Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Biểu tượng giang sơn trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Giang sơn là một biểu tượng lớn trong sáng tạo nghệ thuật truyền thống của phương Đông, có ảnh hưởng sâu đậm đến sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Biểu tượng giang sơn trong văn chương Nguyễn Công Trứ biểu trưng cho không gian quốc gia, dân tộc, chứa đựng khát vọng về sự nghiệp công danh của con người.

8/28/2020 8:41:28 PM +00:00

Quan điểm của R.Forgaty về tích hợp và cách vận dụng dạy học tích hợp ngữ văn - lịch sử theo định hướng giáo dục phổ thông mới

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của R.Forgaty về tích hợp, lí luận của việc tích hợp tri thức khoa học liên ngành văn sử, bài viết tìm cách nhận thức và mô tả lại các phương thức tích hợp, tương quan nội bộ giữa các phân môn Ngữ văn với các phân ngành trong khoa học lịch sử nhằm góp phần vào định hướng dạy học phát triển năng lực của người học, việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra có tích hợp các nội dung tri thức liên môn và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phổ thông.

8/28/2020 8:38:34 PM +00:00

Tính lai ghép của thể loại kịch bản phim truyện điện ảnh

Trong đời sống văn học, kịch bản phim truyện điện ảnh có sự lai ghép giữa tính kịch và tính tự sự. Giống như mọi kịch bản sân khấu, kịch bản phim truyện điện ảnh có nhân vật, kịch tính. Tuy nhiên, kịch bản phim truyện điện ảnh còn đậm nét tính tự sự, bản thân mỗi kịch bản luôn có cốt truyện của nó.

8/28/2020 10:46:13 AM +00:00

Rèn luyện kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp tích hợp tiếp nhận nội dung tác phẩm văn chương cho sinh viên ngữ văn - một biểu hiện của định hướng đào tạo ứng dụng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn hệ Đại học ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội được xây dựng theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE). Điều đó được thể hiện trong các học phần cụ thể, nhất là các học phần nghiệp vụ.

8/28/2020 10:45:53 AM +00:00

Vai trò, tiềm năng đào tạo của một số học phần thuộc nội dung giáo dục đại cương của trường Đại học Thủ đô Hà Nội đối với chương trình đào tạo giáo viên ngữ văn

Bài viết phân tích mối liên hệ giữa các học phần trong khối “Các học phần thuộc nội dung giáo dục đại cương” với yêu cầu đào tạo sinh viên sư phạm ngữ văn tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thấy rõ mối liên hệ đó cũng tức là sẽ có hướng khai thác bản chương trình đào tạo nhắm tới mục đích tăng cường tiềm năng đào tạo của các học phần trong khối “Các học phần thuộc nội dung giáo dục đại cương” đối với ngành sư phạm ngữ văn.

8/28/2020 10:45:29 AM +00:00

Quan niệm về hiện thực thậm phồn (Hyperreality) trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại

Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ hải ngoại về hiện thực thậm phồn. Chính sự cắt nghĩa và lý giải này đã thể hiện rõ nét một cảm quan hiện thực mới, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại.

8/28/2020 10:45:17 AM +00:00

“Hai vạn dặm dưới biển” của Jules Verne và những đặc sắc thể loại

Jules Verne là một trong những “cha đẻ” của thể loại truyện/tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. “Hai vạn dặm dưới biển” là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài viết phân tích đặc sắc của “Hai vạn dặm dưới biển” từ sự kết hợp giữa “chất khoa học viễn tưởng” và “chất tiểu thuyết”.

8/28/2020 10:45:10 AM +00:00

Triết lí hiện sinh trong thơ Lê Khánh Mai

Lê Khánh Mai là một trong những đại diện cho khuynh hướng triết lí hiện sinh trong thơ nữ Việt đương đại. Thơ Lê Khánh Mai chứa đầy những suy cảm, suy tưởng trong triết lí hiện sinh, triết lí về thân phận con người với những khắc khoải, âu lo trước hiện hữu và hư vô, sự sống và cái chết, cái thường hằng và cái vô thường.

8/28/2020 10:45:04 AM +00:00

Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945

Tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 một mặt vẫn giữ được đặc trưng thể loại, mặt khác sử dụng một số chất liệu của thể loại hồi kí. Người đọc nhận thấy cái hao hao giống thật giữa hiện thực trong tác phẩm và hiện thực ngoài đời của tác giả; giữa con người đời thực của tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm làm cho câu chuyện, sự kiện được kể chân thực và rõ nét hơn.

8/28/2020 10:44:58 AM +00:00

Đặc sắc của thiên nhiên thôn quê trong Thơ mới (1932-1945) từ góc nhìn sinh thái

Thiên nhiên là một trong những chủ đề xuất hiện nhiều trong văn học, đặc biệt là trong thơ ca. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ mới, những trang viết về thiên nhiên thôn quê đặt trong mối quan hệ với con người luôn chiếm một vị trí quan trọng.

