Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Tang lễ của người Khmer theo Phật giáo Nam tông ở tỉnh An Giang hiện nay

Tang lễ là một nghi lễ trong chuỗi nghi lễ vòng đời con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến tang lễ của người Khmer An Giang theo Phật giáo Nam tông từ các nghi thức diễn ra trong quá trình tiến hành tang lễ đến các nghi thức thờ cúng sau đám tang. Bài viết còn đề cập đến một số biến đổi trong tang ma và tục thờ cúng người chết của người Khmer An Giang hiện nay.

10/5/2021 12:06:54 AM +00:00

Đấu tranh bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1961-1965)

Nội dung của bài viết trình bày sự ra đời của các căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ; xây dựng thế trận và chiến đấu bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ.

10/5/2021 12:06:00 AM +00:00

Bài giảng Sự khác biệt văn hóa

Bài giảng Sự khác biệt văn hóa trang bị cho các bạn những kiến thức về khái niệm về khác biệt văn hóa; sự khác biệt tại các nước AEC/TPP; ảnh hưởng sự khác biệt văn hóa đến quản trị và kinh doanh; 7 giá trị văn hóa Trompenaars...

10/4/2021 5:21:03 AM +00:00

Đồ gốm nước ngoài trong văn hóa Óc Eo qua tư liệu khảo cổ ở Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp, Việt Nam)

bài viết này sẽ giới thiệu một số di vật đồ gốm Trung Quốc, đồ gốm Ấn Độ và đồ gốm chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đã phát hiện Gò Tháp. Qua đó minh chứng cho sự phát triển giao lưu quốc tế của Phù Nam không chỉ diễn ra ở khu vực miền Tây sông Hậu, nơi có cảng biển mà còn phát triển ở bộ phận văn hóa Óc Eo nội địa, vùng trung tâm của Đồng Tháp Mười. Khu di tích Gò Tháp là một khu đô thị, trung tâm văn hóa, tôn giáo – chính trị, kinh tế, ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn hóa Óc Eo – vương quốc Phù Nam.

10/4/2021 5:11:48 AM +00:00

Những nỗ lực của người Việt trong lĩnh vực tài chính ở Nam kì thời thuộc địa: Trường hợp Việt Nam ngân hàng (Société annamite de crédit)

Bài viết tìm hiểu tài chính – một vùng trũng trong kinh tế người Việt thời thuộc địa; những thử nghiệm đầu tiên: từ Nông nghiệp tương tế hội (1912) đến dự án Việt Nam Ngân hàng lần thứ nhất (1919); Việt Nam Ngân hàng năm 1927 ra đời: sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của giới tinh hoa người Việt...

10/4/2021 5:10:59 AM +00:00

Australia - đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Bài viết tập trung phân tích những nhân tố khách quan như sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời và trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, cũng như chính sách Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai của Mỹ và các nhân tố chủ quan đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mối quan hệ đồng minh chiến lược đặc biệt giữa Australia và Hoa Kỳ như lợi ích quốc gia và vai trò của Australia trong chiến tranh Việt Nam, những cơ sở kinh tế - văn hóa - chính trị của mối quan hệ Australia - Hoa Kỳ, cùng với ba phương diện chủ yếu thể hiện mức độ sâu sắc của mối quan hệ này trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam là quân sự, chính trị-ngoại giao, văn hóa giáo dục - khoa học kĩ thuật.

10/4/2021 5:10:38 AM +00:00

Những nhận thức mới về cuộc khởi nghĩa Võ Trứ - Trần Cao Vân ở Phú Yên (năm 1900)

Trên cơ sở nguồn sử liệu mới vừa được cập nhật, bài viết tiến hành phê phán các tài liệu trước nay, đồng thời đưa ra các kiến giải hợp lý với sự xác lập một vài nhận thức mới về vấn đề: Võ Trứ không phải xuất thân từ sư tăng cũng như ông và phần đông nghĩa đảng không phải giặc thầy chùa; chùa Từ Quang/Đá Trắng không phải là đại bản doanh hay cơ sở chính để chiêu tập lực lượng của cuộc nổi dậy; Võ Trứ và Trần Cao Vân chính là hai thủ lĩnh nhà Nho nhiệt huyết đứng ra vận động cuộc kháng Pháp, từ đó cuộc khởi nghĩa mang tên hai ông là sự tiếp nối phong trào Cần vương ở Phú Yên và cả nước nói chung.

10/4/2021 5:10:18 AM +00:00

Phong trào đô thị Sài Gòn - Gia Định ủng hộ lập trường của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris (1970-1971)

Bài viết này sẽ làm rõ sự ủng hộ của nhân dân đô thị Sài Gòn – Gia Định đối với lập trường của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris qua những sự kiện đấu tranh cụ thể, từ đó cũng khẳng định sự ảnh hưởng của Chính phủ Cách mạng đối với đối với nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân đô thị Sài Gòn - Gia Định nói riêng.

