Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Văn học di dân nhật bản trong bối cảnh toàn cầu hóa

Cho đến thời điểm gần đây nhất, khái niệm “văn học Nhật Bản” gần như chỉ dành cho những tác phẩm được sáng tác và xuất bản trên đất Nhật, bởi người Nhật thuần chủng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới văn chương cũng được xét lại. Văn học di dân Nhật Bản dần có một vị trí nhất định trong dòng chảy văn chương Phù Tang.

12/28/2020 9:25:53 PM +00:00

Diễn ngôn thơ Thanh Tâm Tuyền và quyền lực trì hoãn thời gian

Trong hệ quy chiếu với “chủ thể diễn ngôn”, thơ Thanh Tâm Tuyền thể hiện quyền lực xác lập mã thời tính hiện sinh. Cái tôi trình hiện tha nhân bằng hệ hình thông diễn “trì hoãn” thời gian. Cái tôi nếm trải những trạng thái hiện tồn. Cảm thức hiện sinh được thiết lập từ diễn ngôn thơ Thanh Tâm Tuyền với khuôn mặt đầy quyền năng của hữu thể.

12/28/2020 9:25:32 PM +00:00

Con người tha hóa - hiện thực đáng báo động trong sáng tác của Đoàn Lê

Qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã mổ xẻ, phanh phui sự băng hoại về đạo đức đang hoành hành trong xã hội từ đó đánh lên hồi chuông cảnh tỉnh con người nhìn nhận lại chính mình trước khi quá muộn.

12/28/2020 9:24:24 PM +00:00

Kĩ thuật “cấy chữ” trong thơ Lê Đạt

Một trong những cách tân về hình thức của Lê Đạt là tạo ra một “logic khác” trong hệ hình ngôn ngữ thơ. Trong đó, kĩ thuật “cấy chữ” thể hiện bước đột phá táo bạo của “phu chữ” để tạo ra những con chữ tinh khôi, trinh nguyên, những con chữ “nảy mầm” (Andre Breton).

12/28/2020 9:24:17 PM +00:00

Hiện thực lịch sử từ những “trích dẫn” lịch sử trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác

Nhà văn sử dụng ba cách xử lí để chuyển hóa một thời kì loạn li (1765 - 1792) của lịch sử Việt Nam trong dung lượng gần 2000 trang của cuốn tiểu thuyết, bao gồm “trích dẫn” y bản, biên niên ngắn gọn và lồng ghép có chọn lọc. Từ đó, hiện thực lịch sử trong Sông Côn mùa lũ ít bị biến dạng so với chính sử nhưng cũng không còn là những cuốn sử kí biên niên khô cứng.

12/28/2020 9:24:10 PM +00:00

Vấn đề văn bản ngự chế thi tứ tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt

Bộ Ngự chế thi tứ tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt là tập thơ thứ tư, đây là bản in trực tiếp từ ván in đang bảo quản tại kho lưu trữ Đà Lạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy tình trạng văn bản lộn xộn, văn bản thơ vua Thiệu Trị để lẫn lộn sang thơ vua Minh Mệnh.

12/28/2020 9:23:57 PM +00:00

Sự gắn kết giữa đạo và đời trong con người quản cơ Trần Văn Thành

Dưới góc nhìn lịch sử - văn hóa, bài viết đi sâu khám phá nét độc đáo trong con người Quản cơ Trần Văn Thành: Từ một thủ lĩnh giáo phái trở thành một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nổi danh đất An Giang nửa sau thế kỷ XIX. Ông đứng đầu giáo phái, tuyên truyền tư tưởng Tứ đại trọng Ân (trong đó có Ân đất nước) và rồi lại vận động nhân dân hiện thực hóa tư tưởng ấy bằng cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do chính ông lãnh đạo.

12/28/2020 9:23:44 PM +00:00

Tư duy lạ hóa trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt

Bóng chữ (1994) là một tập thơ có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với đời thơ Lê Đạt và cũng là một hiện tượng gây chú ý trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Sự xuất hiện của Bóng chữ trước hết là một bằng chứng về bản lĩnh của một người “lạc quan ngoan cố”, không gục ngã trước hoàn cảnh trong suốt 30 năm.

