Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

A.X. Griboedov - một trí tuệ vinh quang và cay đắng

A.X. Griboedov, bạn thân thiết của những chiến sĩ Tháng Chạp, tác giả vở hài kịch nổi tiếng “Khổ vì trí tuệ”, người sát cánh cùng A.X.Puskin và nhiều nhà văn tiến bộ khác đã kiên trì đấu tranh cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX

3/30/2020 9:35:11 AM +00:00

Vấn đề dịch thơ Maiakovski ở Việt Nam

Thông qua việc so sánh các bản dịch thơ Maiakovski của một số dịch giả Việt Nam, bài viết góp phần khẳng định một mệnh đề của lí thuyết Tiếp nhận văn học: Người dịch là một kiểu độc giả đặc biệt, bản dịch là một cách đọc, có vai trò định hướng và định giá nguyên tác.

3/30/2020 9:34:52 AM +00:00

Giai thoại – đặc điểm và bản chất thể loại

Giai thoại là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng đến nay, hầu như các nhà nghiên cứu chưa có sự nhất trí cao về đặc điểm thể loại này. Bài viết này tập trung vào những giác độ cơ bản nhất về lí thuyết thể loại.

3/30/2020 9:32:48 AM +00:00

Nghĩa biểu trưng của thành tố cơm trong thành ngữ tiếng Việt

Bài viết chỉ ra các nghĩa biểu trưng của thành tố “cơm” trong thành ngữ tiếng Việt. Kết quả phân tích nghĩa của yếu tố này trong thành ngữ góp phần cho thấy nghĩa biểu trưng của các thành tố trong thành ngữ là cơ sở để tạo nên nghĩa khái quát hóa, biểu trưng hóa của thành ngữ.

3/30/2020 9:32:39 AM +00:00

Những môtíp không gian được sử dụng trong ca dao tình yêu đôi lứa

Ca dao về tình yêu đôi lứa được sáng tác trong mối quan hệ tình cảm nam nữ ở nông thôn Việt Nam. Vì thế các môtíp không gian được sử dụng trong ca dao tình yêu đôi lứa thường là không gian gần, gắn liền với những hình ảnh làng quê rất đỗi quen thuộc như thuyền – bến, chiếc cầu, bờ ao, cây đa, giếng nước, sân đình…

3/30/2020 9:32:19 AM +00:00

Phát triển năng lực cho người học bằng hình thức tổ chức cho học sinh thuyết trình về văn bản

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Phát triển năng lực kiến tạo kiến thức của học sinh, tạo cho học sinh cơ hội thể hiện ý kiến cá nhân về văn bản, phát triển năng lực giao tiếp và kĩ năng đánh giá, tự đánh giá.

3/30/2020 9:31:51 AM +00:00

Đề tài Điện Biên Phủ trong tiểu thuyết Việt Nam 1954-1975

Đề tài Điện Biên Phủ được thể hiện khá nhiều trong văn học nghệ thuật. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, đã có 9 tiểu thuyết về đề tài này. Hầu hết đều là những tài liệu lịch sử quý giá, cung cấp cho bạn đọc nhiều tài liệu bổ ích về cuộc chiến Điện Biên.

3/30/2020 9:31:45 AM +00:00

Lý giải về sự xuất hiện của yếu tố tự sự ở các ngâm khúc trữ tình trong văn học Việt Nam trung đại

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng vai trò chủ đạo, thì ngâm khúc là những tác phẩm trữ tình trường thiên diễn tả tâm trạng đau buồn, u uất triền miên của con người. Làm thế nào để kéo dài hàng trăm câu thơ chỉ với mục đích phơi bày tâm trạng như thế

3/30/2020 9:30:32 AM +00:00

Tiểu thuyết phong tục – thành tựu quan trọng của văn hóa và văn học thời khai sáng ở phương Tây thế kỉ XVIII

Về mặt xã hội, các tiểu thuyết phong tục đã nói lên được một thực tế quan trọng của thời đại, rằng đây là thời đại “con người ý thức được sự có mặt của mình trên thế giới với tư cách là một tộc loại cá thể” hết sức sâu sắc.

