Tài liệu miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Download Tài liệu học tập miễn phí Lịch sử - Văn hoá

Nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Huế (Tập 3): Phần 1

Cuốn sách Nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Huế được xuất bản nhằm công bố những thành quả nghiên cứu cũng như trưng cầu tư liệu hoặc tri thức của những người quan tâm. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết phần 1 ngay sau đây.

4/8/2023 10:58:51 PM +00:00

Nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Huế (Tập 3): Phần 2

Phần 1 cuốn sách Nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa Huế giới thiệu tới người đọc các nội dung: Nghiên cứu, đào tạo và bảo tồn tại khu di tích Huế giai đoạn 2005-2012, ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý bảo tồn lăng Tự Đức, vài suy nghĩ về cấu trúc các cổng kinh thành Huế,.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/8/2023 10:58:27 PM +00:00

Phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Phần 1

Cuốn sách Phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gồm nhiều bài viết là thu hoạch của mỗi cá nhân sau nhiều năm miệt mài công việc. Đề cập nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cũng còn nhiều vấn đề trong hoạt động đa dạng của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chưa được đề cập như: Vấn đề về quản trị bảo tàng, vai trò của hợp tác quốc tế, vấn đề đào tạo, dịch vụ bảo tàng... Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 chi tiết.

4/8/2023 10:57:58 PM +00:00

Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 5): Phần 2

Phần 1 cuốn sách Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giới thiệu tới người đọc các bài nghiên cứu về các nghề thủ công truyền thống, những cuộc hành trình thực và ảo, nghiên cứu văn hóa Thái, bảo quản, bảo tàng và công chúng, bảo tàng và công tác đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/8/2023 10:51:45 PM +00:00

Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 5): Phần 1

Phần 1 cuốn sách Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giới thiệu tới người đọc các bài nghiên cứu về phim dân tộc học, y học dân gian - cây thuốc nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/8/2023 10:51:28 PM +00:00

Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 2): Phần 2

Phần 2 cuốn sách Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giới thiệu tới người đọc các nội dung: Trưng bày ngoài trời - Những vấn đề bảo quản; truyền thông và công chúng; tư liệu nghe nhìn trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

4/8/2023 10:51:11 PM +00:00

Tuyển tập các nghiên cứu thuộc lĩnh vực Bảo tàng dân tộc Việt Nam (Tập 2): Phần 1

Cuốn sách Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Tập 2 lần này là sự tiếp nối tập I đã được NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1999. Đây là kết quả hoạt động khoa học và công tác nghiên cứu trong năm 1999 của các nhà khoa học trong Bảo tàng và các cộng tác viên của Bảo tàng. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

4/8/2023 10:50:53 PM +00:00

Những câu chuyện cảm động về Bác Hồ (In lần thứ 3): Phần 2

Cuốn sách Những câu chuyện cảm động về Bác Hồ có những điểm đáng chú ý về tư liệu, nghệ thuật kể chuyện, cách phân tích, tiếp cận bản chất sự việc, lời nói, từ đó tìm ra bài học ứng xử đối với cuộc sống hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

4/8/2023 10:50:40 PM +00:00

Những câu chuyện cảm động về Bác Hồ (In lần thứ 3): Phần 1

Phần do kính yêu Bác, phần do yêu cầu công việc, nhà báo Kim Nhật đã bỏ tâm lực trong nhiều năm để tìm hiểu, sưu tập, nghiền ngẫm và viết nên 26 bài viết nhỏ trong tập sách còn khiêm tốn mang tên Bác Hồ - những câu chuyện cảm động. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

4/8/2023 10:50:28 PM +00:00

Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ là mảng đề tài vô cùng rộng lớn, đòi hỏi có lẽ bây giờ và mãi về sau nó vẫn còn là đề tài phong phú đặt ra cho nhiều tác giả, nhà khoa học những vấn đề nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu khoa học về Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tác giả sẽ làm rõ các nghệ thuật quân sự trong các trận đánh chiến lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.

4/8/2023 10:49:13 PM +00:00

Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Bài viết Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay đưa ra được bức tranh cụ thể và đầy đủ về sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng Rồng trong tư duy văn hóa của con người Việt Nam, từ ý nghĩa văn hóa ban đầu.

