Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Fisheries and rural livelihoods in Viet Nam, 2006 and 2008

Part of in depth analysis of VARHS surveys conducted in 12 provinces in 2006 and 2008; focus on household level production from both private and open-access resources; focus on fisheries development since 1960s in Viet Nam development of small scale extensive culture systems...

1/13/2020 1:07:16 PM +00:00

Tạp chí Biomin – Số 50: Thủy sản

Tạp chí với các nội dung: thành công trong sáng tạo thức ăn cho BIOMIN ở cuộc thi Thức ăn không bột cá; chiết xuất thực vật (Phytogenics) mang lại năng suất tốt hơn trong các khẩu phần thức ăn tôm chứa mức bột cá thấp; Sự hiện diện của độc tố nấm mốc trên toàn thế giới trong nguyên liệu thực vật nguy cơ thật sự cho sự phát triển của nuôi trồng thủy sản.

1/13/2020 1:01:33 PM +00:00

Tạp chí Biomin – Số 46: Nuôi trồng thủy sản

Nội dung của tạp chí trình bày những người nuôi tôm tiên phong ở Trung Đông; sự hiện diện của độc tố nấm mốc và tác hại của chúng lên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo tạp chí.

1/13/2020 1:00:43 PM +00:00

Nghiên cứu ứng dụng dịch chiết có hoạt tính sinh học từ gừng (Zingiber officinale), riềng (Alpinia officinarum) để bảo quản tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là loài tôm nước lợ, cho năng suất cao, thịt tôm có giá trị dinh dưỡng khá cao, hiện đang được nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước. Sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây, không chỉ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho tiêu thụ trong nước mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu.

1/13/2020 7:35:33 AM +00:00

Evaluation of different diets to replace Artemia nauplii for larval rearing of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii )

A study was conducted on Macrobrachium rosenbergii larvae to evaluate the efficiency of different diets to replace Artemia nauplii in the feeding scheme. The study included two experiments performed at pilot scale in 12–L tanks using a recirculating system. Larval stocking density was 100 larvae/L. After 7 days of feeding by Artemia nauplii, different diets, included wet and dry diets and decapsulated Artemia cysts, were tested to replace Artemia nauplii. An extra treatment using only decapsulated Artemia cysts throughout the complete larval rearing was also included. The results showed that feeding larvae exclusively decapsulated cysts for the complete rearing cycle was not appropriate.

1/13/2020 7:27:38 AM +00:00

Đặc điểm di truyền một số quần đàn cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) qua phân tích chỉ thị microsatellite

Bài viết nghiên cứu các thông tin di truyền của các dòng cá rô phi vằn phục vụ các nghiên cứu về lựa chọn các quần đàn cá bố mẹ thích hợp khi đưa vào chương trình chọn giống tiếp theo. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

1/13/2020 7:19:57 AM +00:00

Xác định khả năng chịu đựng một số yếu tố môi trường nước (Nhiệt độ, pH và ooxxy hoàn tan) của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis Regan, 1913)

Bài viết nghiên cứu cá chốt bông giai đoạn sau nở chịu đựng những yếu tố bất lợi của môi trường tốt hơn giai đoạn phôi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu về sản xuất giống và bảo tồn loài cá này trong tương lai.

1/13/2020 7:19:45 AM +00:00

Ảnh hưởng của việc bổ sung nhộng ruồi lính đen (Hermetia illucens) vào thức ăn lên tăng trưởng của cá dĩa (Symphysodon sp.)

Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế protein bột cá bằng bột nhộng ruồi lính đen cũng như thức ăn tim bò tươi và thức ăn viên thương mại lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá dĩa (Symphysodon sp.).

1/13/2020 7:19:32 AM +00:00

Tương tác giữa kiểu gen và môi trường đến tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống trên tôm sú (Penaeus monodon) chọn giống thế hệ thứ 4

Bài viết nghiên cứu tương tác giữa các kiểu gen và môi trường tính trạng tăng trưởng đã được công bố trên quần thể chọn giống G1 cùng chương trình nhưng chưa có dữ liệu lặp lại trên các thế hệ tiếp theo nhằm khẳng định sự tồn tại tương tác này hay không và có định hướng tốt cho thiết kế chương trình chọn giống tiếp theo.

