Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Sự tương đồng và những biệt sắc trong nghi lễ hầu đồng của một số tộc người ở Việt Nam

Nghiên cứu các hình thức của nghi lễ hầu đồng tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và khai thác giá trị tích cực của tín ngưỡng. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên một hệ thống tiêu chí chặt chẽ để tổng hợp thông tin, phân tích, so sánh, giải thích các khía cạnh khác nhau trong nghi lễ hầu đồng của các tộc người ở Việt Nam, từ đó giúp nhận diện các dạng thức phong phú của các nghi lễ này ở nước ta.

4/6/2023 2:36:28 PM +00:00

Tiết thanh minh của người Hoa Triều Châu tại thị xã Vĩnh Châu – tỉnh Sóc Trăng

Cúng mộ tổ tiên là tín ngưỡng chủ yếu diễn ra và có nguồn gốc gắn liền với Tiết Thanh Minh. Thời điểm này cộng đồng người Hoa Triều Châu Vĩnh Châu thực hiện đồng loạt các sinh hoạt tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ về người thân đã khuất. Đây là cổ tục có nguồn gốc từ Trung Hoa và cho đến nay được người Hoa Triều Châu Vĩnh Châu lưu truyền và gìn giữ cẩn thận, họ thực hiện có trình tự và phép tắc để thấy được sự quan trọng của cổ tục này.

4/6/2023 2:24:23 PM +00:00

Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của nhóm người Hoa Phúc Kiến tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bài viết tìm hiểu về năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ của nhóm người Hoa Phúc Kiến tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết quả điều tra bằng phiếu kết hợp với quan sát và phỏng vấn sâu với trên 118 cộng tác viên người Hoa Phúc Kiến hiện sinh sống tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho thấy: 87.2% người Hoa đểu nói thạo tiếng Việt vì họ sống ở Việt Nam đã lâu đời.

4/6/2023 2:24:01 PM +00:00

Các vị thần linh trong thần thoại - biểu tượng cho sự phát triển của nền kinh tế Hy Lạp cổ đại (khoảng thiên niên kỷ III - thế kỷ IV TCN)

Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn thông qua hình ảnh các vị thần linh trong thần thoại Hy Lạp để chỉ ra sự phát triển về mặt kinh tế của nhà nước Hy Lạp thời kỳ cổ đại thông qua cách tiếp cận đa chiều giữa sử học và văn học.

4/6/2023 2:10:23 PM +00:00

Lễ tục truyền thống từ thai kỳ đến sơ sinh của người Khmer ở An Giang

Lễ tục từ thai kỳ đến sơ sinh là những nghi lễ, trong chuỗi nghi lễ vòng đời của con người, của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến lễ tục truyền thống từ thai kỳ đến sơ sinh của người Khmer An Giang. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến một số biến đổi trong lễ tục mang thai và sinh nở của người Khmer An Giang hiện nay.

4/6/2023 2:10:16 PM +00:00

Văn hóa trong hoạt động mưu sinh của người dân xứ Quảng (nghiên cứu trường hợp ghe bầu)

Bài viết này nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa liên quan đến hoạt động mưu sinh của cư dân xứ Quảng gắn với phương tiện di chuyển này, tập trung vào nghề đóng ghe bầu, hoạt động du lịch liên quan đến ghe bầu ở Hội An và những tri thức bản địa liên quan đến hoạt động đi buôn bằng ghe bầu, góp phần minh chứng cho tầm quan trọng của ghe bầu trong việc phát triển kinh tế biển xứ Quảng nói chung và cuộc sống mưu sinh của cư dân nơi đây nói riêng.

4/6/2023 12:07:45 PM +00:00

Hát sắc bùa Phú Lễ - hiện tượng văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo (nghiên cứu trường hợp ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Với phương pháp nghiên cứu trọng tâm là điền dã, nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp lịch sử,... trong phạm vi của bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu về nguồn gốc ra đời của hát sắc bùa Phú Lễ, ý nghĩa của hát sắc bùa trong sinh hoạt văn hóa địa phương, cách thức tổ chức và hình thức diễn xướng, những nội dung căn bản trong hát sắc bùa Phú Lễ cũng như thực trạng, giải pháp bảo tồn của loại hình nghệ thuật dân gian này ở tỉnh Bến Tre.