8/28/2020 10:44:51 AM +00:00

Tiếp nhận văn học của người đọc đương đại

Trong đời sống hiện nay, con chuột máy tính và Internet đã trở thành người bạn thân thiết của con người, thậm chí là người bạn không thể thiếu với rất nhiều người. Với Internet, chiếc máy tính trở thành một kho thông tin và tri thức dường như vô hạn, đồng thời là một cầu nối đưa mọi người xích lại gần nhau, thế giới trở nên nhỏ bé hơn. Giữa cộng đồng cư dân mạng đông đúc ấy, có một bộ phận đã tham gia tích cực vào các hoạt động sáng tác, tiếp nhận và thưởng thức văn chương, và dần dần đã hình thành nên khái niệm “văn học mạng”. Vài năm gần đây, văn học mạng đang trở nên khá quen thuộc, và những người quan tâm đến văn học đương đại không thể không chú ý đến hiện tượng này.

8/28/2020 9:49:26 AM +00:00

Chương trình giáo dục đại học ngành tiếng Trung Quốc (Ngữ văn Trung Quốc)

Chương trình Cử nhân Ngữ văn Trung Quốc hướng đến đào tạo những cử nhân hoàn thiện cả về mặt kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng xử lý và có tinh thần, thái độ phục vụ tốt để đáp ứng tốt yêu cầu của công việc liên quan đến đất nước, con người Trung Quốc. Chương trình đào tạo Cử nhân ngữ văn Trung Quốc được thiết kế theo các định hướng : Văn hóa ngôn ngữ Trung Quốc, Biên phiên dịch tiếng Trung Quốc, Tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế thương mại.

8/28/2020 9:48:03 AM +00:00

Tạp chí Khoa học: Số 34/2019

Tạp chí Khoa học: Số 34/2019 trình bày các nội dung chính sau: Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ từ ấy của Tố Hữu, góc nhìn trẻ thơ qua tập thơ ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh, hệ thống biểu tượng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê, kết cấu truyện ngắn của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

8/28/2020 9:25:56 AM +00:00

Luận về những đặc điểm nổi bật của thơ chữ Hán thời Lê

Bài viết phân thành hai phần: một và hai. Phần một tập trung thảo luận ba nội dung chính: (1) Sáng tác thơ chữ Hán của vua quan khai quốc triều Lê, (2) Thơ giáo huấn trị quốc của Lê Thánh Tông, và (3) giao lưu giữa văn nhân Đại Việt và triều Minh.

8/28/2020 9:25:08 AM +00:00

Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh vừa mộc mạc, giản dị lại vừa sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn; dư âm của nó còn vang mãi qua các thế hệ và được bạn đọc nhiệt thành đón nhận.

8/28/2020 9:25:02 AM +00:00

Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật di chuyển cho sinh viên học tự chọn môn bóng bàn Trường Đại học Tân Trào

Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 07 bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật di chuyển cho sinh viên học tự chọn môn bóng bàn trường Đại học Tân Trào. Hiệu quả các bài tập được kiểm chứng thông qua quá trình thực nghiệm trên đối tượng là sinh viên Đại học Tân Trào tỉnh Tuyên Quang.

8/28/2020 9:23:21 AM +00:00

Vài điểm bất cập trong bài “từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” (sách giáo khoa Ngữ văn 8 hiện hành)

Bài học Từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội (SGK Ngữ văn 8) đặt mục tiêu học sinh đạt được kết quả “sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, nhận biết được biệt ngữ xã hội dựa trên cơ sở biết rõ đó là từ vựng của các tầng lớp xã hội, từ đó tránh lạm dụng các lớp từ này”. Bài viết này chỉ rõ chính điều này đã gây trở ngại cho việc dạy và học bài học đáp ứng mục đích đề ra.

8/28/2020 9:23:09 AM +00:00

Nghiên cứu, khảo sát việc đọc của trẻ em Việt Nam trong thời đại công nghệ

Bài viết sẽ lần lượt tìm hiểu, lý giải vấn đề thông qua các nội dung sau: Việc đọc trong truyền thống ở Việt Nam; tình hình đọc sách của trẻ em hiện nay và một số nhận xét, bàn luận.

8/28/2020 9:22:29 AM +00:00

Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ từ ấy của Tố Hữu

Giải mã biểu tượng là một trong những cách thức tiếp cận độc đáo, thú vị để hiểu được tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Cùng với phong trào thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng những năm 1930- 1945 cũng đã xây dựng được những hệ thống biểu tượng rất đa dạng, phong phú của riêng mình.

8/28/2020 9:22:09 AM +00:00

Góc nhìn trẻ thơ qua tập thơ ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh

“Ra vườn nhặt nắng” thật sự là một tập thơ dành cho trẻ em, viết cho trẻ em và viết về trẻ em. Những vần thơ giản dị của Nguyễn Thế Hoàng Linh đã mở ra một không gian rộng, đầy màu sắc để trí tưởng tưởng thỏa sức bay nhảy với một ý vị rất riêng. Tinh tế là khi tác giả dùng góc nhìn của đứa trẻ để quan sát cuộc sống, nghe hơi thở cuộc sống.

