Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pu Péo

Bài viết này hướng đến hai mục tiêu: (1) Miêu tả hệ thống từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pu Péo; (2) Phân tích ngữ cảnh sử dụng gắn với hoàn cảnh giao tiếp và đặc trưng văn hóa được thể hiện qua các từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pu Péo.

5/4/2020 10:46:57 AM +00:00

Trạng thái ngôn ngữ các dân tộc thuộc nhóm Khơ Mú ở Việt Nam

Mục đích của bài viết này là chỉ ra những điểm chung và riêng trong trạng thái ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Khơ-mú (Khmuic) gồm: Khơ-mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu.

5/4/2020 10:46:51 AM +00:00

Thử đề xuất hướng giải quyết các tranh luận về một số nội dung của truyện cổ dân gian

Bài viết trình bày sự không phù hợp với quan niệm hiện nay của một số loại hình văn hóa dân gian, đề xuất hướng giải quyết các tranh luận về một số nội dung của truyện cổ dân gian.

5/4/2020 10:44:03 AM +00:00

Khai sinh chữ Quốc ngữ (từ 1620 đến 1659)

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Francisco de Pina hay là buổi bình minh của chữ Quốc ngữ, xét lại công lao của Alexandre de Rhodes, dấu ấn “Nói Quảng” trong quá trình La ngữ âm hóa tiếng Việt.

5/4/2020 10:38:15 AM +00:00

Văn học dân gian trong đời sống của cộng đồng người Thái ở Nghệ An

Trong văn hóa thì văn học là loại hình, lĩnh vực quan trọng thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người. Người Thái là dân tộc thiểu số có đời sống văn hóa rất phong phú, đa dạng và có vai trò quan trọng ở vùng miền Tây Nghệ An. Nền văn học dân gian Thái là di sản nghệ thuật quý báu, phản ánh rõ nét đời sống văn hóa - xã hội của tộc người và đóng vai trò quan trọng tạo ra các giá trị chuẩn để con người vươn tới, từ đó hình thành nên phẩm chất con người. Đồng thời, văn học là một trong những động lực trực tiếp góp phần xây dựng nên nền tảng tinh thần của cộng đồng và xây dựng, phát triển văn hóa.

5/4/2020 10:09:23 AM +00:00

Một số nét khái quát về kho tàng văn học dân gian M’nông

Mỗi một thể loại văn học dân gian M’nông nhiều khi chỉ là tên gọi để có thể có sự phân biệt tương đối, còn trong thực tế ít nhiều chúng đều có mối liên hệ với nhau và rất khó để tách bạch thành một thể loại cụ thể. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể văn hóa đa sắc màu của dân tộc M’nông, nó có tác dụng thắt chặt, củng cố mối quan hệ cộng đồng, làm cho người M’nông càng thêm yêu văn hóa, quê hương, xứ sở của mình hơn. Bài viết khảo sát một cách khái quát hai loại thể theo cách phân chia tạm thời của kho tàng văn học dân gian M’nông.

5/4/2020 10:09:17 AM +00:00

Dấu ấn tôn giáo trong ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn

Đối với nhà thơ Mai Văn Phấn, tôn giáo trở thành một yếu tố đặc biệt về tâm linh để nhà thơ cắt nghĩa và cảm nhận đời sống theo một góc nhìn mới mẻ. Tôn giáo có một ý nghĩa quan trọng trong khám phá đời sống hiện thực và tâm linh của nhà thơ. Tôn giáo đã trở thành nguồn cảm hứng không vơi cạn trong thơ Mai Văn Phấn. Hệ thống ngôn ngữ thơ mang dấu ấn tôn giáo thể hiện sự tiếp thu có chắt lọc và quá trình chiêm nghiệm về tôn giáo của nhà thơ. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi nghiên cứu dấu ấn tôn giáo trong ngôn ngữ thơ Mai Văn Phấn, đánh giá những đóng góp về nghệ thuật của Mai Văn Phấn trong quá trình cách tân, đổi mới thơ ca đương đại.

5/4/2020 10:08:26 AM +00:00

Kết cấu của thể loại vè

Bài viết này trình bày kết cấu của vè qua hai bình diện: Kết cấu theo lối tổ chức nội dung sự việc, gồm ba phần (phần mở đầu, phần miêu tả, kể lại câu chuyện, và phần kết thúc); và Kết cấu theo tính cách nhân vật, chia con người trong một tác phẩm làm hai tuyến. Đồng thời, bài viết cũng so sánh giữa kết cấu của vè với kết cấu của một số thể loại thuộc nhóm trần thuật của văn học dân gian khác (như truyện thơ, truyện trạng, truyện ngụ ngôn...). Trong điều kiện các nghiên cứu về vè hạn chế như hiện nay, vấn đề mà bài viết đặt ra sẽ ít nhiều có ích và là gợi ý quan trọng trong việc tìm hiểu về thể loại này