4/6/2023 12:07:25 PM +00:00

Phong tục ngày Tết của người Hoa ở thành phố Cần Thơ

Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu và giải mã những phong tục Tết Nguyên đán của người Hoa ở Cần Thơ để chứng minh rằng, sau hơn 300 năm, đa phần người Hoa nơi đây vẫn còn lưu lại được những nếp sinh hoạt truyền thống mang nhiều ý nghĩa quý báu của tộc người mình.

4/6/2023 12:00:42 PM +00:00

Văn hóa vật chất qua địa danh của vùng Cái Răng thời Pháp thuộc

Văn hóa qua địa danh là một trong những hướng tiếp cận mới nhằm khai thác những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của những tên gọi địa lý của địa phương. Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa, lý thuyết vùng văn hóa với phương pháp điều tra điền dã, phỏng vấn, tác giả tìm hiểu những đặc điểm văn hóa vật chất biểu hiện qua địa danh của vùng Cái Răng thời Pháp thuộc.

4/6/2023 12:00:10 PM +00:00

Biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết cung cấp những nội dung về biến đổi văn hóa trong phong tục ngày Tết của người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, các phân tích về nội dung biến đổi và nguyên nhân biến đổi sẽ được sẽ được trình bày ở bài viết này.

4/6/2023 11:59:44 AM +00:00

Một số nét đặc trưng văn hóa biểu hiện trong địa danh ở thành phố Tân An, tỉnh Long An

Trong địa danh thành phố Tân An, ứng với mỗi loại hình địa danh người ta sẽ dùng các phương thức, các chất liệu ngôn ngữ khác nhau để định danh. Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu địa danh, chức năng nhiệm vụ của địa danh, lý thuyết phân loại địa danh với phương pháp điều tra điền dã, phỏng vấn,… Tác giả tìm hiểu một số nét đặc trưng văn hóa biểu hiện trong địa danh ở thành phố Tân An, tỉnh Long An.

4/6/2023 11:59:33 AM +00:00

Mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và địa danh ở tỉnh Sóc Trăng

Bài viết trình bày một số nội dung mang tính lí luận khi nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ nói chung và văn hóa với địa danh nói riêng. Địa danh là sản phẩm văn hóa phản ánh nhận thức tộc người; Địa danh chứa đựng đặc trưng văn hóa tộc người và ý thức tộc người; Sự phân bố tộc người dẫn đến việc hình thành địa danh. Khung lý thuyết nêu trên hy vọng giúp ích cho các nhà ngôn ngữ học và văn hóa học trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ ở thời điểm hiện tại.

4/6/2023 11:59:20 AM +00:00

Văn hóa tết với du lịch sinh thái Tây Nam Bộ

Tết là những ngày lễ cổ truyền (truyền thống) lâu đời nhất của Việt Nam. Tết cũng là dịp biểu hiện nhiều nét văn hóa tinh tế hàng đầu của người Việt, nếu không muốn nói là những nét đầy bản sắc văn hóa dân tộc. Từng vùng miền trên cả nước đều có tổ chức những thú vui, trò chơi, lễ hội,… phục vụ những ngày Tết.

4/6/2023 11:59:01 AM +00:00

Triều Nguyễn với việc xây dựng lực lượng quân sự chính quy tại chỗ ở Tây Bắc (1802-1890)

Bài viết đề cập khái quát về Tây Bắc, tình hình lực lượng đồn trú ở Tây Bắc trước thế kỷ XIX, một số chính sách của triều Nguyễn nhằm củng cố hệ thống phòng thủ và xây dựng lực lượng quân sự chính quy tại chỗ (thổ dõng) làm nhiệm vụ đồn trú, thường trực chiến đấu ở Tây Bắc, cùng những kết luận, nhận định được rút ra.

