Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Ẩn dụ ý niệm “con người là trang phục” trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ Tiếng Việt

Dựa trên việc vận dụng lí thuyết về ẩn dụ ý niệm của Ngôn ngữ học tri nhận trong sự nhấn mạnh đến vai trò của lí thuyết nghiệm thân (nghiệm thân tự nhiên và nghiệm thân xã hội), bài viết xem “trang phục” là miền nguồn ánh xạ tới miền đích “con người” để xác lập cấu trúc ẩn dụ ý niệm bậc trên con người là trang phục trong ca dao, thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt; từ đó mô tả và phân tích các ẩn dụ cấu trúc bậc dưới, như: con người/bộ phận của con người là “trang phục”, địa vị của con người là “trang phục”, hoàn cảnh của con người là “trang phục”, tình cảm của con người là “trang phục” để cho thấy một phần độc đáo trong ngôn ngữ, tư duy và văn hóa Việt.

8/29/2020 2:05:37 AM +00:00

Nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc tại Việt Nam – Giai đoạn từ đầu thế kỉ XXI đến năm 2019

Bài viết dựa trên 144 bài nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc đã công bố trên hai tạp chí Ngôn ngữ và Ngôn ngữ và đời sống trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2019.

8/29/2020 2:05:31 AM +00:00

Chối bỏ hệ giá trị và ý hướng tính lập thành sự hiện hữu thế tính trong tiểu thuyết “Mù khơi” của Thanh Tâm Tuyền

Bài viết khởi nguồn từ việc xác lập Thanh Tâm Tuyền với tư cách một tiểu thuyết gia. Bắt đầu bằng những trăn trở và truy vấn dai dẳng/ám ảnh của nhà văn đối với hiện hữu, chúng tôi bước vào tiểu thuyết Mù khơi để truy tìm con người chối bỏ hệ giá trị thuộc về bản thể nhân tính. Theo đó, chúng tôi phân tích và cho thấy sự ảnh hưởng của những ý hướng ấy trong việc cấu thành văn bản, nội giới văn bản.

8/29/2020 2:05:25 AM +00:00

Đỗ Long Vân và sự vận dụng tinh thần Marxist trong phê bình văn học

Bài viết trình bày những đối thoại và quan niệm của Đỗ Long Vân về phương pháp phê bình Marxist trong nghiên cứu văn học thông qua việc đọc và phân tích tiểu luận “Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong văn học sử” – một bài phê bình quan trọng nhưng ít được chú ý.

8/29/2020 2:05:13 AM +00:00

Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái

Bài viết giới thiệu đôi nét về nhân vật hài kịch trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: đặc điểm thể hiện, ý nghĩa của hình tượng nhân vật đối với cuộc sống. Hồ Anh Thái xây dựng các nhân vật hài đại diện cho nhiều hạng người trong xã hội nhưng chủ yếu là lớp trí thức thời “mở cửa” với nhiều thói hư tật xấu do tác động của cơ chế thị trường. Những bức chân dung hài kịch này được dựng lên dưới nhiều góc nhìn, trong nhiều cảnh huống. Bằng việc xây dựng kiểu nhân vật hài kịch hết sức độc đáo trong các sáng tác truyện ngắn của mình, Hồ Anh Thái đã góp một tiếng nói giàu giá trị nhân văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại.

8/29/2020 2:05:01 AM +00:00

So sánh từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hán

Bài viết trình bày một số nét đặc trưng trong thuật ngữ xưng hô của tiếng Việt và tiếng Hán; đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách xưng hô của hai ngôn ngữ; góp phần giúp ích cho việc tìm hiểu thêm về văn hóa và ngôn ngữ Việt - Hán.

8/29/2020 2:04:55 AM +00:00

Một phương thức tự sự đặc sắc trong truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất của Lỗ Tấn

Bài viết đề cập tới một trong những phương thức tự sự đặc sắc mà nhà văn đã sử dụng, qua một tác phẩm mà lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến nhiều, đó là truyện ngắn Tiếc thương những ngày đã mất.

8/29/2020 2:04:49 AM +00:00

Môi trường tự nhiên và hoạt động văn hóa của người Khmer Nam Bộ

Người Khmer tại Việt Nam có những hoạt động văn hóa mang đậm sắc thái tộc người. Các hoạt động văn hóa nổi bật như nghệ thuật sân khấu Dù Kê, lễ cúng Phước Biển được hình thành từ sự vận dụng không gian sống, vật liệu tự nhiên, điều kiện địa lý của người Khmer trong quá trình cải tạo vùng đất Nam Bộ. Bài viết làm rõ những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên trong hoạt động văn hóa của tộc người Khmer ở Nam Bộ thông qua hai hoạt động lễ hội trên này.

8/29/2020 1:55:16 AM +00:00

Cảm thức từ bi mang sắc thái Phật giáo trong văn xuôi sinh thái Việt Nam đương đại viết về động vật

Bài viết liên hệ tới những thông điệp xanh và xác định đặc điểm của chủ nghĩa nhân văn sinh thái trong phạm vi tác phẩm văn xuôi đương đại viết về động vật. Bài viết cũng nhấn mạnh khả năng góp phần kết nối văn học với những vấn đề thiết cốt của nhân loại về trách nhiệm con người trong việc phát triển bền vững.

