Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Nhân tố văn hóa trong đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật (Trên ngữ liệu các thành ngữ và tục ngữ)

Ở mỗi ngôn ngữ, thành ngữ được tàng trữ và lưu giữ theo cách riêng, do đó khi những người bản ngữ khác nhau giao tiếp, dù muốn hay không, đều phải bằng mọi cách có được một kênh hiểu biết chung giữa người phát và người nhận. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để cùng tìm hiểu nhân tố văn hóa trong đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật.

12/28/2020 4:13:14 PM +00:00

Đây đi đây đây!”: Vai trò của trật tự từ đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bài viết xem xét vai trò của trật tự từ trong câu tiếng Việt. Sự thay đổi trật tự từ được xem như là phương thức ngữ pháp để biểu thị một số loại ý nghĩa và chức năng ngữ pháp.

12/28/2020 4:13:07 PM +00:00

Vấn đề biểu hiện tình thái trong tiếng Việt với việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bài viết này đặt vấn đề phân biệt các quán ngữ tình thái với các tổ hợp từ tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. Áp dụng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ, cải biến có thay đổi nghĩa và cải biến không thay đổi nghĩa, chúng tôi cố gắng tìm ra những dấu hiệu hình thức phân biệt quán ngữ tình thái với những tổ hợp tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu.

12/28/2020 4:13:00 PM +00:00

Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt (Đối chiếu với tiếng Anh)

Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh.

12/28/2020 4:12:34 PM +00:00

Bàn về ý tưởng sáng tạo trong dịch văn học - nghệ thuật

Bài viết nhằm góp thêm tiếng nói bàn về những ý tưởng sáng tạo trong dịch thuật nói chung và dịch văn học-nghệ thuật nói riêng, nhận diện và đánh giá những ý tưởng sáng tạo trong một bản dịch cũng như phân tích một số thao tác, thủ thuật trong việc dịch để phát huy khả năng sáng tạo của dịch giả mà vẫn bảo đảm sự trung thành với nguyên tác và độ chuẩn xác của bản dịch.

12/28/2020 4:11:46 PM +00:00

The bicultural pragmatics of English as an international language

This paper explores the nature of English as an International Language from the point of view of the fit between language forms and cultural pragmatics. Some language forms can have different culturalpragmatic roles for different speakers, and some cultural-pragmatic roles can be differently expressed by different speakers. Some cultural-pragmatic roles have no direct linguistic realization in some varieties of EIL.

12/28/2020 4:11:10 PM +00:00

Từ việc dịch tác phẩm văn học Nhật Bản, suy nghĩ về việc dạy và học văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay

Qua bài viết của các tác giả vừa là nhà nghiên cứu Nhật Bản, vừa là giảng viên của các trường đại học, chúng ta có thể thấy rõ hơn tình hình giảng dạy và nghiên cứu văn học Nhật Bản ở một số trường đại học của Việt Nam hiện nay.

12/28/2020 4:10:50 PM +00:00

Dịch thơ và từ từ tiếng Hán ra tiếng Việt và ngược lại

Bài viết trình bày tiêu chí đánh giá dịch văn học; bàn về Tống từ, dịch Tống từ, dịch thơ Đường và dân ca Trung Quốc ra tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

12/28/2020 4:10:05 PM +00:00

Về thủ pháp dịch cải biến

Cải biến (adaptation) là một thủ pháp thường được sử dụng trong thực hành dịch, nhưng cho đến nay các nhà lí luận vẫn chưa có ý kiến thống nhất về ưu điểm và hạn chế của thủ pháp này. Có người quan niệm cải biến là một loại hình dịch, một quá trình sáng tạo, một thao tác cần thiết nhằm biểu đạt ý nghĩa của một phát ngôn và duy trì sự cân bằng của hoạt động giao tiếp liên ngôn ngữ.

12/28/2020 4:09:14 PM +00:00

Điển cố - định nghĩa, đối chiếu văn hóa và một số gợi ý giảng dạy

Bài viết này nghiên cứu bản chất của điển cố sử dụng trong văn học phương Tây và Việt Nam, nhấn mạnh khảo sát đối chiếu các bình diện ngôn ngữ, văn học, lịch sử, tôn giáo của điển cố để giúp người học hiểu các chức năng quan trọng trong biểu đạt tư tưởng.

12/28/2020 4:08:54 PM +00:00

Biện pháp dạy học tác phẩm tự sự ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp dạy học: Đọc sáng tạo với sự hỗ trợ của video và hình ảnh trực quan; Thuyết trình với sự hỗ trợ của nguồn tư liệu điện tử phong phú và hình thức trình chiếu thuyết trình hấp dẫn; Vấn đáp với nguồn giả thiết phong phú, có tính định hướng cao từ kho tài liệu điện tử và những hình thức trực quan hỗ trợ kích thích tư duy;...