10/4/2021 5:09:40 AM +00:00

Hoạt động thương mại của người Nhật ở Đông Dương từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Bằng việc sử dụng phương pháp lịch sử và logic trong quá trình nghiên cứu mà cụ thể là căn cứ vào bối cảnh lịch sử trong từng giai đoạn cụ thể để phân tích những hoạt động thương mại của các thương nhân và các công ty Nhật Bản ở Đông Dương, bài viết hướng tới việc đánh giá một cách logic và có hệ thống những đặc điểm nổi bật đáng chú ý trong hoạt động thương mại của người Nhật ở tiểu vùng này. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

10/4/2021 5:09:20 AM +00:00

Biện pháp sử dụng quan lại là người địa phương trong bộ máy chính quyền ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu của triều Nguyễn (1802-1832)

Bài viết tìm hiểu những biện pháp này đã phát huy hiệu quả, giúp triều Nguyễn có được đội ngũ quan lại giàu năng lực phục vụ và có nhiều đóng góp cho triều đình nói chung, vùng đất Nam Bộ nói riêng không chỉ trong bối cảnh lịch sử đương thời, mà những dấu ấn của một số quan lại Nam Bộ còn ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức người dân đất phương Nam trong những giai đoạn sau.

10/4/2021 5:08:34 AM +00:00

Ảnh hưởng tôn giáo phương Đông trong chạm khắc trang trí hình tượng con người thế kỷ XVI–XVII

Tôn giáo tín ngưỡng phương Đông nhìn từ góc độ mỹ thuật cổ truyền, điểm nhấn là Phật giáo. Thông qua các hình tượng trang trí chạm khắc truyền thống, cụ thể là hình tượng con người để gợi mở mức độ ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo trong tạo hình dân gian. Đồng thời, đó cũng là cơ sở khách quan để nhìn nhận những giá trị truyền thống từ thực tiễn vốn có, góp phần nâng cao nhận thức về văn hóa nghệ thuật dân gian hiện nay.

10/4/2021 4:11:45 AM +00:00

Một phác thảo về văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là một dạng thức đặc biệt của văn hóa, do con người tạo ra trong sinh hoạt vật chất nhưng lại mang dáng vẻ thần bí linh thiêng. Mức độ tác động trở lại của văn hóa tâm linh với con người ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Giá trị và ý nghĩa cao nhất của văn hóa tâm linh là tính thiêng.

10/4/2021 1:53:46 AM +00:00

Hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI: Thành tựu và triển vọng

Bài viết trình bày cơ sở của sự hợp tác văn hóa Việt Nam và Ấn Độ, những thành tựu và hoạt động hợp tác, nhờ đó tạo ra sự hiểu biết, gắn bó giữa hai dân tộc, góp phần mở ra những hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, để Việt Nam và Ấn Độ thực là những đối tác chiến lược toàn diện trong một kỷ nguyên mới.

10/3/2021 4:08:12 PM +00:00

Kinh lá buông: Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá buông của người Khmer là một trong những tài liệu quý, hiếm của Phật giáo Nam Tông. Nó được xem là minh chứng cho thời kỳ hình thành và phát triển của loại hình kinh điển Phật giáo. Kinh lá buông nằm trong hệ thống kinh lá phổ biến của Phật giáo Theravada vùng Đông Nam Á và Nam Á.

10/3/2021 4:07:53 PM +00:00

Bài học kinh nghiệm về tiến hành công tác binh vận ở Bạc Liêu (1969-1973)

Từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ công tác binh vận là một bộ phận của sức mạnh tổng hợp, là một mũi tiến công chiến lược, là chính sách lớn không ngừng góp phần mở rộng và củng cố mặt trận đại đoàn kết dân tộc.

10/3/2021 4:02:45 PM +00:00

Vài nét biến đổi nghi lễ vòng đời của người Cơ tu ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

Bài viết trình bày hiện trạng và các yếu tố gây biến đổi nghi lễ vòng đời ở người Cơ tu trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

10/3/2021 3:08:34 PM +00:00

Bộ khót và uy lực của Bố Mo người Mường

Bài viết đề cập đến vai trò, giá trị của bộ Khót và Bố Mo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/3/2021 3:08:24 PM +00:00

Quá trình truyền nhập và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Bài viết tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai từ những năm 1920 cho đến nay trải qua những bước thăng trầm, có khi tưởng chừng như không còn tồn tại. Song, với lòng kiên đạo của đồng bào, Công giáo đã vượt qua giai đoạn khó khăn, dần phát triển và xác lập được một cộng đoàn tín hữu ở đây.

10/3/2021 3:08:10 PM +00:00

Hội nhập của Công giáo với văn hóa Việt Nam

Bài viết tiến hành phân tích sự hội nhập văn hóa của Công giáo tại mảnh đất mà Công giáo gieo mầm đầu tiên trên đất nước Việt Nam để thấy được sự hội nhập văn hóa Công giáo phong phú và đa dạng tại nơi đây.

10/3/2021 3:08:03 PM +00:00

Sinh hoạt tín ngưỡng và một số khía cạnh kinh tế (Qua khảo cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ)

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian được ra đời từ rất sớm trong lịch sử. Cùng với thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có sự biến đổi để có thể phản ánh được sự thay đổi của xã hội Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.