3/30/2020 9:30:13 AM +00:00

Việc chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung sang một số loại hình nghệ thuật tại Việt Nam

Kim Dung là nhà văn kiếm hiệp Trung Quốc trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX. Tiểu thuyết của ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ảnh hưởng đến một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

3/30/2020 9:29:20 AM +00:00

Vấn đề nhận thức và xử lý chất liệu hiện thực của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế

Bài viết tiếp tục chỉ ra mối liên hệ giữa văn học và hiện thực, xác định rõ hơn chức năng nhận thức hiện thực, vấn đề xử lý chất liệu hiện thực của văn học.

3/30/2020 9:28:20 AM +00:00

Tản mạn về chữ và nghĩa của truyện Kiều qua một vài trường hợp

Bài viết đề xuất một cách hiểu có khác so với cách hiểu xưa nay về một vài chữ trong truyện Kiều của thi hào Tố Như.

3/30/2020 9:28:00 AM +00:00

Siêu hư cấu và sự Phục Hưng truyền thống tiểu thuyết trong thời hậu hiện đại

Bài viết khảo sát một số vấn đề lý thuyết của hình thức văn học siêu hư cấu, bao gồm những đặc trưng tiêu biểu và vai trò của hình thức đó đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết.

3/30/2020 9:27:53 AM +00:00

Tìm hiểu phạm trù dạng theo ngữ pháp tạo sinh

Giọng nói rất phổ biến trong tiếng Anh. Chuyển đổi câu chủ động luôn xuất hiện trong các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi về năng lực tiếng Anh theo Khung chung châu Âu để tham khảo. Các sinh viên tiếp tục học giọng nói, khó khăn hơn họ tìm thấy nó.

3/30/2020 9:27:47 AM +00:00

Vấn đề phản ánh hiện thực trong truyện nói trạng Ba Phi – từ góc nhìn thể loại

Bài viết này nhằm mục đích khẳng định: Truyện Ba Phi thuộc loại truyện nói trạng (nói khoác) là một thể loại truyện dân gian có tính quốc tế, có đặc điểm thi pháp và hoàn cảnh diễn xướng riêng so với truyện trạng.

3/30/2020 9:27:27 AM +00:00

Về sự nhận thức tác phẩm nghệ thuật văn học

Nội dung của bài viết nghiên cứu lĩnh vực quan sát; phác thảo sơ bộ vấn đề; điều chỉnh nhận thức phù hợp với cấu trúc cơ bản của đối tượng nhận thức; những xác quyết cơ bản về cấu trúc thuộc bản chất riêng của tác phẩm nghệ thuật văn học.

3/30/2020 9:09:24 AM +00:00

Về một kiểu kết cấu mới của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945: Kết cấu tâm lý

Trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào, đặc biệt là tác phẩm thuộc loại hình tự sự, nghệ thuật xây dựng kết cấu bao giờ cũng được các nhà văn chú ý nhiều hơn cả. Để đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn của một chỉnh thể nghệ thuật, tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 đã từ bỏ lối kết cấu của tiểu thuyết truyền thống để xây dựng lối kết cấu mới: kết cấu theo quy luật tâm lý. Với kiểu kết cấu này, nhà văn có nhiều cơ hội để đi sâu vào diễn tả, phân tích các diễn biến tâm lý nhân vật, thậm chí đặc tả cả một quá trình diễn biến của ý nghĩ, tình cảm trong nội tâm nhân vật. Việc xây dựng thành công và hiệu quả kiểu kết cấu này đã phản ánh trình độ tư duy mới mà các nhà văn đạt được để góp phần nâng cao tính hiện đại cho thể loại tiểu thuyết Việt Nam.

3/30/2020 9:09:18 AM +00:00

Tô Hoài và những luận bàn về văn chương

Trong quá trình viết văn, Tô Hoài hay dừng lại để rút kinh nghiệm và nhấn mạnh cho những gì ông đã tin tưởng. Xuất phát từ cuộc đời viết văn với sự từng trải đáng quý, từ Một Số Kinh Nghiệm Viết Văn Của Tôi (1959), Sổ Tay Viết Văn (1977) đến Nghệ Thuật Và Phương Pháp Viết Văn (1997), Tô Hoài đã đi xa hơn những kinh nghiệm của bản thân mà tiến đến những đúc kết về lí luận. Các tác phẩm về lí luận và kinh nghiệm sáng tác của Tô Hoài đề cập đến các lĩnh vực như: các thể loại văn học (thể loại kí, truyện), phương pháp sáng tác (cách quan sát và ghi chép; chữ, tiếng nói và câu văn). Những vấn đề mà Tô Hoài chia sẻ có thể xem như một sự bổ sung đầy chân thực cho các tài liệu nghiên cứu về lí luận văn học. Đồng thời, Tô Hoài còn mang đến cho độc giả những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn.