12/28/2020 9:21:44 PM +00:00

Những bài thơ về các hang động tại Ngũ Hành sơn của vua Minh Mệnh

Ngũ Hành sơn là một danh thắng đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng, nơi đây tập trung 5 ngọn núi tương ứng với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là ngũ hành. Trên Ngũ Hành sơn có nhiều hang động đẹp nổi tiếng đã làm say lòng bao văn nhân mặc khách, khiến họ phải đề thơ cảm tác trên vách các động này. Chính vì nơi đây nhiều vẻ đẹp như vậy, nên khi xa giá của vua Minh Mệnh đến đây, vua cũng có làm một số bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của từng hang, động và được in trong thơ ngự chế.

12/28/2020 9:21:31 PM +00:00

Tìm hiểu bài học giáo dục thiếu nhi qua chuyện hoa chuyện quả của Phạm Hổ

Bài viết tìm hiểu những bài học giáo dục đạo đức cho thiếu nhi qua tập truyện Chuyện hoa chuyện quả như: Bài học về cách ứng xử giữa những người thân trong gia đình; bài học về cách ứng xử trong tình bạn, tình thầy trò; bài học về ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước; bài học về sự ý thức trách nhiệm với bản thân, trên quan niệm của tác giả về nguồn gốc của mỗi loài hoa, quả trong cuộc sống.

12/28/2020 9:20:17 PM +00:00

Dạng thức chuyển hóa lời văn thành lời nói trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nguyên tắc tạo văn bản văn chương là chuyển từ lời nói (thông báo, giao tiếp hàng ngày) vào trong tác phẩm thành lời văn. Việc chuyển hóa này vốn đã rất khó vì phải lệ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng khi đã tạo lập được lời văn rồi, khát khao của nhà văn là làm sao lời văn được trở thành lời nói (ở cấp độ cao) để nó dễ dàng hòa nhập vào giao tiếp thường ngày của con người, song rất hiếm nhà văn làm được điều ấy.

12/28/2020 9:19:58 PM +00:00

Diễn ngôn về thế giới của khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam

Các nhà thơ Việt Nam theo khuynh hướng tượng trưng đã mang đến cho thi ca những diễn ngôn mới lạ, độc đáo, hiện đại về thế giới. Họ quan niệm thế giới vốn không mạch lạc, rõ ràng; đằng sau thế giới thực tại còn có một thế giới khác thực hơn. Vì thế, họ chủ trương khám phá nó và phát hiện ra sự tồn tại của cõi siêu hình, bí ẩn, huyền vi.

12/28/2020 9:19:45 PM +00:00

Cảm thức vô thường trong tiểu thuyết ngàn cánh hạc của Yasunari Kawabata

Vô thường là quan niệm của Phật giáo về một dòng chảy biến dịch không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian. Cảm thức này, người Nhật gọi là Mujôkan, đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm nghệ thuật của nhà văn nổi tiếng - Kawabata Yasunari.

12/28/2020 9:19:33 PM +00:00

Phức cảm hiện sinh - một lối dẫn vào thuyết nhân vị trong mình và họ của Nguyễn Bình Phương

Theo tư duy của chủ nghĩa hiện sinh, chết là khả năng đi đến chung cuộc của bản thể. Chết là tự do tuyệt đối của con người. Đó là sự trở về hữu thể uyên nguyên của phức cảm phi lí. Tôi là một thực thể, chứng minh sự hiện hữu của tôi. Nghĩa là tôi đảm nhận cái tôi hiện sinh. Đối diện với chết và sống, cái tôi quyết đoán và xác lập hay hủy diệt nhân vị.

12/28/2020 9:19:13 PM +00:00

Diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

Tính đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 cũng đã bộc lộ nhiều quan điểm, nhiều tiếng nói khác nhau trong lời nói hướng tới đối tượng. Ngôn ngữ đối thoại, đối thoại trong độc thoại nội tâm và sự phản biện, phê phán giữa các ý thức ngôn ngữ là hành trình kiến tạo diễn ngôn đối thoại với những cách tân đáng kể của các nhà tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.