10/3/2021 3:07:45 PM +00:00

Các chúa Nguyễn với chính sách phát triển Nho giáo ở Đàng Trong (thế kỷ XVII - XVIII)

Là những người được trưởng thành qua “cửa Khổng sân Trình”, các chúa Nguyễn sớm quan tâm phát triển và sử dụng Nho giáo trong đường lối trị quốc. Hơn hai thế kỷ “vạch đôi sơn hà”, các chúa Nguyễn đã thực hiện chính sách phát triển dòng Nho giáo bình dân, dòng Nho giáo đã được “dân tộc hóa” để làm nền tảng tư tưởng cho thiết chế quân chủ trung ương tập quyền, phục vụ mục đích xác lập chủ quyền và tạo dựng văn hóa Đàng Trong.

10/3/2021 3:07:25 PM +00:00

Hiện tượng “gian đạo sĩ” ở Nam Bộ thế kỷ 19

Bài viết kết hợp phân tích các dữ kiện lịch sử, dựa trên điểm tương đồng cốt lõi trong hình thức tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật, và khảo cứu các câu truyện truyền miệng và tư liệu thành văn ghi chép về các ông đạo từng bị mệnh danh là “gian đạo sĩ” nhằm làm rõ một hiện tượng văn hóa, tôn giáo thú vị ở Nam Bộ thế kỷ 19.

10/3/2021 3:05:34 PM +00:00

Một vài đặc điểm về các ngôi chùa thờ Tứ vị Thánh tổ ở đồng bằng Sông Hồng

Bài viết đề cập đến một vài đặc điểm cơ bản của hệ thống chùa thờ Tứ vị Thánh Tổ ở vùng Đồng bằng sông Hồng, như: địa bàn phân bố, lịch sử hình thành, cảnh quan kiến trúc, bố cục mặt bằng và bài trí không gian thờ tự

10/3/2021 3:05:21 PM +00:00

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (01/11/1963)

Tổng hợp và phân tích các nguồn tư liệu trong và ngoài nước, nhóm tác giả làm rõ yếu tố tôn giáo dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (01/11/1963).

10/3/2021 3:05:10 PM +00:00

Những biến đổi trong lễ bỏ mả của người Ê Đê (Trường hợp xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên)

Bài viết chỉ ra những thay đổi cơ bản trong lễ bỏ mả của người Ê đê xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

10/3/2021 3:05:00 PM +00:00

Bước đầu tìm hiểu ông đạo nằm trên Cù Lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Bài viết tiến hành tìm hiểu tiểu sử, hành trạng và tầm ảnh hưởng của ông Đạo Nằm trong khu vực nhằm bước đầu định lập và tạo dựng cơ sở về vấn đề kết tụ và lan tỏa hình tượng của Ông ở cù lao Giêng.

10/3/2021 3:04:49 PM +00:00

Vai trò của biểu tượng với đức tin của người Công giáo

Bài viết sử dụng phương pháp điền dã và phương pháp phỏng vấn sâu để tìm hiểu vai trò của biểu tượng với đức tin người Công giáo qua khảo sát một số nhà thờ Công giáo tại Hà Nội.

10/3/2021 3:04:39 PM +00:00

Khảo sát niềm tin tín đồ Phật giáo chùa Bảo Tịnh hiện nay

Bài viết tập trung làm rõ niềm tin của tín đồ chùa Bảo Tịnh hiện nay qua khảo sát bằng phương pháp định lượng và định tính nhằm góp phần làm rõ vai trò của chùa Bảo Tịnh đối với cộng đồng tín đồ Phật giáo ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên hiện nay.

10/3/2021 3:04:13 PM +00:00

Hòa Thượng Thích Thiện Hoa với sự nghiệp hoằng pháp và đào tạo tăng tài

Sang thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam có sự suy thoái và bị lấn át bởi các tôn giáo khác. Trong bối cảnh đó, nhiều bậc danh tăng đã cùng nhau khởi xướng Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Trong phong trào đó, Hòa thượng Thích Thiện Hoa là người có những đóng góp to lớn trong việc chấn hưng nền móng đào tạo tăng tài và hoằng pháp với Phật học Đường Nam Việt của Giáo hội Tăng già Nam Việt vì một Phật giáo Việt Nam phát triển vững mạnh đến hôm nay.

10/3/2021 3:04:07 PM +00:00

Về mối quan hệ giữa Hoàng Việt luật lệ và Đại Thanh luật lệ

Bài viết tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” của nhà Nguyễn với “Đại Thanh luật lệ” của nhà Thanh, trên cơ sở khảo cứu một cách cụ thể văn bản của “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ” (từ cấu trúc bộ luật đến số lượng, tên gọi điều luật, nội dung các điều luật, điều lệ) để hy vọng có được cái nhìn khách quan hơn đối với “Hoàng Việt luật lệ”.

10/3/2021 11:04:37 AM +00:00