8/29/2020 1:54:46 AM +00:00

Sắc màu văn hóa thổ cẩm truyền thống của người Tày Cao Bằng và người Lào Điện Biên trong dòng chảy văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam

Bài viết bàn về những môtíp trang trí hoa văn trên thổ cẩm của dân tộc Tày Cao Bằng và dân tộc Lào Điện Biên, để từ đó rút ra được những giá trị văn hóa - xã hội và lịch sử, góp phần bao quát sắc màu văn hóa của hai dân tộc trong dòng chảy văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam.

8/29/2020 1:54:27 AM +00:00

Tìm hiểu biểu thức ngôn ngữ định danh trường học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội

Bài viết đi sâu nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ định danh trường học ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội từ góc độ cấu tạo và ý nghĩa qua đó thấy được những thông điệp, những triết lí giáo dục mà các nhà sáng lập muốn truyền tải.

8/29/2020 1:53:14 AM +00:00

Từ hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Trung Quốc đến hình tượng ngư tiều trong thi ca cổ điển Việt Nam

Nghiên cứu này cũng góp phần thể hiện sâu hơn mối liên hệ giữa các hình tượng trong văn học Trung Quốc và Việt Nam, khơi gợi những cảm nhận thẩm mỹ về một số cảnh tượng nghệ thuật trong văn học, từ đây có thể có thêm những cảm nhận trong hội họa và âm nhạc Trung Quốc.

8/29/2020 1:53:08 AM +00:00

Biểu tượng “mèo” trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Mèo là loài vật Murakami yêu quý và ông sử dụng loài vật này làm một biểu tượng đặc thù trong tác phẩm. Biểu tượng Mèo với Murakami mang nhiều ý nghĩa. Nó có thể là một phẩm chất tốt và cũng có thể làm đại diện cho một thuộc tính xấu nào đó của con người. Mèo có thể tồn tại trong thế giới thật và cũng có thể tồn tại trong thế giới ảo, mang một sức mạnh tinh thần nào đó.

8/29/2020 1:53:02 AM +00:00

Giải mã văn hóa Nhật Bản qua một số biểu tượng trong xứ tuyết của Kawabata Yasunari

Kawabata là một trong số những nhà văn có đóng góp không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật Phù Tang. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn đã phản ánh hiện thực cuộc sống, con người bằng những cách thức độc đáo. Trong đó, việc sử dụng biểu tượng để dẫn dắt mạch cảm xúc của nhân vật cũng như duy trì kết cấu toàn bộ tác phẩm là thủ pháp đặc trưng cho nhiều tác phẩm, đặc biệt với Xứ tuyết.

8/29/2020 1:52:56 AM +00:00

Vấn đề tác giả và nhân vật văn học trong tiểu thuyết người chậm của J.M.Coetzee

Bài viết phân tích quyền uy cũng như giới hạn của tác giả, nỗ lực của nhân vật vượt thoát khỏi tầm kiểm soát của tác giả và sự thay đổi của cả hai để xây dựng một mối quan hệ tích cực.

8/29/2020 1:52:50 AM +00:00

Một số hướng nghiên cứu tiểu thuyết hậu chiến ở Việt Nam

Tiểu thuyết thực chất cũng là một loại diễn ngôn. Nó chịu sự chi phối của nhiều loại mã như mã thể loại, mã ngôn ngữ, mã ý thức hệ, mã lịch sử... Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước, tiểu thuyết Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Bài viết trình bày một cách hệ thống về những hướng nghiên cứu trên trong đó đi sâu hơn vào tiểu thuyết của hai nhà văn tiêu biểu là Chu Lai và Bảo Ninh.

8/29/2020 1:52:44 AM +00:00

Thơ văn Thái Đình Lan và Đặng Huy Trứ trên con đường “viễn hành lân quốc”

Bài viết nỗ lực chỉ ra chân dung văn hóa độc đáo cũng như đóng góp riêng biệt của hai tác giả Thái Đình Lan và Đặng Huy Trứ đối với mối tương giao giữa hai vùng lãnh thổ lân bang dựa trên nhóm tác phẩm được hai ông sáng tác trong khoảng thời gian ngụ tại lân quốc.

8/29/2020 1:52:38 AM +00:00

Xây dựng các tình huống có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về xây dựng các tình huống dạy học có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản, theo hướng phát triển tư duy phản biện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu về phương pháp và mục tiêu của bộ môn Ngữ văn THPT theo chương trình mới hiện nay.

8/29/2020 1:50:48 AM +00:00

Khảo sát nội dung dạy học viết văn nghị luận xã hội trong chương trình ngữ văn 9 của bang Tenessee (Hoa Kì)

Bài viết này khảo sát, nghiên cứu về việc dạy học viết văn nghị luận trong một chương trình Ngữ văn trung học phổ thông cụ thể ở Hoa Kì, trong đó tập trung giới thiệu quy trình dạy học dạy học tạo lập văn bản nghị luận xã hội trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9 của Nhà xuất bản Pearson Education.