12/28/2020 9:19:06 PM +00:00

Quan niệm “tác phẩm gởi tới người đọc” trong lí luận phê bình miền Nam từ 1954-1975

Từ năm 1954 đến 1975, do những điều kiện của lịch sử đất nước, văn học ở hai miền Nam Bắc có những phân hóa và khác biệt. So với miền Bắc, văn học miền Nam tiếp biến những ảnh hưởng ở cả hai mặt lí luận và thực tiễn của văn học Phương Tây sớm hơn. Đặc biệt, việc tiếp cận với Mĩ học tiếp nhận của trường phái Konstanz khiến vấn đề người đọc có chỗ đứng khá vững chãi trong lí luận phê bình miền Nam từ rất sớm.

12/28/2020 9:18:59 PM +00:00

Thơ Trần Đăng Khoa sau 1975 và sự tiếp nối của cái tôi trữ tình từ “góc sân đến khoảng trời

Trần Đăng Khoa là một hiện tượng của thơ ca đương đại Việt Nam. Trước 1975, Trần Đăng Khoa được biết đến như một thần đồng. Sau 1975, Trần Đăng Khoa trở thành người lính làm thơ. Có thể nhận ra trong thơ Trần Đăng Khoa một cái tôi trữ tình tiếp tục mạch thơ từ “góc sân” đến “khoảng trời”.

12/28/2020 9:17:51 PM +00:00

Thủ pháp hài hước đen trong văn học

Bài viết này, trên cơ sở làm rõ khái niệm hài hước đen, khảo cứu các biểu hiện của nó trong văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, chủ yếu là dòng văn học hậu hiện đại để làm rõ thêm thủ pháp ấy với người đọc.

12/28/2020 9:17:38 PM +00:00

Vấn đề văn bản bộ Ngự chế thi nhị tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt

Bài viết sẽ đưa ra những tờ văn bản nhầm lẫn giữa thơ vua Minh Mệnh và thơ vua Thiệu Trị, bên cạnh đó là bổ khuyết các bài thơ bị mất cho văn bản ở Đà Lạt thông qua bản ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Từ đó làm tiền đề để tiếp tục nghiên cứu nội dung các bài thơ của văn bản này.

12/28/2020 9:17:09 PM +00:00

Nhận dạng chữ viết: Những thành tựu, thách thức và hướng tiếp cận

Bài viết này sẽ tổng hợp những thành quả đạt được và những tồn tại, thách thức hiện nay trong lĩnh vực nhận dạng chữ viết đồng thời nêu lên những hướng tiếp cận mới cho hướng nghiên cứu này.

12/28/2020 9:16:41 PM +00:00

Phương pháp giáo dục trẻ trong tác phẩm “Totto chan bên cửa sổ” và bài học kinh nghiệm cho phụ huynh Việt Nam

Những phương pháp giáo dục trẻ được kể trong “Totto-chan bên cửa sổ” với bối cảnh xã hội nước Nhật vào thời gian đầu thế chiến thứ II nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị giáo dục. Những bài học đó ngày nay vẫn được áp dụng rất hiệu quả ở Nhật Bản và ngày càng cho thấy nhiều mặt tích cực. Xét về mặt địa lý, văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có nhiều nét tương đồng.

12/28/2020 9:16:20 PM +00:00

Đọc truyện đường rừng 1930 – 1945 qua những dấu vết kì ảo

Phạm vi tiếp nhận của vấn đề nghiên cứu này chủ yếu tập trung khai thác những mảnh ghép kì ảo của truyện đường rừng 1930 - 1945 qua kĩ thuật xây dựng nhân vật trong mối liên quan với những yếu tố kì ảo khác. Trên cơ sở đó hướng tới nhận diện, đánh giá về thế giới hình tượng nhân vật kì ảo trong các sáng tác của các cây bút đường rừng là hết sức đa dạng, mà trong đó mỗi nhân vật mang lại một biểu trưng nghệ thuật riêng.