1/13/2020 7:19:19 AM +00:00

Nghiên cứu ảnh hưởng của loại và lượng thức ăn sống lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá bớp (Rachycentron canadum)

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn và 3 mật độ thức ăn khác nhau đến việc ương ấu trùng cá bớp trong hệ thống bể composite tại Trung tâm Giống hải sản cấp I Ninh Thuận giai đoạn từ 6 - 25 ngày tuổi. Thí nghiệm được thực hiện theo kiểu 2 nhân tố 3 × 3 [loại thức ăn: 100% Copepoda (Cop), 100% Nauplius của Artemia (Art) và 50% Copepoda + 50% Nauplius của Artemia; mật độ thức ăn: 5 - 10 con/mL, 10 - 15 con/mL và 15 - 20 con/mL]. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần.

1/13/2020 7:17:38 AM +00:00

Nghiên cứu tận dụng xương cá thác lác còm (Chitala chitala) để sản xuất bột đạm và bột khoáng bằng phương pháp thủy phân enzyme

Tận dụng xương cá thác lác như nguồn nguyên liệu mới để sản xuất bột đạm và bột khoáng nhằm nâng cao giá trị nguồn phụ phẩm này là cần thiết. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme Tegalase, thời gian nâng nhiệt và quá trình sấy đến chất lượng sản phẩm. Kết quả cho thấy khi thủy phân mẫu ở nhiệt độ 500C trong 24 giờ ở nồng độ enzyme Tegalase 0,3% thì tạo ra dịch đạm có sự hình thành peptit (3602 liên kết peptit) và hàm lượng axít amin (16,4 g/L) nhiều nhất cung như hàm lượng khoáng trong xương (38,8%) cao nhất. Mẫu sau khi thủy phân được lọc để thu phần xương và dịch đạm. Dịch đạm được nâng nhiệt ở nhiệt độ 90 - 1000C trong khoảng 2 phút cho hàm lượng axit amin là cao nhất (18,1 g/L)). Sau đó, dịch đạm được sấy ở 600C trong 24 giờ thu được bột đạm với độ ẩm là 9,11%, hàm lượng protein là 68,1% và hiệu suất thu hồi là 2,19%. Bột khoáng thu được có độ ẩm thích hợp là 11,4%, hàm lượng khoáng là 78,9%, hàm lượng canxi đạt 21,9% khi sấy mẫu xương sau thủy phân ở 600C trong 3 giờ.

1/13/2020 7:17:25 AM +00:00

Kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập từ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương mại trong một số chợ và siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá khả năng lan truyền đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập

Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ kháng kháng sinh trên 130 chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) thu mua tại ba (3) chợ, và hai (2) siêu thị tại khu vực TP.HCM. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ cho thấy các chủng E.coli phân lập được có tỷ lệ kháng cao với ampicillin, tetracyclines, nalidixic acid, trimethoprim/sulfamethoxazole và đặc biệt là chloramphenicol. Ngoài ra, 73,8% các chủng E. coli phân lập được kháng từ 4 đến 10 loại kháng sinh kiểm tra. Chỉ số đa kháng kháng sinh (MAR) tại các địa điểm thu mẫu dao động từ 0,4 đến 0,73 chỉ ra tôm bán tại các địa điểm này có thể được nuôi trong khu vực có tiếp xúc với kháng sinh. Kết quả đánh giá khả năng lan truyền cũng cho thấy đặc tính kháng kháng sinh trên vi khuẩn E. coli phân lập từ tôm thẻ có thể truyền sang vi khuẩn người.