12/28/2020 1:39:19 PM +00:00

Hành vi ngôn ngữ trách trong tiếng Việt

Nghiên cứu này hy vọng sẽ đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ tiếng Việt, là một nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu và học tập và là những gợi ý hữu ích có thể ứng dụng trong hoạt động giao tiếp của cộng đồng.

12/28/2020 12:44:48 PM +00:00

Một số yếu tố ngữ âm trong việc xây dựng tín hiệu thẩm mĩ của ngôn ngữ thơ ca

Bài viết tập trung trình bày một số yếu tố ngữ âm trong việc xây dựng tín hiệu thẩm mĩ của ngôn ngữ trong các văn bản thơ ca trữ tình trong SGK THPT hiện hành. Đó là những yếu tố nằm trong cơ cấu của một âm tiết: Âm đầu, vần và thanh điệu.

12/28/2020 12:44:42 PM +00:00

Một số biểu tượng nghệ thuật thể hiện tư tưởng thị tài trong thơ - phú trung đại Việt Nam

Sử dụng biểu tượng để thể hiện tư tưởng thị tài được xem là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng trong thơ – phú trung đại Việt Nam. Qua việc sử dụng biểu tượng nghệ thuật của các tác giả, có thể khái quát chúng thành hai nhóm cơ bản như sau: Các biểu tượng thể hiện sự khoe tài; Các biểu tượng thể hiện thái độ thương tài.

12/28/2020 12:44:33 PM +00:00

Tư tưởng hành đạo trong thơ chữ Hán của Đoàn Nguyễn Tuấn

Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?), hiệu Hải Ông, quê làng Hải Yên, huyện Quỳnh Côi (nay là làng Hải An, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình. Bài viết luận giải một cách hệ thống về con đường hành đạo của nhà nho Đoàn Nguyễn Tuấn trong thời loạn và sự thể hiện tư tưởng hành đạo ấy của ông qua thơ văn còn để lại.

12/28/2020 12:44:27 PM +00:00

Biểu tượng đất trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl S. Buck

Pearl Buck đã chọn đất nước Trung Hoa rộng lớn và đông dân nhất thế giới, chứ không phải là nước Mỹ quê hương bà, để làm “đất” nghệ thuật của mình. Qua biểu tượng đất trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất, Pearl S. Buck đã chỉ ra mối quan hệ cơ hữu giữa đất và người, niềm tự hào về lãnh thổ giang sơn của mỗi một con người.

12/28/2020 12:44:20 PM +00:00

Không gian biểu tượng trong tiểu thuyết Núi thần của Thomas Mann

Bài viết sẽ chỉ ra đặc điểm của không gian biểu tượng trong tiểu thuyết Núi thần với ngọn núi ở Davos và an dưỡng đường Sơn Trang. Ngọn núi Davos, mang âm hưởng của núi thần trong truyện cổ Grimm, là không gian trải nghiệm và thử thách đối với các nhân vật, đặc biệt với Hans Castorp.

12/28/2020 12:44:14 PM +00:00

Chủ đề tình yêu trong kịch thơ Sơkuntơla của Kaliđasa

Trong nền văn học Ấn Độ, Kaliđasa vẫn luôn chiếm “địa vị độc tôn chúa thơ” và kịch thơ Sơkuntơla là tác phẩm mẫu mực của quy phạm sân khấu triều đình. Trong tác phẩm Sơkuntơla, nhà thơ Kaliđasa đã tập trung ngòi bút của mình để ca ngợi tình yêu trong sáng, thuỷ chung.

12/28/2020 12:44:07 PM +00:00

Màu sắc huyền thoại trong miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi Mahabharata

Xuất phát từ nhận xét về mối quan hệ giữa thần linh và người anh hùng trong Mahabharata của nhà nghiên cứu người Pháp Georges Dumézil, người viết đã phân tích và chứng minh những biểu hiện của mối quan hệ này qua văn bản sử thi Mahabharata.

12/28/2020 12:44:01 PM +00:00

Biểu tượng cừu trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Murakami là nhà văn có biệt tài trong việc sử dụng biểu tượng. Ngoài Mèo, Giếng, Bức tường,… Cừu là loại vật gần gũi trong cuộc sống của ông đã trở thành một trong những biểu tượng độc đáo. Nghiên cứu góp phần không nhỏ trong việc làm tăng thêm các tầng bậc ngữ nghĩa trong truyện kể của nhà văn, đồng thời khẳng định thêm nữa dấu ấn văn hóa Nhật Bản trong bản sắc tự sự Murakami.