3/30/2020 9:08:14 AM +00:00

Tính trò chơi trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ phương diện văn hóa và tư duy

Bài viết này là bước đầu tìm hiểu giá trị về văn hóa và tư duy trong những sáng tác bằng chữ Nôm của Hồ Xuân Hương với tư cách là đối tượng khảo sát của lý thuyết trò chơi. Trong đó, không gian văn hóa lễ hội đậm chất trào tiếu dân gian cùng những phương diện thể hiện sự hoài nghi, giải trung tâm và tinh thần nữ quyền là những giá trị mang tính trò chơi cần được làm sáng tỏ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

3/30/2020 9:08:08 AM +00:00

Tính chất phức hợp của chỉnh thể văn bản Chuyện tiền thân Đức - Phật

Bài viết này phân tích tính phức hợp của chỉnh thể văn bản Chuyện tiền thân đức Phật về chủ đề đạo đức, hệ thống nhân vật và hình thức lập luận logic. Qua đó cũng thấy được phần nào đặc điểm và vai trò của truyện kể dân gian trong bối cảnh.

3/30/2020 9:08:02 AM +00:00

Tính chất đối thoại trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du

Bài viết tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thông qua tính chất đối ngoại trong nghệ thuật kể chuyện. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

3/30/2020 9:07:55 AM +00:00

Thiên đường ngưỡng vọng trong thơ Bùi Giáng

Dưới ánh sáng của cổ mẫu, đường dẫn trong vô thức tập thể, cõi thơ dị biệt Bùi Giáng hiện ra ở nhiều góc độ. Trong đó, cổ mẫu Vườn mang đến cho người đọc một “thiên đường ngưỡng vọng” thông qua hai biểu tượng lớn mùa Xuân và màu Xanh. Chân dung tự hoạ của thi nhân cũng từ đấy hiện ra rõ nét: một Bùi Giáng phân thân, hiền triết, luôn trăn trở, hoài niệm nhưng cũng không ngừng mơ ước và tìm kiếm về hạnh phúc uyên nguyên, thiện lạc của cuộc sống.

3/30/2020 9:07:31 AM +00:00

Sám hối và hòa giải trong hai tiểu thuyết Hàn Quốc viết về Việt Nam (Đọc cái bóng của vũ khí -무기의 그늘 của Hwang Suk Young và thời gian ăn tôm hùm -시간 바다 가재 của Bang Hyun Suk)

Bài viết này tập trung khảo sát hai tiểu thuyết viết về cuộc chiến tranh Mỹ - Việt ấy: Cái bóng của vũ khí của Hwang Suk Young và Thời gian ăn tôm hùm của Bang Hyun Suk, dưới lăng kính của Phê bình Chủ đề (Thematic criticism).

3/30/2020 9:07:06 AM +00:00

Sách Việt kiệu thư trong mắt giới sử học đương đại (Nhân những băn khoăn của ông Hồ Bạch Thảo)

Bài viết bàn luận và phân tích về sách Việt kiệu thư dựa trên phương diện của các nhà sử học đương đại và những băn khoăn của ông Hồ Bạch Thảo. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn về nội dung nghiên cứu.

3/30/2020 9:06:59 AM +00:00

An analysis of errors in the use of noun clauses made by senior English major students at Van Hien University

The objective of this paper is to analyze errors in the use of noun clauses made by senior English major students at Van Hien University. Identifying and analyzing errors as well as finding out the causes of errors are crucial in foreign language learning. Learning from previous studies about errors analysis, this case study focuses on analyzing thirty academic essays in order to find out solutions to improve accuracy in language competence for learners. The results explains that errors concludes 35 omission errors (51%), 15 misformation errors (22%), 13 addition errors (19%), 6 misordering errors (8%). The error analysis contributes to raising awareness about the precise use of general English syntax and noun clauses in particular to improve learners' language ability.