1/13/2020 7:15:54 AM +00:00

Ảnh hưởng của pH nước lên khả năng nhạy cảm đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ (Litopenaeus vannamei )

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước lên khả năng nhạy cảm của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được thực hiện trong điều kiện thực nghiệm. Tôm thẻ (2 - 3 g) được gây nhiễm bằng phương pháp ngâm 2 giờ với liều vi khuẩn gây nhiễm nhỏ hơn 10 lần liều LD50 của chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết tích luỹ của tôm sau 240 giờ tăng dần theo mức tăng của pH (23,3 ± 5,8%; 30,0 ± 20,0%; 86,7 ± 15,3% tương ứng với mức pH 6,3; 7,3 và 9,3). Tỷ lệ chết tích luỹ của tôm được giữ ở mức pH 8,3 là thấp nhất (20,0 ± 0,0%). Trong một thí nghiệm khác, hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm như tổng tế bào máu và hoạt tính của gốc oxy hoá tự do (respiratory burst) được đánh giá khi tôm được nuôi ở các mức pH khác nhau trong thời gian 0, 24, 48, 72 và 96 giờ. Kết quả ghi nhận, không có sự khác biệt về tổng tế bào máu ở các mức pH khác nhau (pH 6,3, pH 7,3, pH 8,3, pH 9,3) ở thời điểm 0 - 72 giờ.

1/13/2020 7:15:41 AM +00:00

Ảnh hưởng của pH nước lên sinh lý máu và màu sắc của cá Chốt Bông (Pseudomystus siamensis Regan, 1913)

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH nước lên sinh lý máu và màu sắc của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) với trọng lượng từ 4 - 6 g/con được tiến hành trong điều kiện thực nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần với các giá trị pH khác nhau (pH = 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11). Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết tích lũy của cá chốt bông sau 24 giờ cao nhất tại pH = 11 (100%), kế đến là pH = 10 (70,83%) và pH = 3 (62,5%). Ở các giá trị pH = 4, 5, 6, 7, 8, 9 không có hiện tượng cá chết sau 24 giờ. Ngưỡng pH thấp nhất và cao nhất gây chết 50% cá chốt bông trong 24 giờ là 3,04 và 9,95. Sau 24 giờ tiếp xúc, số lượng hồng cầu và bạch cầu tổng của cá tăng cao tại nghiệm thức pH = 3, 9 và 10, đạt cao nhất tại nghiệm thức pH = 3 (1,87 × 106 tb/mm3 và 1,59 × 105 tb/mm3 ). Sau 8 tuần nuôi thì số lượng hồng cầu và bạch cầu tổng tăng cao nhất tại pH = 8 (2 ± 0,23 × 106 tb/mm3 và 1,27 ± 0,26 × 105 tb/mm3 ). Trong môi trường pH càng cao thì màu sắc cá càng sáng.

1/13/2020 7:15:30 AM +00:00

Nguồn lợi thủy sản tại tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No và Quản Lộ - Phụng Hiệp ở bán đảo Cà Mau

Nguồn lợi thủy sản tại tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No và Quản Lộ - Phụng Hiệp ở Bán đảo Cà Mau đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu nguồn lợi thủy sản được thu thập qua 6 đợt tại hiện trường kết hợp với phỏng vấn 240 hộ ngư dân bằng bảng câu hỏi soạn sẵn ở bên trong và bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) ở hệ sinh thái (HST) nước ngọt và HST nước lợ. Kết quả cho thấy thành phần loài cá, tôm ở vùng nghiên cứu rất đa dạng. Sản lượng cá, tôm khai thác năm 2016 đã bị suy giảm 50 - 60% so với năm 2012 và sản lượng bên trong HTCTTL thấp hơn bên ngoài HTCTTL ở cả hai HST.

