Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Người kể chuyện đa tầng trong một anh hùng thời đại của M. J. Lermontov

Trong Một anh hùng thời đại, Lermontov đã sáng tạo được hình tượng người kể chuyện đa tầng. Đây là bằng chứng thú vị về hình thức “truyện lồng trong truyện” với tầng bậc người kể chuyện không hề giản đơn, mà khá phức tạp. Tác phẩm có tới năm “cái tôi”, năm người kể chuyện xưng “tôi”, tạo thành bốn bậc trần thuật.

8/29/2020 1:45:34 AM +00:00

Motiv “chuyện tình tay ba” trong văn học Nga

Văn học Nga có nhiều “chuyện tình tay ba” đặc sắc. Bài viết này phân tích các yếu tố tâm lí, tác động của hoàn cảnh, bản chất và kết cục của các “chuyện tình tay ba” trong Anna Karenina của L.Tolstoy, Sông Đông êm đềm của M.Sholokhov và Bác sĩ Jivago của B.Pasternak.

8/29/2020 1:45:28 AM +00:00

Kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối trong một số truyện vừa sau những năm 1880 của L.N. Tônxtôi

L.N.Tônxtôi không chỉ là nhà tiểu thuyết kiệt xuất. Di sản văn học đồ sộ mà đại văn hào để lại còn có hàng trăm truyện vừa, truyện ngắn xuất sắc, đa số được ông viết sau cuộc khủng hoảng tư tưởng có ý nghĩa “bước ngoặt” xảy ra vào những năm 1880, trong đó người đọc bắt gặp kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối chưa từng thấy xuất hiện ở những bộ tiểu thuyết trước đó.

8/29/2020 1:45:22 AM +00:00

Khoảnh khắc khai ngộ và sự dịch chuyển nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Raymond Carver

Raymond Carver (1939 – 1988), nhà văn Mỹ được xem là người có nhiều ảnh hưởng đến văn chương đương đại thế giới. Dẫu còn nhiều tranh cãi về khuynh hướng viết văn của ông nhưng không thể phủ nhận rằng, kiểu nhân vật trung tâm bị phá vỡ so với truyền thống là một trong những biểu hiện rất đặc trưng của lối viết mới, đem lại sự cộng hưởng và nhập cuộc đầy hứng khởi cho bạn đọc đương đại.

8/29/2020 1:45:16 AM +00:00

Khách quan hóa giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay

Đọc tiểu thuyết Việt Nam hiện nay, ta nhận thấy nghệ thuật khách quan hóa giọng điệu trần thuật xuất hiện khá phổ biến và để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Nó được biểu hiện chủ yếu ở việc nhà văn trần thuật, kể lại sự việc một cách trung tính, khách quan, tiết chế tối đa cảm xúc; lời kể chiếm vị trí chủ đạo so với lời miêu tả và lời bình luận, câu văn có sử dụng rất nhiều danh từ và động từ nhưng lại sử dụng rất ít tính từ, mĩ từ.

8/29/2020 1:45:04 AM +00:00

Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập

Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hội nhập là một nền văn học với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi, giọng điệu và phong cách; năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc sống, góp phần quan trọng làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc.

8/29/2020 1:44:58 AM +00:00

Ba phạm trù biện chứng trong tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa

Đặc biệt tư duy nghệ thuật cổ điển Trung Hoa thường nhấn mạnh sự thống nhất các mặt đối lập như giữa hư ảo với thực tồn, giữa hình hài bên ngoài với thần thái bên trong, giữa tĩnh tại và chuyển động, hình thành nên các phạm trù kép hư thực, hình thần, tĩnh động v.v. . .

8/29/2020 1:44:52 AM +00:00

Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng

Bài viết muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện.

8/29/2020 1:44:46 AM +00:00

Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955

Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955, nhất là phê bình tác phẩm chưa thực sự phát triển. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nó cũng từng bước thể hiện được vai trò tích cực trong việc xây dựng nền văn học mới – một nền văn học hướng về đại chúng.

8/29/2020 1:44:40 AM +00:00

Vai trò của một số phương tiện tình thái cuối câu trong phương ngữ Nam Bộ

Bài viết miêu tả những phương tiện tình thái cuối câu điển dụng; tình thái cuối câu trong phương ngữ Nam Bộ; làm tiền đề cho các nghiên cứu về vấn đề xung quanh phương tiện tình thái cuối câu trong phương ngữ Nam Bộ.