8/28/2020 9:21:51 AM +00:00

Hệ thống biểu tượng đặc sắc trong thơ tượng trưng Bích Khê

Trên cơ sở khảo sát hai tập thơ “Tinh huyết” và “Tinh hoa” (gồm 75 bài), tác giả nhận thấy biểu tượng xuất hiện dày đặc và có tính hệ thống. Bài viết đề cập đến các hệ thống biểu tượng: Hệ thống biểu tượng màu sắc; hệ thống biểu tượng “sáng loáng tợ trân châu”; hệ thống biểu tượng nhục thể; hệ thống biểu tượng kinh dị.

8/28/2020 9:21:36 AM +00:00

Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm “Tuyên hành ký trình”

Bài viết giới thiệu và đánh giá giá trị của tác phẩm “Tuyên hành ký trình”, đi sâu vào phân tích những câu thơ lục bát mô tả về Tuyên Quang ở các mặt vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, truyền thống văn hóa, tâm linh....

8/28/2020 9:21:23 AM +00:00

Kết cấu truyện ngắn của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học

Kết cấu là một trong những vấn đề nghiên cứu trung tâm của Tự sự học. Nếu chủ đề, đề tài là chất liệu tạo nên tác phẩm thì kết cấu chính là cách nhà văn bố trí, sắp xếp các chất liệu ấy để tạo thành một chỉnh thể thẩm mĩ thống nhất. Bài viết tìm hiểu những mô hình kết cấu phổ biến trong các sáng tác truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học.

8/28/2020 9:21:10 AM +00:00

Điển cố và điển tích trong thơ của tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại

Tác giả nhà nho ẩn dật là một trong những loại hình tác giả độc đáo, hình thành, vận động và phát triển gần như song song với tác giả nhà nho hành đạo trong suốt lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Với sự lựa chọn con đường thoái lui về lâm tuyền, sơn khê, nhà nho ẩn dật đã để lại một số lượng sáng tác lớn, có giá trị trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

8/28/2020 9:20:48 AM +00:00

Chân dung một số nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài

Tô Hoài là nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài. Hồi kí là thể loại in đậm dấu ấn phong cách của nhà văn. Hồi kí Tô Hoài đặc sắc, hé mở những kỉ niệm, dấu ấn cuộc đời ông, đặc biệt, những con người, cuộc đời, số phận… ông từng gặp, từng chứng kiến và chia sẻ. Bài viết tìm hiểu chân dung tự họa, chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời, chân dung con người nhỏ bé, đời thường qua hai tập hồi kí: Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999).

8/28/2020 9:20:28 AM +00:00

Bi cảm Aware trong hình tượng nhân vật tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót của Haruki Murakami

Bài viết đặt tác phẩm của nhà văn đương đại Haruki Murakami trong dòng chảy văn học dân tộc, từ đó khẳng định cốt lõi vấn đề “không nợ nần” văn chương Nhật Bản của nhà văn này. Đến với Biên niên kí chim vặn dây cót, chúng ta vẫn thấy một tâm hồn Nhật trân trọng những mỹ cảm văn hóa dân tộc.

8/28/2020 9:20:10 AM +00:00

Cái hay của tiếng Việt qua ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cho đến nay, có thể nói các nhà nghiên cứu đã tiếp cận Truyện Kiều của Nguyễn Du ở hầu hết mọi góc độ, khía cạnh, trong đó có khía cạnh ngôn từ với các phương diện như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, và cú pháp. Vì vậy, trong bài viết này không nhằm vẽ lại cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều mà chỉ tập trung làm rõ cái hay của tiếng Việt mà cấu trúc ngôn từ nghệ thuật của Truyện Kiều đem lại từ hai khía cạnh: ngữ âm – nhạc điệu, và từ vựng – tính đa nghĩa.

8/28/2020 9:19:36 AM +00:00

Diễn ngôn giới thứ hai thể hiện qua một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Y Ban

Bài viết tập trung khai thác một số truyện ngắn tiêu biểu của Y Ban viết về những người phụ nữ luôn có khát khao được hạnh phúc, khát khao được yêu thương, khát khao được thỏa mãn những nhu cầu bản năng đời thường của con người.

8/28/2020 9:19:23 AM +00:00

Tìm hiểu địa danh Tây Nam Bộ qua thể loại văn vần dân gian

Nghiên cứu dấu ấn địa danh được phản ánh qua thể loại văn vần dân gian sẽ giúp hiểu rõ hơn nhân sinh quan, thế giới quan của cư dân Tây Nam Bộ. Qua đó, chúng ta hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng... của con người Tây Nam Bộ trong suốt tiến trình lịch sử mở và dựng nước.

7/8/2020 9:36:26 PM +00:00

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở các trường tiểu học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Bài viết này tập trung giải quyết một số vấn đề lý thuyết về quản lý đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

7/8/2020 9:35:49 PM +00:00