1/13/2020 7:13:01 AM +00:00

Ảnh hưởng của pH nước đến sinh lý máu và tăng trưởng của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis Regan, 1913)

Nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên sinh lý máu và tăng trưởng của cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) được tiến hành trong điều kiện thực nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần với các các giá trị pH khác nhau. Cá thí nghiệm có trọng lượng từ 4 - 6 g/con. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chết tích lũy của cá chốt bông trong 24 giờ cao nhất tại pH = 11 (100%), kế đến là pH = 10 (70,83%) và pH = 3 (62,5%). Ở các giá trị pH 4, 5, 6, 7, 8, 9 không có hiện tượng cá chết sau 24 giờ. Hàm lượng glucose trong máu cá tăng cao khi cá tiếp xúc với môi trường có pH thấp (4,02 mmol/L tại pH = 3) và pH cao (3,22 mmol/L tại pH = 10). Sau 8 tuần nuôi, hàm lượng glucose trong máu cá tại pH = 8 đạt cao nhất (1,10 mmol/L). Tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng của cá dao động từ 0,02 - 0,08 g/ngày, tăng trưởng tương đối về trọng lượng dao động từ 0,35 - 0,99 %/ngày. Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá dao động từ 0,02 - 0,04 cm/ngày, tăng trưởng tương đối về chiều dài dao động từ 0,22 - 0,53%/ngày. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức pH = 6 đạt cao nhất (95,96%) và thấp nhất ở pH = 8 (60%).

1/13/2020 7:12:49 AM +00:00

Đáp ứng miễn dịch tự nhiên của tôm thẻ chân trắng, Penaeus vannamei, cảm nhiễm bởi vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp Vibbrio parahaemolyticus

Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch tự nhiên của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) cảm nhiễm bởi vi khuẩn V. parahaemolyticus thông qua phương pháp ngâm được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm trong thời gian 120 giờ. Kết quả thí nghiệm cho thấy chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus sử dụng gây cảm nhiễm trên tôm thẻ (2 - 3 g) với liều gây chết 50% (LD50) là 4,7 × 106 CFU/mL. Không có sự khác biệt về các chỉ tiêu miễn dịch giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức gây nhiễm ở thời điểm 0 h. Tuy nhiên, ở thời điểm 24 và 48 h, tổng tế bào máu, hoạt tính phenoloxidase và hoạt tính của gốc oxy hoá tự do (respiratory burst) ở tôm cảm nhiễm bởi V. parahaemolyticus giảm đáng kể và khác biệt có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (P < 0,05). Ở các thời điểm thu mẫu tiếp theo (72, 96 và 120 giờ) thì không có sự khác biệt về tổng tế bào máu, hoạt tính phenoloxidase và hoạt tính của gốc oxy hoá tự do giữa hai nghiệm thức. Từ kết quả này có thể kết luận rằng hệ thống miễn dịch tự nhiên của tôm thẻ bị suy yếu do cảm nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp V. parahaemolyticus.

1/13/2020 7:12:36 AM +00:00

Yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại do bệnh trong nuôi Tôm Sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại do bệnh trong nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 334 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2017. Thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá thực trạng về năng suất, bệnh và thiệt hại trong nuôi tôm sú của nông hộ. Phân tích hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại do bệnh trong nuôi tôm sú. Kết quả phân tích cho thấy rằng năng suất tôm sú nuôi trung bình đạt từ 0,54 đến 3,28 tấn/ha/vụ. Tỷ lệ hộ nuôi tôm sú gặp bệnh tôm trong các mô hình nuôi từ 33,3% đến 90,8%. Tỷ lệ thiệt hại do bệnh từ 34,6% đến 74,2%. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiệt hại về năng suất do bệnh là tham gia tổ hợp tác/hợp tác xã nuôi tôm sú, áp dụng kỹ thuật được tập huấn và sử dụng con giống được xét nghiệm (tương quan nghịch trong cả 03 mô hình nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh). Đối với nuôi bán thâm canh và thâm canh, trình độ học vấn của nông hộ, sử dụng ao lắng, tổng diện tích đất nuôi tôm, áp dụng luân canh có mối tương quan nghịch và độ tuổi của nông hộ có mối tương quan thuận với tỷ lệ thiệt hại về năng suất do bệnh.