5/4/2020 9:55:24 AM +00:00

Định vị truyện Trạng trong dòng tự sự dân gian Việt Nam

Bài báo này nghiên cứu về truyện Trạng dân gian Việt Nam. Thông qua sự khác biệt của truyện Trạng, chúng tôi muốn khẳng định tư cách thể loại của truyện Trạng so với các thể loại cổ tích, ngụ ngôn, và truyện cười. Đặc biệt, trong bài viết này, chúng tôi phác thảo con đường vận động hình thành truyện Trạng dân gian Việt Nam. Qua đó, góp phần vào việc nghiên cứu truyện Trạng nói riêng và loại hình tự sự trong văn học dân gian nói chung.

5/4/2020 9:54:59 AM +00:00

Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung giới thiệu một số đặc điểm cơ bản về phương diện ngôn ngữ trong cuốn tiểu thuyết Nguyễn Du của Nguyễn Thế Quang như: Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại, và ngôn ngữ độc thoại. Qua đó làm nổi bật lên tư tưởng và chủ đề của tác phẩm cũng như góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm trong tiến trình vận động của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhất là với loại tiểu thuyết lịch sử.

5/4/2020 9:54:22 AM +00:00

Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trong một số sáng tác văn học nhà Nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX

Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX vận dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để chuyển tải những nội dung mới. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ qua các sáng tác bằng chữ Hán thì tinh tế, giàu giá trị biểu cảm, khơi mở nhiều trường liên tưởng; trong các sáng tác bằng chữ Nôm sử dụng hàng loạt từ bình dân, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân...

3/30/2020 4:27:33 PM +00:00

Bản sắc dân tộc qua thơ viết về thôn quê của Nguyễn Trãi và Bashô

Nguyễn Trãi và Bashô là hai tác giả tiêu biểu cho hai nền văn học trong khu vực Đông Á thời trung đại. Đặc biệt, thơ thôn quê của hai thi nhân đều mang vẻ đẹp độc đáo riêng của văn học Việt Nam và Nhật Bản. Những vần thơ mộc mạc, bình dị viết về thiên nhiên, con người thôn quê không chỉ thể hiện nhân sinh quan sâu sắc mà còn là niềm tự hào và tình yêu quê hương, xứ sở của các thi sĩ. Ẩn sau vần thơ Nôm của Nguyễn Trãi, thơ Haiku của Bashô là cảnh sắc và tâm hồn của mỗi dân tộc.

3/30/2020 4:27:18 PM +00:00

Một số tìm tòi, đổi mới thi ảnh trong thơ nữ Việt Nam sau 1975

Sau năm 1975, diện mạo thơ nữ Việt Nam có nhiều chuyển biến mới mẻ. Đa số ý kiến cho rằng, thơ nữ đang dần khẳng định vị thế của mình với những tín hiệu đổi thay như sự hiện diện của đội ngũ thơ nữ đông đảo, sự dấn thân vào những thể nghiệm khác lạ và sáng tạo ra những thành tựu nghệ thuật độc đáo… Luôn nỗ lực không ngừng, thơ nữ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại.

3/30/2020 4:27:10 PM +00:00

Quan niệm nghệ thuật và ý thức tổ chức ngôn từ thông tục của Nguyễn Huy Thiệp

Trong không khí những năm đổi mới, văn chương Việt Nam đã có bước chuyển mình đáng kể. Có những nhà văn đã tự vượt lên chính bản thân và nhận ra không thể viết như đã từng viết. Không khí đổi mới văn chương thực sự mang lại cho văn đàn Việt Nam sự khởi sắc.

3/30/2020 4:26:31 PM +00:00

Một số đặc điểm thơ Cao Bá Quát

Bài viết trình bày một số đặc điểm nổi bật của thơ Cao Bá Quát như: Thơ Cao Bá Quát - tiếng nói của một bản lĩnh và khí tiết cao cường, thơ Cao Bá Quát là tiếng nói của một tâm hồn giàu cảm thông, nặng trĩu suy tư về cuộc sống, về cõi nhân sinh và kiếp người,...

3/30/2020 4:26:24 PM +00:00

Những kĩ thuật phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu cơ bản

Bài viết giới thiệu và phân tích các kĩ thuật cơ bản để chuyển nghĩa từ ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) sang một ngôn ngữ khác trong giao tiếp, bao gồm: kĩ thuật sử dụng trường từ vựng; kĩ thuật sử dụng kí hiệu phân loại và kĩ thuật đặt câu hỏi. Đây là cơ sở lí luận cho lí thuyết phiên dịch NNKH, giúp rèn luyện kĩ năng phiên dịch NNKH.