8/29/2020 1:42:51 AM +00:00

Tiếng Việt gốc Khmer trong ngôn ngữ bình dân ở miền Tây Nam Bộ - Nhìn từ góc độ cao dao

Bài viết nghiên cứu về không gian văn hóa, chủ nhân văn hóa và ngôn ngữ; Tiếng Việt gốc Khmer qua ca dao Tây Nam Bộ; những tiếng Khmer còn giữ nguyên gốc trong tiếng Việt và những từ Khmer được Việt hóa. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

8/29/2020 1:42:45 AM +00:00

Sự giao lưu về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam Bộ

Bài viết nghiên cứu sắc thái ca dao Nam Bộ; các yếu tố Hoa – Việt cùng tồn tại trong một câu ca dao từ đó hiểu hơn về sự giao lưu về ngôn ngữ giữa các dân tộc ở Nam Bộ.

8/29/2020 1:42:38 AM +00:00

Phương ngữ Nam Bộ - Nét đặc sắc của văn học đồng bằng sông Cửu Long cần lưu giữ

Bài viết nghiên cứu về phương ngữ Nam Bộ, phân tích nét đặc sắc của văn học đồng bằng sông Cửu Long cần lưu giữ và một số vấn đề khi sử dụng phương ngữ Nam Bộ để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và ngôn ngữ trước sự xâm thực của ngôn ngữ ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

8/29/2020 1:42:32 AM +00:00

Ngôn ngữ ca dao “tạo hình” hay “biểu hiện”

Bài viết tìm hiểu về ngôn ngữ ca dao và khẳng định đây là ngôn ngữ thơ với các kĩ xảo lựa chọn và kết hợp theo yêu cầu của thơ dù nó đi theo hướng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên hay mĩ hóa từ đó khai thác các phép chuyển nghĩa, các hướng khai thác ngữ nghĩa của từ, các phép kết hợp đặc sắc từ ngữ và cú pháp để thưởng thức, học tập cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt trong vốn cổ ca dao.

8/29/2020 1:42:26 AM +00:00

Nghệ thuật sử dụng điển cố trong ca dao đồng bằng Sông Cửu Long

Bài viết trình bày điển cố có nguồn gốc từ thi liệu, văn liệu văn học Trung Quốc; điển cố có nguồn gốc từ văn liệu văn học Việt Nam từ đó tìm hiểu nghệ thuật sử dụng điển cố trong ca dao đồng bằng Sông Cửu Long.

8/29/2020 1:42:20 AM +00:00

Mối quan hệ giữa tiền giả định và ý nghĩa hàm ẩn trong bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình

Bài viết ứng dụng lí thuyết tiền giả định của ngôn ngữ vào tìm hiểu bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” với hi vọng mang lại sự mới mẻ trong quá trình tiếp nhận văn học nói chung và bài ca dao này nói riêng.

8/29/2020 1:42:15 AM +00:00

Một vài nét tính cách của người Việt xưa được thể hiện qua ca dao, tục ngữ

Bài viết nghiên cứu một vài nét tính cách của người Việt xưa được thể hiện qua ca dao, tục ngữ như: tính kiên trì, bền bỉ; sự tôn trọng tình nghĩa; coi trọng nhân phẩm, danh dự để phản ánh những mặt tích cực, tiêu cực.

8/29/2020 1:42:08 AM +00:00

Môi trường tự nhiên, văn hóa và con người Nam Bộ trong tác phẩm Sơn Nam qua thành ngữ, tục ngữ

Bài viết khảo sát các nội dung của thành ngữ, tục ngữ mà Sơn Nam vận dụng trong một số tác phẩm văn xuôi và công trình biên khảo như: Hương rừng Cà Mau, Bà Chúa Hòn, Hình bóng cũ, Xóm Bàu Láng, Đồng bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa và văn minh Miệt Vườn.

8/29/2020 1:42:02 AM +00:00

Hình thức diễn xướng tác động đến sự hình thành kết cấu ca dao

Bài viết trình bày diễn xướng tác động đến hình thức đối đáp, nội dung của ca dao: ca dao có kiểu kết thúc rất đặc biệt do tác động của diễn xướng; diễn xướng tác động, tạo nên những biến đổi trong ca dao; biến đổi thể thơ ca dao do tác động của diễn xướng.

8/29/2020 1:41:56 AM +00:00

Dòng sông và cuộc đời (Tri nhận của người Việt về sông nước)

Bài viết tiến hành khảo sát một số từ ngữ, biểu thức ẩn dụ, hoán dụ từ nguồn dòng sông để thấy các ý niệm hóa về dòng đời, phân tích những trải nghiệm tự nhiên của con người với môi trường sông nước.