1/13/2020 7:12:25 AM +00:00

Quản lý nhà nước đối với phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Với mục tiêu đánh giá vai trò của quản lý nhà nước trong phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nghiên cứu đã tiến hành điều tra 136 cơ sở nuôi trồng thủy sản và 28 cán bộ quản lý. Phương pháp phân tổ thống kê, thống kê mô tả, so sánh đã được sử dụng để phân tích số liệu, thông tin. Kết quả cho thấy, hiện nay quản lý nhà nước trong nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc quản lý quy hoạch, quản lý các dịch vụ cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ các sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Các hoạt động quản lý khác như quản lý cung cấp các dịch vụ công cho nuôi trồng thủy sản, quản lý các quy trình nuôi trồng thủy sản đã được thực hiện tương đối tốt. Để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong thời gian tới cần tập trung nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

1/13/2020 6:53:26 AM +00:00

Phát triển tàu dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ đánh bắt xa bờ ở tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng và cơ cấu đội tàu hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ (ĐBXB) ở tỉnh Quảng Ninh. Dựa trên thông tin thu thập từ các sở, ban ngành có liên quan ở tỉnh Quảng Ninh, cùng với số liệu điều tra từ 30 tàu dịch vụ hậu cần trên biển và 140 tàu ĐBXB, nghiên cứu chỉ ra rằng tàu dịch vụ hậu cần trên biển ở Quảng Ninh vừa ít về số lượng và không bảo đảm về chất lượng, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu của đánh bắt xa bờ nên khi đánh bắt được thì các tàu khai thác phải quay ngay vào bờ để kịp thời tiêu thụ, chế biến cho đảm bảo chất lượng. Vì vậy, thời gian bám biển không được liên tục, chi phí cho những chuyến đi biển tăng cao. Giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực của các tàu hậu cần trên biển là tăng cường các chính sách hỗ trợ để hiện đại hóa, đầu tư trang thiết bị, đa dạng hóa dịch vụ phục vụ đánh bắt xa bờ.

1/13/2020 6:53:14 AM +00:00

Ảnh hưởng của thay thế thức ăn viên bằng Artemia sinh khối lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá kèo (Pseudapocryptes elongates) giai đoạn giống

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sử dụng Artemia sinh khối để thay thế thức ăn viên trong ương cá kèo (Pseudapocryptes elongates) giống. Thí nghiệm được bố trí với 5 nghiệm thức (NT), tỷ lệ % thay thế thức ăn viên bằng Artemia (dựa vào khối lượng khô) từ 0% (NT1), 25% (NT2), 50% (NT3), 75% (NT4) và đến 100% (NT5), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá kèo giống tự nhiên (3,08 cm; 1,10 g) được mua tại vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Cá được bố trí ương trong bể nhựa 200 L, chứa 100 L ở độ mặn 15‰, với mật độ thả 100 cá thể/m2 . Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy tỉ lệ sống dao động trong khoảng 77,3-86,4%, sai biệt không có ý nghĩa (p >0,05) giữa các nghiệm thức.

1/13/2020 6:49:45 AM +00:00

Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng bời lời đỏ (Machilus odoratissima nees) thuần loài và xen sắn tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị

Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng bời lời đỏ (Machilus odoratissima nees) thuần loài và xen sắn tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị nhằm nâng cao đời sống của người dân ở huyện.

1/13/2020 6:48:36 AM +00:00

Xác định các loài cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên

Xác định các loài cây có khả năng chống, chịu lửa tại khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên thông qua sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ hơn nội dung nghiên cứu.