3/30/2020 9:06:10 AM +00:00

Một số vấn đề trong thơ đương đại

Bài viết điểm lại một vài vấn đề nổi bật của thơ thời kỳ đổi mới dựa trên những quan sát cá nhân về thực tiễn sáng tạo của các nhà thơ thời kỳ này.

3/30/2020 9:05:18 AM +00:00

Một số vấn đề dịch văn thơ Lý Trần (Phần I: Lý thuyết)

Phần lý thuyết này mô tả sự phát triển và hình thành của dịch thuật học từ thời cổ đại ở Châu Âu đến nay, lấy trường phái Đức làm ví dụ. Lúc ban đầu các dịch giả luôn phân vân giữa việc dịch hoặc ad verbum (sát từ) hoặc ad sensum (sát nghĩa). Trong những thời kỳ sau dưới ảnh hưởng của việc nghiên cứu các nhà khoa học, triết gia như Schleiermacher, von Humboldt, Benjamin v.v. yếu tố văn hóa trong dịch thuật được coi ngày càng quan trọng và dịch giả văn học không những cần phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và lý luận dịch thuật mà còn phải hiểu rõ về văn hóa, lịch sử, xã hội cũng như lý thuyết văn học, văn học so sánh, ngôn ngữ học và phương pháp dịch. Từ đó dịch thuật học đã trở thành một bộ môn được dạy ở rất nhiều đại học khắp mọi nơi thế giới.

3/30/2020 9:05:12 AM +00:00

Một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Milan Kundera (Khảo sát Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên, Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử)

“Cuốn sách của tiếng cười và sự lãng quên”, “Đời nhẹ khôn kham”, “Sự bất tử” đánh dấu giai đoạn sáng tác đỉnh cao của Milan Kundera. Những kiểu nhân vật được xây dựng trong bộ ba tác phẩm này cũng là đại diện cho thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Kundera. Nhân vật nhòe mờ ngoại hình, nhân vật tình thế, nhân vật suy tư là những kiểu nhân vật thể hiện cảm quan nghệ thuật về con người ở tác gia nổi tiếng này: thế giới bên ngoài là tác nhân đe dọa con người, miêu tả tâm lý không phải là cách duy nhất để xây dựng nhân vật tiểu thuyết.

3/30/2020 9:05:06 AM +00:00

Lịch sử văn học như là sự thách thức đối với khoa học văn học (Tiếp theo và hết)

Phương pháp mỹ học tiếp nhận không những cho phép nắm bắt được ý nghĩa và hình thức của tác phẩm văn học trong sự phát triển lịch sử của sự hiểu nó. Nó cũng còn đòi hỏi đưa từng tác phẩm riêng rẽ vào trong “dãy văn học” của nó để nhận ra được vị trí và ý nghĩa lịch sử trong mối quan hệ kinh nghiệm của văn học. Trong bước đi từ lịch sử tiếp nhận các tác phẩm đến lịch sử sự kiện của văn học thì lịch sử này thể hiện ra như một tiến trình mà ở đó sự tiếp nhận tiêu cực của người đọc và của nhà phê bình biến thành sự tiếp nhận tích cực và sự sản xuất mới của tác giả, hay là - để nói cách khác - tác phẩm tiếp theo giải quyết những vấn đề hình thức và đạo đức mà tác phẩm trước để lại và lại có thể đề ra những vấn đề mới.

3/30/2020 9:04:39 AM +00:00

Khoảng lặng của ngôn từ thơ hay tín hiệu của cái nhạt trong thi ca

Bài viết nghiên cứu quan niệm của F. Jullien bàn về Cái nhạt trong thi ca. Bằng tư duy của nhà triết học và nhà mỹ học, ông đã nhìn thấu đáo vấn đề cái nhạt làm thay đổi tín hiệu trong văn học. Từ đó, bài viết liên hệ đến đặc trưng thi ca thông qua cách tổ chức ngôn từ thơ, tham chiếu với cái nhạt, lại thấy chúng có những điểm gặp nhau trong sáng tạo của người nghệ sĩ và trong mục đích cuối cùng ở tài năng của người thưởng thức. Và từ đó, đễ dàng thấy được cái nhạt chính là phẩm chất đặc biệt, là mỹ học cần thiết của thi ca, giúp thi ca trở thành những tín hiệu ngữ nghĩa kỳ thú, cao sang và minh triết cho con người và cho nghệ thuật.

3/30/2020 9:04:14 AM +00:00