3/30/2020 4:23:00 PM +00:00

Nhân vật hoàng đế trong văn chính luận trung đại Việt Nam từ thế kỉ X-XV

Bài viết đưa đến một cái nhìn khái quát về những đặc điểm của nhân vật hoàng đế trong văn chính luận Việt Nam từ thế kỉ X–XV, tiêu biểu như: Khẩu khí hoàng đế qua việc khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc; Hoàng đế trị vì bằng nền đức trị, nhân nghĩa và có tư tưởng thân dân...

3/30/2020 4:22:54 PM +00:00

Tiếp cận dân tộc học trong nghiên cứu du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX

Ra đời từ trong lòng của chủ nghĩa hậu hiện đại, phê bình dân tộc học được ứng dụng sớm với thể loại du kí để nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học hành trình với dân tộc học. Vấn đề dân tộc học cũng là một trong những nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nhưng chưa có ai nghiên cứu. Tiếp cận dân tộc học để nghiên cứu những nội dung này của thể loại du kí ở Việt Nam qua một số tác phẩm, chúng tôi làm rõ cách giải quyết vấn đề tâm lí dân tộc của các nhà văn du kí, đồng thời cũng làm rõ phương thức phản ánh của thể loại này ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

3/30/2020 4:22:00 PM +00:00

Các giới từ định vị “at, in, on” trong tiếng Anh và việc đối dịch sang tiếng Việt qua khung tham chiếu định vị

Dựa trên vai trò của khung tham chiếu dưới tác động của văn hóa điểm nhìn ở hai dân tộc Anh và Việt dùng làm tiền đề tri nhận trong việc đối dịch, bài viết trình bày sự biện giải của quá trình đối dịch về sự tương đồng cũng như khác biệt về mặt ngữ nghĩa của giới từ định vị “at, in, on” trong tiếng Anh với các đơn vị ngôn ngữ định vị tương ứng trong tiếng Việt qua những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đối tượng quy chiếu (ĐTQC) trong hệ quy chiếu định vị của giới từ định vị tiếng Anh được đồng hóa với người nói trong tiếng Việt [tương đồng về khung tham chiếu trong hệ quy chiếu định vị] thì ngữ nghĩa biểu hiện chuyển dịch của giới từ định vị “at, in, on” sẽ tương đồng với ngữ nghĩa biểu hiện của các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt. Ngược lại, ngữ nghĩa cấu trúc khác biệt được biểu hiện là do không có sự tương đồng về khung tham chiếu định vị trong hệ quy chiếu định vị.

3/30/2020 4:21:48 PM +00:00

Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh

Tiểu thuyết Đức Thánh Trần đã tái hiện một cách sinh động, độc đáo, mới lạ về hình tượng nghệ thuật Trần Quốc Tuấn, một trong những vị anh hùng dân tộc ưu tú nhất. Bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Trần Thanh Cảnh đã xây dựng thành công một Đức Thánh Trần với những phẩm chất tiêu biểu của một bậc vĩ nhân, trí tuệ trác tuyệt, dũng khí ngất trời và tột đỉnh của niềm khao khát giao hòa tình ái. Tác phẩm đã thể hiện thành công sự hòa hợp biện chứng của hai “trạng thái” trong đời sống của một người anh hùng. Điều đó khiến cho Đức Thánh Trần trở nên đặc biệt hấp dẫn.

3/30/2020 4:21:42 PM +00:00

Chiều kích thứ tư trong Mưa nguồn và lá hoa cồn của Bùi Giáng

Nghĩ về Bùi Giáng là nghĩ về thơ. Cuộc đời và thi phẩm của ông ẩn chứa khí chất thi vị khác thường, do đó, toàn cõi thơ Bùi Giáng là một trời sương dường như luôn luôn xa lạ và mê đắm. Bài viết muốn tìm hiểu liệu có phải chính vì sự vượt thoát trong thơ ca Bùi Giáng và sự tiếp cận thơ ca của ông không nằm chung chiều kích tri nhận đã khiến cho những thi phẩm của ông giăng mờ một màn sương khói hư ảo. Phải chăng, cõi thơ của ông biểu hiện sự tồn hữu ở một chiều kích khác. Thế thì những phương cách nào khả dĩ gợi mở con đường đi vào thơ ca “Sáu Giáng”? Chung quy, nội dung của bài viết là quá trình tìm hiểu đặc trưng chiều kích thứ tư trong thơ Bùi Giáng bằng phương pháp truy tìm động hướng.