4/8/2023 10:48:53 PM +00:00

Sức hấp dẫn của Hàn lưu đối với giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng

Trong phạm vi bài viết Sức hấp dẫn của Hàn lưu đối với giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa đại chúng, tác giả chọn ra một lĩnh vực tiêu biểu của Hàn lưu là điện ảnh để khái quát lên đặc trưng của trào lưu văn hóa này, tìm ra căn nguyên làm nên sức hấp dẫn của nó trong giới trẻ Việt Nam. Từ đó, người viết hi vọng sẽ góp phần cùng những nhà hoạch định chính sách tìm ra phương án hữu hiệu nhất để đưa Hàn lưu phát triển đúng hướng, biến nó thành sức mạnh mềm gắn kết tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt – Hàn trong bối cảnh mới đầy thử thách.

4/8/2023 10:48:46 PM +00:00

So sánh quá trình xâm nhập, hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX)

Nghiên cứu So sánh quá trình xâm nhập, hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX) nhằm làm rõ những điểm tương đồng và điểm khác biệt trong quá trình Công ti Đông Ấn Anh xâm nhập, hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó làm rõ hơn vai trò của EIC trong việc phát triển thương mại tại Ấn Độ, Đông Nam Á, kết nối hai khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mặt khác làm rõ những phản ứng của các nước Ấn Độ và Đông Nam Á trước sự xâm nhập của phương Tây, sự cạnh tranh thương mại của các công ti Đông Ấn của châu Âu tại phương Đông.

4/8/2023 10:45:37 PM +00:00

Những rào cản trong tiến trình giải quyết “Các vấn đề liên triều”

“Các vấn đề liên Triều” và những rào cản trong việc giải quyết “các vấn đề liên Triều” thời hậu chiến là một vấn đề khoa học cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Việc nghiên cứu Những rào cản trong tiến trình giải quyết “Các vấn đề liên triều” sẽ góp phần hoàn thiện các nghiên cứu về bán đảo Triều Tiên sau chiến tranh 1950 - 1953, làm rõ những yếu tố quốc tế và khu vực tác động đến những chuyển biến trên bán đảo Triều Tiên thời kì hậu chiến tranh Lạnh, và ở góc độ nào đó có thể giúp lí giải mối quan hệ phức tạp, thăng trầm trong quan hệ liên Triều.

4/8/2023 10:45:13 PM +00:00

Hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”

Đề tài Hình tượng Mẫu Thượng Ngàn từ truyền thuyết, chầu văn đến vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng” trình bày theo ba luận điểm lớn. Đó là giới thuyết, khảo sát về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong truyền thuyết, chầu văn và giới thiệu vở chèo “Bắc Lệ đền thiêng”; so sánh về hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các thể loại trên và cuối cùng là tìm hiểu về diễn xướng của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn qua các lễ hội, các bản văn chầu và trên sân khấu chèo. Qua đó, ta sẽ thấy được sự diễn tiến của hình tượng Mẫu Thượng Ngàn trong tâm thức dân gian cũng như thấy được ý nghĩa văn hóa của hình tượng này.

4/8/2023 10:44:53 PM +00:00

Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Dao và dân tộc Khơ Mú tại Thanh Hoá

Trong nghiên cứu Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Dao và dân tộc Khơ Mú tại Thanh Hoá, tác giả tiến hành mô tả và phân tích tác động của những nhân tố chủ quan đến năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Dao và dân tộc Khơ Mú tại tỉnh Thanh Hoá. Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo của hộ dân tộc thiểu số ít người giới hạn ở 2 chiều cạnh: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của hộ và những nhân tố thuộc về vốn vật chất để phát triển kinh tế của hộ.

4/8/2023 10:11:31 PM +00:00

Kỹ thuật sản xuất nón lá của làng nghề truyền thống thôn La Hà (Quảng Bình)

Bài viết Kỹ thuật sản xuất nón lá của làng nghề truyền thống thôn La Hà (Quảng Bình) đi sâu nghiên cứu tìm hiểu, hệ thống hóa và mô phỏng tất cả các công đoạn trong kỹ thuật sản xuất nón lá của làng nghề sản xuất nón truyền thống La Hà như kỹ thuật sơ chế nguyên liệu, kỹ thuật làm khung - vành, kỹ thuật chằm nón... Với cách tiếp cận về kỹ thuật làm nón một cách cụ thể, nghiên cứu này là nền tảng để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về kỹ thuật của các nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam.

4/8/2023 10:09:01 PM +00:00

Quan điểm liên minh công - nông trong chính sách kinh tế mới của Lênin

Đối mặt với một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu như nước Nga, câu hỏi mà các nhà lãnh đạo đặt ra lúc bấy giờ là làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện thực hiện chính sách kinh tế mới. Đảng Bolshevik, đứng đầu là Lênin đã tiến hành một cuộc thăm dò, thử nghiệm đầy khó khăn. Bắt đầu từ thực tế nước Nga, ông đã thực hiện cuộc tổng kết kinh nghiệm để rút ra những bài học lớn từ chính sách cộng sản thời chiến. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết Quan điểm liên minh công - nông trong chính sách kinh tế mới của Lênin để biết thêm nội dung chi tiết.