4/6/2023 11:53:54 AM +00:00

Văn học dân gian của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa những tiếp cận bước đầu

Trong phạm vi bài viết này, bước đầu nghiên cứu về văn học dân gian của người Thái ở Quan Sơn. Đây sẽ là bước đệm để tiếp tục đi sâu nghiên cứu về văn học dân gian Thái – một di sản văn hóa phi vật thể của người Thái nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.

4/6/2023 11:53:21 AM +00:00

Bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa (Preserving the beliefs of Da Nang coastal residents in the process of urbanization)

Bài viết này tập trung vào công tác bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển Đà Nẵng, bao gồm cả những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc của cư dân ven biển trong quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng hiện nay.

4/6/2023 9:42:41 AM +00:00

Sử liệu Pháp xâm lược Việt Nam 1847 - 1887: Phần 2

Cuốn sách này được dịch từ cuốn Dương sự thủy mạt, hiện không rõ tác giả. Nội dung sách có ghi chép các sự việc xảy ra từ năm Đinh Mùi, mùa xuân tháng 2, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7 (1847) việc hai chiến thuyền Pháp vào Đà Nẵng. Đây là tài liệu quý giá cho những ai muốn hiểu biết thêm về giai đoạn Pháp xâm lược nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

4/6/2023 9:37:32 AM +00:00

Sử liệu Pháp xâm lược Việt Nam 1847 - 1887: Phần 1

Cuốn sách Bộ sưu tập sử liệu Pháp xâm lược Việt Nam 1847 - 1887 (Bản dịch trọn vẹn Dương sự thủy mạt) gồm có những nội dung chính sau: Ghi chép về thời quân Pháp mới xâm lược nước ta, việc chiến thuyền Tây đến nước ta trước nhất, người Pháp đưa vua Hàm Nghi sang đày ở Angiêri, thành Gia Định bị hãm, Nguyễn Bá Nghi được sung làm khâm sai đại thần ở Biên Hoà,... Sách được chia thành 2 phần ebook, mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

4/6/2023 9:37:17 AM +00:00

Tập bài giảng Lịch sử văn minh thế giới - ĐH Luật TP. HCM

Tập bài giảng gồm 12 chương trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn minh Phương Đông cổ đại, văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Lưỡng Hà cổ đại, văn minh Ả Rập,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/5/2023 8:48:46 PM +00:00

Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1)

Đề tài nghiên cứu trình bày tổng quan lý thuyết tiếp cận hệ thống theo hướng văn hoá. Nghiên cứu mối liên hệ giữa văn hoá và văn học cũng như sự chuyển hoá của văn hóa vào trong tác phẩm văn chương. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ở nhà trường phổ thông hiện nay. Tiến hành tổ chức cho học sinh tiếp cận tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo hướng văn hoá..... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/5/2023 8:45:45 PM +00:00

Một số đặc điểm về đội ngũ tác giả văn học Bắc Cạn từ 1945 đến nay

Bài báo nói về một số đặc điểm cơ bản của đội ngũ tác giả văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay đó là: Hầu hết các tác giả văn học đều là con em các dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn; Bắc Kạn chính là chiếc nôi nuôi dưỡng và trưởng thành của nhiều cây bút dân tộc thiểu số Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đội ngũ tác giả văn học Bắc Kạn phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng và đã chung tay xây dựng lên một nền văn học địa phương độc đáo, giàu bản sắc dân tộc.

4/5/2023 8:38:50 PM +00:00

Tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung bộ

Bài viết tập trung làm rõ tục thờ cá Ông, tục thờ nữ thần Thiên Y A Na và tục thờ cúng âm hồn - ba tín ngưỡng tiêu biểu của cư dân ven biển Nam Trung bộ - ở các khía cạnh như nguồn gốc, đặc trưng và giá trị. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung bộ trong bối cảnh hiện nay.

4/5/2023 7:31:38 PM +00:00

Thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhất là từ khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bài viết làm rõ thực trạng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Thanh Hóa trong bối cảnh xã hội đương đại.