12/28/2020 12:43:55 PM +00:00

“Nhại” và “tối giản” trong cô nàng cửa hàng tiện ích của Murata Sayaka

Cô nàng cửa hàng tiện ích là tiểu thuyết thứ 10 của nữ văn sĩ trẻ Nhật Bản Murata Sayaka. Bằng lối kể chuyện dung dị nhưng không kém phần hóm hỉnh, bằng văn phong hậu hiện đại với những biểu hiện như nhại (parody) và tối giản (minimalism), thông qua nhân vật chính Keiko, tác giả đã đưa ra thông điệp về một kiểu nhân vật mới của thời hiện tại: Nhân vật vô tính.

12/28/2020 12:43:48 PM +00:00

Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì

Trong bối cảnh Văn học so sánh với tư cách một hệ thống lí thuyết và phương pháp luận được tiếp nhận và ứng dụng một cách khá “nhỏ rọt” ở Việt Nam, đồng thời cũng chưa được xây dựng thành một chuyên ngành đào tạo độc lập trong hệ thống các khoa, trường đại học ở Việt Nam; những vấn đề mà bài nghiên cứu này đặt ra và tiến hành giải quyết do đó có tính thời sự và ý nghĩa học thuật nhất định.

12/28/2020 12:43:42 PM +00:00

Trào lưu “thơ mông lung” trên thi đàn Trung Hoa nửa sau thế kỉ XX

Sau giai đoạn mười năm động loạn Đại cách mạng văn hoá, văn học Trung Quốc bước sang “thời kì mới” với những nỗ lực kiếm tìm sự đột phá trên phương diện nghệ thuật. Bài viết thêm một lần nhìn nhận lại những giá trị không thể phủ nhận của trào lưu thơ ca độc đáo này, góp thêm tiếng nói tham gia vào cuộc đối thoại trên.

12/28/2020 12:43:36 PM +00:00

Đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Trong xu hướng chung, chuyển kiểm tra – đánh giá từ “tập trung vào kiến thức” sang “tập trung vào năng lực”, bài viết giới thiệu những kết quả nghiên cứu có được về việc đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.

12/28/2020 12:43:23 PM +00:00

Một hướng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa (qua trường hợp trường từ vựng “thức ăn”)

Bài viết đề xuất một hướng giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng liên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa. Bằng cách ứng dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm, chúng tôi mong muốn giúp người học rút ra các công thức tư duy để hiểu được đặc trưng cấu trúc và ý nghĩa của trường từ vựng tiếng Việt

12/28/2020 12:43:16 PM +00:00

Truyện ngắn Bùi Hiển - cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người

Truyện ngắn Bùi Hiển thể hiện “một tâm hồn đôn hậu”, một cái nhìn trìu mến, tin yêu với con người. Cái nhìn đó được thể hiện qua rất nhiều trang viết về người nông dân xứ Nghệ, về những người trí thức tiểu tư sản, về những nạn nhân của chiến tranh. . . . Tất cả đều được soi chiếu qua tấm lòng cảm thông với cái nhìn tin tưởng, yêu mến và trân trọng.

12/28/2020 12:43:10 PM +00:00

Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy

Nét đẹp văn hóa vùng cao được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt là thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước.

12/28/2020 12:43:04 PM +00:00

Giọng điệu trần thuật của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX - sự biến đổi theo hướng hiện đại

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đã dần bước vào quỹ đạo của văn học hiện đại. Đặc biệt, từ những năm 1920 trở đi, với sự xuất hiện của nhiều cây bút tân học, văn học, đặc biệt là truyện ngắn đã có nhiều dấu hiệu đổi mới. Chỉ xét riêng ở phương diện giọng điệu trần thuật, có thể thấy, nhiều truyện ngắn giai đoạn này đã có những biến đổi quan trọng, thể hiện xu hướng hiện đại hóa rõ nét.

12/28/2020 12:42:26 PM +00:00

Ý nghĩa của địa danh Khánh Hòa thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ

Trong địa danh học, bên cạnh các vấn đề nghiên cứu như cấu tạo địa danh, phương thức định danh thì việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Bài viết trình bày đặc điểm ý nghĩa của địa danh được thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Khánh Hòa.

12/28/2020 10:27:13 AM +00:00

Giá trị của thơ Minh Mạng

Theo Đại Nam thực lục (bộ chính sử đồ sộ của triều Nguyễn), Vua Minh Mạng lúc sinh thời đã sáng tác rất nhiều bài thơ và được in trong Ngự chế thi sơ tập đến Ngự chế thi lục tập, tổng số gần 4000 bài thơ. Bài viết lý giải nguyên nhân, mục đích và giá trị của thơ ngự chế do vua Minh Mạng sáng tác.

12/28/2020 10:27:01 AM +00:00