1/13/2020 6:48:22 AM +00:00

Khả năng xử lý nước thải ao nuôi thâm canh cá tra (Pangasianodon hypophthamus) của hệ thống đất ngập nước kiến tạo dòng chảy mặt liên tục kết hợp với cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

Thí nghiệm được sắp xếp theo thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 yếu tố (1) tốc độ tải thủy lực (7 và 14 L / phút), (2) thảm thực vật (có và không có thực vật) và (3) bổ sung sục khí (có và không bổ sung), 3 lần lặp lại cho mỗi lần điều trị. Ảnh hưởng và nước thải từ dòng chảy bề mặt xây dựng vùng đất ngập nước được đánh giá vào 14, 28 và 42 ngày. Kết quả cho thấy hệ thống có H. acutigluma và không bổ sung sục khí hoạt động với tốc độ dòng 7 L / phút có hiệu quả loại bỏ cao hơn so với các phương pháp điều trị (không có thực vật). Bổ sung sục khí được hỗ trợ cho hiệu quả nitrat hóa và TSS và COD, tuy nhiên, nó không ảnh hưởng đến hiệu quả loại bỏ NH4 +, TN, PO4 -P và TP. Hiệu quả loại bỏ của TSS, COD, NH4 -N, TN, PO4 -P và TP lần lượt là 49,0-63,5, 30,8-48,5, 91,9-96,6, 38,9- 40,7, 14,0-20,3 và 11,7-14,9%. Nước thải từ vùng đất ngập nước trồng H. acutigluma có nồng độ NH4 -N đáp ứng cột A1 trong khi nồng độ TSS đáp ứng cột A2 và COD đáp ứng B1 của quy định kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT: 2015 BTNM). H. acutigluma tăng trưởng tốt trong tất cả các hệ thống xử lý với số lượng chồi và sinh khối tăng ở mức 4,5,5 và 9-12 lần so với mức ban đầu.

1/13/2020 6:47:56 AM +00:00

Mô hình công nghệ xử lý nước thải cho khu nuôi tôm thẻ chân trắng tại Hà Tĩnh

Hiện nay, nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh và cực kỳ thâm canh trên đất cát, ít nước mà không lưu thông đã được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân địa phương trong khu vực. Tuy nhiên, những điều này đã tác động tiêu cực đến môi trường gây ra các bệnh xảy ra thường xuyên và không bền vững của ngành tôm. Một trong những lý do gây ô nhiễm môi trường là nước thải chưa được xử lý của các khu vực nuôi tôm thải trực tiếp ra môi trường. Do đó, xử lý chất thải của nuôi tôm là yêu cầu bắt buộc đối với nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ điều trị đang được áp dụng trên toàn thế giới cũng như trong nước. Trong bài báo này, các tác giả sẽ giới thiệu mô hình thí nghiệm ba ao (ao lắng - ao xử lý đầu tiên với rong biển - ao xử lý thứ hai với nuôi rong biển và nuôi hến kết hợp) để xử lý nước thải cho nuôi tôm chân trắng trên đất cát tại Hợp tác xã nông nghiệp và chế biến Xuân Thành, Hà Tĩnh. Kết quả cho thấy, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định trong QCVN 02-19: 2014 / BNNPTNT khi xả ra môi trường. Sau đó, các tác giả khuyến nghị áp dụng công nghệ xử lý nước thải này cho toàn bộ khu vực nuôi tôm chân trắng thâm canh và siêu thâm canh trên vùng đất cát ở các tỉnh vùng duyên hải Bắc Trung Bộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành tôm.

1/13/2020 6:47:44 AM +00:00

Phương thức lây truyền của ký sinh trùng Perkinsus olseni (Lester & Davis, 1981) và thử nghiệm trị bệnh trong điều kiện thí nghiệm

Ký sinh trùng đơn bào Perkinsus olseni là mầm bệnh gây ra hàng loạt và tử vong nghiêm trọng ở các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để giảm tổn thất do mầm bệnh này gây ra, điều quan trọng là phải xác định các biện pháp phòng ngừa và điều trị. Nghiên cứu hiện tại đã điều tra việc truyền P. olseni giữa các loài hai mảnh vỏ và hiệu quả điều trị của deferoxamine chống lại nhiễm trùng perkinsus. Kết quả chỉ ra rằng P. olseni có thể được truyền trực tiếp giữa các cá thể của nghêu Ben Tre và từ Meretrix lyrata bị nhiễm bệnh sang sò Anadara granosa và hàu estuarine Crassostrea Rivularis. Sử dụng deferoxamine với liều 15 và 30 mg / L đã được chứng minh là làm giảm cường độ nhiễm P. olseni.