8/29/2020 1:41:50 AM +00:00

Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trong ca dao – dân ca

Bài viết nghiên cứu đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trong ca dao – dân ca thông qua các nội dung: đặc trưng của Nam Bộ thể hiện qua ca dao, dân ca; con người và văn hóa Nam Bộ trong ca dao - dân ca; cách nói cường điệu, phóng đại, từ ngữ địa phương trong ca dao – dân ca Nam Bộ.

8/29/2020 1:41:44 AM +00:00

Các từ đa tiết phương ngữ Nam Bộ trong ca dao, dân ca

Bài viết tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật, thơ dân gian của Nam Bộ; cấu tạo của lớp từ đa tiết, một số kiểu kết hợp từ chủ yếu qua từ địa phương trong ca dao, dân ca Nam Bộ.

8/29/2020 1:41:38 AM +00:00

Cách nói của người miền Tây Nam Bộ qua ca dao

Bài viết nghiên cứu về người miền Tây Nam bộ với câu nói, tiếng cười; những cách nói của người Tây Nam bộ thể hiện qua ca dao; chức năng của cách nói trong ca dao. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

8/29/2020 1:41:32 AM +00:00

Biểu tượng ngôn từ nghệ thuật là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể qua cứ liệu ca dao Nam Bộ

Bài viết chỉ ra biểu tượng từ nghệ thuật là từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể chủ yếu sử dụng biện pháp ẩn dụ, hoán dụ và ẩn – hoán dụ; góp phần giải mã những thông tin hữu ích về đời sống tình cảm, cách tư duy của người Việt Nam Bộ.

8/29/2020 1:41:24 AM +00:00

Ẩn dụ bản thể trong thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sông nước qua ý niệm hành trình đời người là hành trình của dòng sông

Bài viết nghiên cứu hành trình đời người là hành trình của dòng sông; cuộc đời là dòng sông, dòng đời là dòng sông, môi trường xã hội là nước, tư tưởng là dòng nước chảy. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

8/29/2020 1:41:18 AM +00:00

Quan hệ liên nhân chi phối các yếu tố lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Bài viết sử dụng phương pháp mô tả, phân tích mối quan hệ liên nhân giữa những người tham gia vào cuộc thoại, thống kê các cặp từ xưng hô tương ứng hay được sử dụng trong tiếng Việt; so sánh, đối chiếu với tiếng Nhật để tìm ra sự tương đồng, khác biệt về cách sử dụng cặp từ xưng hô trong hai ngôn ngữ; giúp người học tránh mắc lỗi trong giao tiếp.

8/29/2020 1:32:42 AM +00:00

“Trôi đi” để tìm lại chính mình trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

Bài viết đi sâu vào tìm hiểu sự “trôi đi” để tìm lại chính mình của từng nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời, ta cũng khám phá được góc khuất trong cuộc sống của những con người ở ven bờ sông Di và hiểu rõ và sâu sắc hơn về vấn đề đồng tính.

8/29/2020 12:45:35 AM +00:00

Khảo sát nghĩa liên nhân biểu hiện qua từ xưng hô của nhân vật trong tác phẩm “mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường

Dựa trên lí thuyết về quan hệ liên nhân, bài viết đi vào khảo sát từ xưng hô của nhân vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhằm khẳng định rằng: từ xưng hô không chỉ là phương tiện để xưng gọi trong giao tiếp mà còn có tác dụng tạo lập các quan hệ liên cá nhân trong quá trình hội thoại.

8/28/2020 11:57:16 PM +00:00

Đào tạo giáo viên ngành sư phạm Ngữ văn ở trường Đại học Hồng Đức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Thế kỉ XXI, thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt bởi tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đào tạo giáo viên tất yếu phải thay đổi, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách quyết định chất lượng nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

8/28/2020 11:56:19 PM +00:00

Đổi mới hoạt động xuất bản tạp chí khoa học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Trong những năm qua, công tác xuất bản tạp chí khoa học nhằm phổ biến các kết quả nghiên cứu của các cá nhân, tập thể các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã đáp ứng thực tế phát triển khoa học nói chung, khoa học xã hội nói riêng, góp phần làm cho khoa học xã hội phục vụ ngày một tốt hơn sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

8/28/2020 8:43:51 PM +00:00