12/28/2020 9:15:53 PM +00:00

Nét đặc sắc trong thủ pháp kể chuyện của Vũ Trinh qua Lan Trì kiến văn lục

Nội dung tác phẩm của Lan Trì tuy nói về những chuyện “kiến văn”, nhưng lại tránh được lối “tạp lục”, không sa vào chi tiết vụn vặt khá phổ biến trong văn xuôi trung đại. Lan Trì kiến văn lục không chỉ là một tác phẩm tiêu biểu trong dòng mạch truyện truyền kỳ trung đại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến văn học hiện đại chặng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

12/28/2020 9:15:40 PM +00:00

Các hiện tượng láy tiếng Việt

Bài viết nêu khái lược các hiện tượng của phương thức ngữ pháp này. Ở bình diện hình thái, chúng tôi xem từ láy là một yếu tố tâm để nhận dạng các hiện tượng biên (từ ghép mang hình thức láy, từ láy có phụ âm đầu là âm tắc thanh hầu). Ở bình diện cú pháp, chúng tôi lược tả về các dạng thường gặp của chúng (dạng láy của từ, hiện tượng iếc hoá, hiện tượng nói láy).

12/28/2020 9:15:34 PM +00:00

Nỗi lòng của vua Minh Mạng khi nghĩ về dân được thể hiện qua những bài thơ ngự chế

Là người đứng đầu đất nước, vua Minh Mạng rõ nhất vấn đề an dân, coi dân là gốc là kế sách để củng cố quốc gia. Do đó, vua Minh Mạng đã có nhiều chính sách cải cách để phát triển đất nước như: Trọng nông, ái dân, giảm tô thuế, cứu đói, tăng cường giám sát đê điều, khai khẩn đất hoang hóa, khơi thông sông ngòi. Những chính sách này không những được ghi trong chính sử mà còn được vua làm thơ để ghi lại.

12/28/2020 9:15:25 PM +00:00

Nhân vật huyền thuật trong tiểu thuyết Toni Morrison

Bài viết này nhằm tìm hiểu kiểu nhân vật huyền thuật - có sức mạnh tiên tri, trị liệu, thực hiện các nghi thức tẩy rửa và phục sinh. Họ có lai lịch mờ nhòe cùng sự xuất hiện kỳ ảo nhưng lại có khả năng dẫn đường và trợ giúp cho nhân vật chính trên con đường “phiêu lưu” khám phá gốc rễ, đồng thời là người nắm giữ các bí mật di sản của cộng đồng, thực hiện “nghi lễ” tâm linh để khai mở cánh cửa của thế giới huyền hoặc.

12/28/2020 9:15:18 PM +00:00

Một vài điểm nổi bật của văn xuôi Việt Nam hải ngoại sau năm 1975

Với những người Việt Nam tha hương, văn hóa – văn học là kênh giao tiếp hữu hiệu giúp họ gửi gắm nỗi niềm thầm kín của mình đối với cố hương. Ám ảnh quá khứ, mặc cảm về thân phận nhập cư, khát vọng hợp lưu và hội nhập luôn in dấu trong sáng tác văn xuôi của các nhà văn xa xứ.

12/28/2020 9:13:57 PM +00:00

“Infant-directed speech” và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em

Bài viết tổng hợp một số kết quả nghiên cứu ở nước ngoài về “Infant-directed speech”, qua đó soi chiếu vào tiếng Việt để xác định các hướng tiếp cận cơ bản nhằm đánh giá chính xác ý nghĩa của dạng thức ngôn ngữ này đối với sự phát triển của trẻ, góp phần cung cấp cứ liệu khoa học cho việc xây dựng các nội dung, biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em.

12/28/2020 9:13:22 PM +00:00

Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trên phương diện ngôn ngữ tiểu thuyết

Bài viết tập trung tìm hiểu sự hòa quyện giữa hai yếu tố Đông – Tây trong tiểu thuyết của nhà văn trên phương diện ngôn ngữ. Qua đó thấy được sự phá cách trong yếu tố nghệ thuật hiện đại mang tính tân kỳ nhưng vẫn đậm chất dân gian.

12/28/2020 9:12:45 PM +00:00

Nghiên cứu văn bia chùa Đà Nẵng

Đà Nẵng là vùng đất đã tiếp nhận Phật giáo người Việt ngay từ nửa cuối thế kỉ XV và phát triển liên tục đến ngày nay. Đà Nẵng hiện tồn tại một số ngôi chùa cổ mà trong đó còn lưu giữ nhiều văn bia có giá trị về mặt sử liệu. Bài viết này nghiên cứu về văn bia chùa Đà Nẵng từ 2 lĩnh vực: vấn đề văn bản học văn bia chùa Đà Nẵng và giá trị tư liệu của văn bia chùa Đà Nẵng.

12/28/2020 9:11:02 PM +00:00