1/13/2020 6:47:32 AM +00:00

Đặc điểm bệnh tích của cá mú gây nhiễm vi khuẩn Photobacterium damselae đột biến giảm động lực

Bài viết xác định khả năng gây bệnh tích của các dòng vi khuẩn P.dameselae đột biến giảm động lực từ đó có cơ sở khoa học để lựa chọn dòng vi khuẩn nhược độc để thực hiện các nghiên cứu phát triển văc-xin phòng bệnh.

1/13/2020 6:47:20 AM +00:00

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng và mật độ ban đầu đến sinh trưởng của vi tảo Nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, mật độ ban đầu đến sinh trưởng của vi tảo Nanochloropsis oculata và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện nuôi kín (túi nilon) và nuôi hở (thùng xốp) với các điều kiện nuôi cơ bản. Kết quả cho thấy vi tảo Nanochloropsis oculata sinh trưởng tốt nhất trong môi trường Walne. Thể tích tiếp giống ban đầu 20% (Vgiống/Vmt) cho kết quả phát triển tốt nhất với mật độ cực đại (54,95 ± 3,03) × 105 tế bào/mL sau 9 ngày nuôi cấy, có pha cân bằng ổn định. Nuôi sinh khối vi tảo Nanochloropsis oculata trong điều kiện ánh sáng tự nhiên trong điều kiện nuôi kín (túi nilon 50 L) sau 8 ngày nuôi mật độ tảo đạt cực đại (60,69 ± 4,43) × 105 tế bào/mL và nuôi hở (thùng xốp 50 L) có kích thước (540 × 385 × 300 mm) chỉ đạt (39,56 ± 2,68) × 105 tế bào/mL.

1/13/2020 6:06:47 AM +00:00

Ảnh hưởng của một số chất tạo bông đến hiệu suất kết bông của tảo Silic Skeletonema costatum

Nuôi trồng vi tảo là khâu không thể thiếu trong các trại giống nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra nguồn thức ăn chủ động. Một trong những vấn đề trong sản xuất sinh khối vi tảo quy mô lớn là phải có kỹ thuật thu hoạch sinh khối thích hợp với chi phí thấp. Với mục đích tìm kiếm phương pháp phù hợp nhất để thu hồi sinh khối tảo Skeletonema costatum khi nuôi ở quy mô lớn, trong nghiên cứu này chúng tôi bước đầu đã xác định ảnh hưởng của một số chất tạo bông đến hiệu suất kết bông của chủng tảo này. Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tảo Skeletonema costatum nghiên cứu đạt hiệu quả thu hồi là 74,15 ± 3,85% ở pH 10,5 sau 1 giờ. Hiệu suất tối ưu thu hồi sinh khối lần lượt là 94,66 ± 3,26% và 91,01 ± 4,65% đạt được ở nồng độ FeCl3 200 mg/L và FeSO4 100 mg/L sau 15 phút. Trong thử nghiệm với AlCl3 và Al2(SO4)3, hiệu suất thu hồi là 95,23 ± 2,87% ở nồng độ AlCl3 50 mg/L và 91,34 ± 3,8% ở nồng độ Al2(SO4)3100 mg/L sau 30 phút. Trong nghiên cứu này, Al2(SO4)3 và AlCl3 cho hiệu suất kết bông cao hơn đối với tảo Skeletonema costatum và thời gian tế bào bị tổn thương chậm hơn so với FeCl3, FeSO4 hay sự thay đổi pH.

1/13/2020 6:06:37 AM +00:00

Một số vấn đề cần đổi mới về phương pháp thu thập thông tin thống kê thủy sản ở nước ta

Bài viết cung cấp đến quý độc giả một số vấn đề cần thay đổi, đổi mới về phương pháp thu thập thông tin thống kê thủy sản ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

1/13/2020 4:17:07 AM +00:00