họ là chủ nhân của kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc. Trong đó có các di sản như cồng chiêng, sử thi mang tầm khu vực và thế giới.

3/17/2021 9:31:58 AM +00:00

Các ông đạo khai lập phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn

Nghiên cứu Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, đặc biệt là giai đoạn ông Nguyễn Văn An từ biệt gia đình tìm thầy học đạo, đến việc khai đạo và truyền đạo, sẽ nhận thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của những ông Đạo thuộc dòng tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ dẫn đến sự ra đời của Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn.

3/17/2021 9:31:51 AM +00:00

Đạo Minh Sư trong đời sống xã hội Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20

Đạo Minh Sư là một tôn giáo được du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19, do trưởng lão Đông Sơ thuộc Tiên Thiên đạo từ Triều Nguyên Động (Quảng Đông) truyền vào Nam Bộ, sau đó lan rộng khắp cả nước. Từ nửa cuối thế kỷ 19 đến hết nửa đầu thế kỷ 20, đạo Minh Sư đã xây dựng hơn 100 ngôi chùa (thường gọi là Phật đường) khắp cả nước, thu nhận hàng vạn tín đồ cả người Hoa lẫn người Việt.

3/17/2021 9:31:45 AM +00:00

Sự phát triển của các hệ phái tin lành góp phần đa dạng tôn giáo vùng Tây Nam Bộ

Bài viết phân tích làm rõ thêm quá trình thâm nhập, phát triển của đạo Tin Lành, với nét đặc thù riêng về giáo lý, giáo luật, về tổ chức và mục vụ,… là cơ sở hình thành nhiều tổ chức Tin Lành, góp phần vào sự đa dạng tôn giáo ở vùng Tây Nam Bộ.

3/17/2021 9:31:39 AM +00:00

Những biến đổi của Công giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

Công giáo ở Việt Nam là một tôn giáo nhạy bén về thời cuộc ở trong nước và thế giới. Biến đổi Công giáo tự thân hay tác động của thời cuộc trong nước và thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

3/17/2021 9:31:33 AM +00:00

Quan điểm của Hans Küng về Giáo hội qua tác phẩm các cấu trúc của Giáo hội

Ngoài trình bày khái quát về bối cảnh ra đời, bố cục và phương pháp của tác phẩm “Các cấu trúc của Giáo hội”, nội dung chính của bài viết là phân tích các quan điểm của Hans Küng về Giáo hội thể hiện qua tác phẩm này. Đó là các quan điểm về mối quan hệ giữa Giáo hội và Cộng đồng, các tính chất và cơ cấu tổ chức của Giáo hội. Từ đó, bài viết rút ra một số nhận xét đối với quan điểm của Hans Küng về Giáo hội trong tác phẩm “Các cấu trúc của Giáo hội”.

3/17/2021 9:31:26 AM +00:00

Tôn giáo trong phát triển bền vững: Những vấn đề lý luận

Bài viết cung cấp một cách khái quát những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến vai trò của tôn giáo trong phát triển, lấy bền vững là tiêu chí. Bài viết chủ yếu làm nổi bật các chiều kích mà tôn giáo có thể đóng góp cho phát triển của xã hội trong quan tâm đến các mục tiêu lâu dài.

3/17/2021 9:31:20 AM +00:00

Thờ thần tài trong cộng đồng người Hoa

Bài viết tập trung vào giới thiệu hệ thống các thần tài đang được thờ cúng của người Hoa ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, ngõ hầu làm rõ thêm một hình thái tín ngưỡng đang phổ biến ở Việt Nam.

3/17/2021 9:31:07 AM +00:00

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang

Bài viết khái quát về sự hình thành đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang, phân tích thế giới quan và nhân sinh quan đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, thực trạng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang hiện nay nhằm khẳng định vai trò tích cực của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Qua đó, đề xuất một vài giải pháp mang tính gợi mở cho công tác tôn giáo vùng Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng.

3/17/2021 9:31:00 AM +00:00

Cộng đồng Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ với phong trào giải phóng dân tộc và giữ gìn bản sắc tôn giáo

Bài viết khái quát một số phong trào tiêu biểu có sự tham gia của các vị Chư tăng Khmer cùng với Phật tử và các dân tộc sinh sống trên vùng đất Nam Bộ trong công cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc, tôn giáo và Tổ quốc.

3/17/2021 9:30:54 AM +00:00

Hội lưỡng xuyên Phật học trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam

Hội Lưỡng Xuyên Phật học được Thống đốc Nam Kỳ phê chuẩn thành lập năm 1934, tại chùa Long Phước, Trà Vinh. Mục đích ra đời của Hội là đào tạo đội ngũ tăng tài kế thừa để trùng hưng Phật pháp. Đây là Hội Phật giáo đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long trong phong trào chấn hưng, vì nó đi tiên phong trong mọi hoạt động về chấn chỉnh giáo lý, về cơ cấu tổ chức, về phương diện xây dựng cơ sở vật chất của Phật giáo.

3/17/2021 9:30:47 AM +00:00

Một số vấn đề về Phật giáo thời Lê Sơ (1428-1527) qua nghiên cứu tư liệu văn chương

Thời Lê Sơ, Phật giáo vẫn tồn tại song hành với các tôn giáo khác như Nho giáo, Đạo giáo và tôn giáo truyền thống. Nếu như chính sử, bi ký và luật pháp là không gian diễn ngôn của triều đình và đại chúng, thì văn chương là nơi những cá nhân có thể diễn giải niềm tin và tình cảm tôn giáo của họ.

3/17/2021 9:30:41 AM +00:00

Sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình Việt Nam: Những đặc trưng cơ bản

Bài viết này ngoài việc nhận diện các sinh hoạt tín ngưỡng trong gia đình người Việt và một số tộc người thiểu số,còn đưa ra một số đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của gia đình người Việt và gia đình các tộc người thiểu số, qua đó rút ra các đặc điểm chung, riêng và mối dây liên hệ gắn bó tộc người.

3/17/2021 9:30:35 AM +00:00

Hiện trạng tu tập của tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh hiện nay

Tu nữ Nam tông và tu nữ Nam tông Kinh hiện chiếm một vị trí khá khiêm tốn, chưa có nhiều ảnh hưởng trong giáo hội cũng như đối với xã hội. Bài viết góp phần làm rõ về tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh nói chung, nhất là hiện trạng tu tập của tu nữ Nam tông Kinh ở Việt Nam hiện nay.

3/17/2021 9:30:22 AM +00:00