4/8/2023 10:01:04 PM +00:00

Nhận diện và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế” trong quá trình hội nhập quốc tế

Bài viết Nhận diện và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Thừa Thiên Huế” trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ đi sâu phân tích về vấn đề nhận diện và bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình hội nhập quốc tế: Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ của người Việt ở Thừa Thiên Huế. Từ đó làm rõ những giá trị của di sản văn hóa thờ Mẫu Tứ phủ của người Huế, những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo tồn loại hình di sản này.

4/8/2023 9:54:53 PM +00:00

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: định nghĩa lịch sự âm tính; biểu hiện của lịch sự âm tính; các chiến lược của lịch sự âm tính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 9:12:41 PM +00:00

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 3: Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 3: Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: lịch sự dương tính; chiến lược 1 - để ý đến người nghe; chiến lược 2 - nói phóng đại; chiến lược 3 - tăng cường hứng thú cho người nghe; chiến lược 4 - sử dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm (in-group identity markers);... Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 9:12:31 PM +00:00

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: quyền lực quan hệ; khoảng cách xã hội; mức độ áp đặt (ranking of imposition); giao tiếp nội văn hóa (Việt); giao tiếp giao văn hóa (Việt - Mĩ);... Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 9:12:21 PM +00:00

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 1: Lịch sự trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: các quan điểm khác nhau về lịch sự trong giao tiếp; phép lịch sự trong giao tiếp trong văn hóa người Việt;... Mời các bạn cùng tham khảo!

4/8/2023 9:12:10 PM +00:00

Lịch sử nước ta (Thơ) - Hồ Chí Minh

Lịch sử nước ta là một bài diễn ca lịch sử Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Bài thơ gồm 208 câu thơ lục bát dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Hai câu đầu bài thơ đã trở nên phổ biến và nổi tiếng trên khắp Việt Nam: “ Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. ” Mời các bạn cùng đón đọc.

4/8/2023 8:49:18 PM +00:00

Nội chiến ở Việt Nam 1771-1802: Phần 2

Nội chiến ở Việt Nam 1771 - 1802: Phần 2 trình bày giai đoạn thanh toán Nguyễn Tây Sơn. Phần này gồm có 3 chương cụ thể như sau: Chương V sự củng cố đôi bên ở thế giằng co, chương VI Gia Định và Phú Xuân đối đầu, chương kết tổng quan về lịch sử chấm dứt phân tranh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

4/8/2023 8:48:54 PM +00:00

Nội chiến ở Việt Nam 1771-1802: Phần 1

Nội chiến ở Việt Nam 1771 - 1802 đã từ lâu được coi là một kiệt tác sử học, đem lại cả giải thưởng lẫn danh tiếng cho sử gia Tạ Chí Đại Trường. Thoát khỏi sự ràng buộc do định kiến hay lập trường chính trị, tác phẩm đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18. Cấu trúc cuốn sách gồm có 7 chương, phần 1 sau đây gồm có 4 chương, trình bày về sự tan rã ở Nam Hà (1771 - 1785), sự tan rã Bắc Hà và phản ứng dội ngược khi Tây Sơn bành trướng (1786 - 1789). Mời bạn đọc cùng tham khảo.

4/8/2023 8:48:44 PM +00:00

Lam Sơn thực lục (Truyện Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn)

Lam Sơn thực lục là tác phẩm ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống nhà Minh (1418-1427). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa. Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực. Tác phẩm được Mạc Bảo Thần dịch năm 1944, NXB Tân Việt tái bản lần thứ 3 năm 1956. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

4/8/2023 8:48:13 PM +00:00

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2): Phần 2

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2): Phần 2 trình bày toàn bộ quá trình phát triển, thắng lợi của các phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh từ 1918 đến nay, các công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước đang phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

4/8/2023 8:48:00 PM +00:00

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2): Phần 1

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 2) gồm có 2 phần. Phần 1 đề cập khái quát những vấn đề cơ bản về quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 đến nay; trình bày về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

4/8/2023 8:47:47 PM +00:00

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 1): Phần 2

Giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Quyển 1): Phần 2 gồm có 3 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương I Các nước tư bản giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918 - 1939), chương II các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chương III các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

4/8/2023 8:47:35 PM +00:00