3/30/2020 4:21:35 PM +00:00

Khuynh hướng hiện thực huyền ảo với việc xử lí đề tài trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Bài viết hướng tới tìm hiểu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua việc xử lí đề tài theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời đã chi phối mạnh mẽ đến việc đổi mới quan niệm đề tài trong tiểu thuyết đương đại, trong đó đáng chú ý là các đề tài chiến tranh, nông thôn và đô thị. Các đề tài này đã có trong tiểu thuyết truyền thống, vì vậy, để thấy được sự đổi mới trong việc xử lí chúng theo một khuynh hướng mới, bài viết đã sử dụng các phương pháp như so sánh, thống kê…

3/30/2020 4:21:29 PM +00:00

Diễn ngôn chính trị, xã hội trong tiểu thuyết đô thị Nam Bộ giai đoạn 1945-1954

Bài viết tìm hiểu mối quan hệ giữa chiến lược sử dụng ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương như là kết quả và công cụ của nhận thức, quyền lực trong xã hội mà nó được sinh thành. Trong giai đoạn 1945-1954, tiểu thuyết ở đô thị Nam Bộ vừa là kết quả vừa là động lực góp phần tạo ra và khuếch tán các diễn ngôn chính trị, xã hội đặc trưng cho vùng đất và cho giai đoạn lịch sử này như diễn ngôn tranh đấu yêu nước, diễn ngôn cải tạo xã hội và diễn ngôn đạo lí.

3/30/2020 4:21:17 PM +00:00

Cách xử lí vấn đề liên kết trong dịch thuật ngôn ngữ báo chí của sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết tìm hiểu cách sinh viên (SV) chuyên ngành biên-phiên dịch xử lí những vấn đề thuộc liên kết văn bản trong dịch thuật. Lí thuyết về liên kết văn bản được lấy từ Halliday (1976) và Trần Ngọc Thêm (1985). Cứ liệu được thu thập từ một tập hợp bốn bài dịch báo chí của 36 SV năm thứ 3 khoa Tiếng Anh Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy SV còn gặp khá nhiều khó khăn khi xử lí những vấn đề thuộc liên kết văn bản trong dịch thuật, trong đó khó khăn lớn nhất là tỉnh lược, rồi đến liên từ, và cuối cùng là quy chiếu. Khi gặp khó khăn, SV thường dựa vào các chuẩn mực của ngôn ngữ nguồn để xử lí bản dịch.

3/30/2020 4:20:49 PM +00:00

Vận dụng tình huống có vấn đề vào dạy học văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực tư duy phản biện

Trong quá trình giảng dạy, để phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh, nó đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chúng tôi áp dụng một số tình huống có vấn đề vào việc dạy văn xuôi tiếng Việt sau năm 1975 tại trường trung học theo hướng phát triển năng lực tư duy phê phán. Mục đích cuối cùng của việc áp dụng các tình huống trên là tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy phê phán một cách hiệu quả và tối ưu.

3/30/2020 3:03:49 PM +00:00

Những vấn đề cơ bản trong phát âm tiếng Anh và lỗi phát âm thường gặp ở học sinh

Bài viết nghiên cứu về những vấn đề cơ bản trong phát âm tiếng Anh và những lỗi phát âm thường gặp của học sinh. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

3/30/2020 2:46:37 PM +00:00

Định hướng dạy học đọc hiểu truyện “Hai đứa trẻ” ở lớp 11 trung học phổ thông theo thuyết kiến tạo

Trước yêu cầu nêu trên, việc đề xuất định hướng dạy học đọc hiểu truyện “Hai đứa trẻ” ở lớp 11 theo Thuyết kiến tạo là cần thiết để giúp giáo viên (GV) có thêm tri thức dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.

3/30/2020 2:46:25 PM +00:00

Lê Văn Hưu: Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam

Nước ta đã có trên bốn nghìn năm lịch sử, nhưng mãi đến thế kỷ XIII mới có người chép sử. Người được xem là nhà Sử học đầu tiên của Việt Nam chính là Lê Văn Hưu (1230-1372)(1) , vị Tiến sĩ khai khoa của Thanh Hóa, đồng thời là vị Bảng nhãn đầu tiên và trẻ nhất trong tổng số 48 vị Bảng nhãn của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam (1075-1919). Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về Lê Văn Hưu cũng như những đóng góp của ông cho nền sử học nước nhà, mời các bạn cùng tham khảo.

3/30/2020 10:19:18 AM +00:00

Xác định thứ tự thời gian giữa hai câu tiếng Việt chỉ quá trình để tóm lược

Trong nghiên cứu này, việc đề xuất một phương pháp tạo sinh câu kết hợp với các tiền giả định dựa trên sự phân loại các dạng câu quá trình theo tiêu chí của Functional Grammar tỏ ra có hiệu quả trong việc tóm lược những cặp câu được xem xét.

3/30/2020 9:41:50 AM +00:00

Tìm hiểu thực trạng giáo dục nhằm phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Bài viết tìm hiểu về thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về kĩ năng hợp tác của trẻ MG 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ).

3/30/2020 9:35:51 AM +00:00