8/29/2020 1:50:42 AM +00:00

Truyện cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng và mĩ học tiếp nhận văn học của thiếu nhi

Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công rất lớn trong việc đặt nền móng cho nền văn học viết thiếu nhi hiện đại. Bên cạnh những câu chuyện về người thật, việc thật, những câu chuyện cổ tích viết lại của tác giả được đông đảo bạn đọc trẻ em say mê tìm đọc.

8/29/2020 1:48:21 AM +00:00

Thế giới nội tâm nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng

Bài viết chủ yếu khảo sát ba tiểu thuyết đã được Sơn Lê dịch ra tiếng Việt là Cửa hoa hồng, Những người đàn bà tắm, Thành phố không mưa; thông qua cách tiếp cận phân tâm học chỉ ra những chấn thương trong đời sống tâm hồn của người phụ nữ từ thuở ấu thơ, những khát vọng bản năng, nỗi cô đơn lạc lõng của người phụ nữ cũng như những mặc cảm ám ảnh tội lỗi của họ.

8/29/2020 1:48:15 AM +00:00

Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu – nhìn lại và hướng tới

Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử chức năng để tổng thuật lịch sử nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu từ cuối thế kỉ XIX cho đến hiện nay và chỉ ra các khuynh hướng nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu của từng giai đoạn.

8/29/2020 1:48:09 AM +00:00

Thể tài tống biệt trong thơ Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX

Thể tài thơ tống biệt gồm những tác phẩm mà chủ thể sáng tác là người ở lại viết để tiễn biệt một ai đó khi họ dịch chuyển không gian sống từ một nơi này đến một nơi khác. Trong thơ thế kỉ XVIII-XIX, thể tài này ghi nhận những đặc trưng ở cả nội dung và nghệ thuật.

8/29/2020 1:48:03 AM +00:00

Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự

Qua khảo sát các bài phỏng vấn nhà văn, thấy được những nền tảng đặc thù của lối viết hậu hiện đại, cũng như kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo, không chịu ảnh hưởng nhiều từ truyền thống văn chương Nhật mà là từ phương Tây.

8/29/2020 1:47:57 AM +00:00

Lịch sử nghiên cứu William Faulkner – phác thảo hành trình và xu hướng

Những khảo cứu của bài viết có ý nghĩa cung cấp thêm tư liệu thực tiễn cho các nhà nghiên cứu Faulkner ở Việt Nam, đồng thời góp thêm một đoán định về triển vọng nghiên cứu Faulkner ở Việt Nam.

8/29/2020 1:47:51 AM +00:00

Tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ XX ở Việt Nam từ phương diện nghiên cứu, phê bình sau năm 1986

So với dịch thuật và nghiên cứu, phê bình tiểu thuyết Đức thế kỉ XX ở Việt Nam sau năm 1986 chưa có nhiều thành tựu. Tiểu thuyết gia Đức thế kỉ XX được nghiên cứu nhiều nhất ở Việt Nam là Franz Kafka. Một số nhà văn như Herman Hesse, Anna Seghers và Erich Maria Remarque dù được dịch nhiều ở Việt Nam nhưng việc tiếp nhận tác phẩm của họ qua nghiên cứu, phê bình lại hạn chế.

8/29/2020 1:47:45 AM +00:00

Tiểu thuyết võ hiệp – từ Kim Dung đến Cổ Long

Bài viết ngoài việc nhắm tới mô tả đặc sắc sáng tác của mỗi nhà văn, còn đồng thời phác họa bước tiếp nối của thể loại tiểu thuyết võ hiệp - một bộ phận quan trọng trong chỉnh thể văn hóa đại chúng của cộng đồng Hoa ngữ.

8/29/2020 1:47:39 AM +00:00

Đánh giá hiểu biết định lượng của học sinh lớp 8 sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng

Bài viết thực hiện đánh giá hiểu biết định lượng (HBĐL) của học sinh lớp 8, sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng. Các nhiệm vụ của nghiên cứu được thiết kế dựa trên mô hình HBĐL của Goos và cộng sự (2011) cùng với khung đánh giá HBĐL bốn mức độ do nhóm tác giả đề xuất.

8/29/2020 1:46:56 AM +00:00

Một số nghiên cứu bước đầu về đánh giá năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học của giáo viên, dựa trên khung TPACK

Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu về việc đánh giá năng lực tích hợp công nghệ trong dạy học (Integrating Technology in Teaching - ITT) của giáo viên, dựa trên khung TPACK.

8/29/2020 1:46:13 AM +00:00

Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki

Murakami Haruki là nhà văn hậu hiện đại đã sử dụng tính hỗn độn như là nền tảng tự sự trong truyện ngắn. Ông có thể kể một câu chuyện dung dị, một câu chuyện hoang đường, thậm chí là truyện thực hư lẫn lộn, nhưng không bao giờ ông né tránh sự hỗn độn.

8/29/2020 1:45:42 AM +00:00