4/5/2023 7:30:09 PM +00:00

Hoạt động khai mỏ của người Hoa ở Đàng Ngoài: Một số tác động tới xã hội Đại Việt và Trung Hoa thế kỷ XVII-XIX

Bài viết đưa ra một số nguyên nhân nhằm lý giải sự xuất hiện các hoạt động khai mỏ của thương nhân và lao động người Hoa trong các mỏ khoáng sản ở vùng thượng du Đàng Ngoài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX; Phân tích và đánh giá một số tác động từ các hoạt động khai mỏ của người Hoa đối với Đại Việt và Trung Hoa trong giai đoạn này.

4/5/2023 7:28:41 PM +00:00

Tổng quan về đặc trưng văn hóa vật chất của các tộc người thiểu số vùng biên giới Việt - Trung

Bài viết tổng quan nghiên cứu về đặc trưng văn hóa vật chất của một số tộc người thiểu số ở vùng biên giới Việt - Trung, tập trung làm sáng tỏ những đặc trưng văn hóa về nhà cửa và ẩm thực của một số tộc người thiểu số có dân số lớn như Tày, Nùng, Thái, Hmông, Hà Nhì và cả tộc người có dân số ít là Pu Péo…

4/5/2023 7:28:08 PM +00:00

Nhận diện giá trị văn hóa tộc người trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang

Bài viết đặt ra vấn đề phương pháp, cách tiếp cận và một số quan điểm khoa học trong nghiên cứu nhận diện giá trị của di sản văn hóa trong chiến lược bảo tồn văn hóa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

4/5/2023 7:27:31 PM +00:00

Nghiên cứu địa lý văn hóa trên thế giới và lựa chọn ở Việt Nam

Bài viết cung cấp một góc nhìn tổng thể về nội hàm của địa lý văn hóa thông qua việc khái quát tình hình nghiên cứu địa lý văn hóa trên thế giới, nhìn lại hiện trạng nghiên cứu địa lý văn hóa tại Việt Nam và gợi mở một số hướng nghiên cứu.

4/5/2023 7:26:17 PM +00:00

Đặc trưng dấu ấn biển trong văn hóa Việt Nam với công cuộc phát triển bền vững kinh tế biển

Trong bài viết này, làm rõ những đặc trưng dấu ấn biển (trong đó văn hóa các tộc người ở vùng biển cận duyên và những giá trị, ý nghĩa của nó tác động rất lớn đến công cuộc phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam), đồng thời khẳng định tầm quan trọng và những tính chất của đặc trưng biển trong văn hóa Việt Nam đối với quá trình phát triển bền vững kinh tế biển hiện nay.

4/5/2023 6:49:35 PM +00:00

Người Việt và nền văn minh vật chất: Phần 2

Ebook Văn minh vật chất của người Việt: Phần 2 tiếp tục cung cấp cho độc giả những đặc điểm khác nhau trong văn minh vật chất của người Việt. Trong phần này, tác giả sẽ trình bày về: Sống dầu đèn chết kèn trống, mộ táng từ con thuyền đến ngôi mộ, đồ thờ tự đơn sơ và sang trọng, đồ trang sức, tấm áo manh quần, thập bát ban vũ nghệ, công nghệ kiến trúc, điêu khắc phật giáo phù điêu đình làng và tranh dân gian, cử chỉ thông thường của người Việt,… Mời các bạn cùng tham khảo.

4/5/2023 6:33:10 PM +00:00

Người Việt và nền văn minh vật chất: Phần 1

Cuốn sách Văn minh vật chất của người Việt viết về văn minh vật chất tại Việt Nam trong thời đại tiền công nghiệp, được phát hành năm 2011 của nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng. Nội dung sách được chia làm 5 chương bàn về nhiều khía cạnh đời sống, văn hóa, sinh hoạt của người Việt cổ như đời sống sinh hoạt của họ nói chung, về công cụ lao động, ẩm thực và sinh hoạt văn hóa. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo 3 chương đầu của cuốn sách sau đây.

4/5/2023 6:32:58 PM +00:00