Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Vai trò của rong biển đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Rong biển (macroalgae) gồm có 3 ngành: ngành rong Đỏ, ngành rong Lục (Chlorophyta) và ngành rong Nâu (Ochrophyta) với hơn 6.000 loài đã được xác định. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn ở biển. Rong biển cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật thủy sản. Bài viết này đề cập đến vai trò quan trọng của rong biển đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

10/17/2019 8:24:59 PM +00:00

Giải pháp triển khai ứng dụng thiết bị cảnh báo sự cố hệ động lực cho tàu cá Việt Nam

Bài viết này giới thiệu Thiết bị cảnh báo sự cố hệ động lực (sản phẩm của đề tài cấp Bộ: B2016-TSN-02). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng thiết bị này cho tàu cá Việt Nam.

10/17/2019 8:24:04 PM +00:00

Nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn sản xuất oligochitin bằng chiếu xạ gamma

Chiếu xạ gamma cho phép phân cắt chitin tự nhiên dựa trên các hiệu ứng chiếu xạ của tia gamma. Đây là một phương pháp tương đối sạch trong sản xuất các oligochitin và có thể sản xuất ở quy mô công nghiệp với số lượng lớn. Bài viết trình bày việc tiến hành tối ưu hóa bằng phương pháp bề mặt đáp ứng theo mô hình Box-Behnken quá trình phân cắt chitin bằng chiếu xạ gamma thành oligochitin.

10/17/2019 8:23:53 PM +00:00

Nghiên cứu xử lý ammonium trong nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Bài viết này đề cập tới việc xử lý Nitơ trong nước thải chế biến thủy sản sau xử lý kỵ khí bằng công nghệ SNAP. Cụ thể là tìm ra được tỷ số COD/N, giá trị pH, tải trọng đầu vào phù hợp để xử lý nước thải CBTS.

10/17/2019 8:23:43 PM +00:00

Đánh giá hoạt lực tinh trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1973) thông qua các thời điểm thu mẫu khác nhau

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm thu mẫu cho hoạt lực tinh trùng hầu Thái Bình Dương tốt nhất. Thí nghiệm tiến hành tại thời điểm cuối tháng 3 (L1), giữa tháng 4 (L2) và cuối tháng 4 (L3).

10/17/2019 8:23:22 PM +00:00

Thực trạng triển khai quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại tỉnh Khánh Hòa

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng triển khai hoạt động chống khai thác IUU của nghề cá tỉnh Khánh Hòa, kết quả cho thấy: i) mức độ hiểu biết của ngư dân về vấn đề IUU còn rất thấp (6,45%), tàu thuyền khai thác vi phạm vùng đánh bắt và thời gian khai thác (100%); ii) khoảng 70% ngư dân cảm thấy ngư trường đánh bắt của bà con bị thu hẹp đáng kể do thực hiện IUU và iii) nhiều ngư dân cho rằng thủ tục rườm ra, cán bộ phục vụ chưa được tốt.

10/17/2019 8:23:04 PM +00:00

Nghiên cứu thực nghiệm quá trình sấy tôm thẻ sử dụng thiết bị sấy vi sóng kết hợp với sấy lạnh

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm quá trình sấy tôm thẻ sử dụng thiết bị sấy vi sóng kết hợp với sấy lạnh. Theo đó trên cơ sở ứng dụng máy sấy vi sóng kết hợp với sấy lạnh đã chế tạo, quá trình sấy thực nghiệm tôm thẻ đã cho kết quả: thời gian sấy nhanh, chất lượng cảm quan của sản phẩm tốt, hoạt độ nước trong sản phẩm khô thấp, tỷ lệ hút nước phục hồi thấp so với một số phương pháp sấy khác (như phơi nắng, sấy bằng bơm nhiệt kết hợp với bức xạ hồng ngoại, sấy bằng gốm hồng ngoại).

10/17/2019 8:22:54 PM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) giống ương bằng mương nổi đặt trong ao

Hai thí nghiệm với hai giai đoạn (cỡ giống nhỏ và lớn) được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá chẽm giống ương trong ao bằng mương nổi. Cá được nuôi trong các mương nổi nhỏ có thể tích 60 lít/mương đặt trong ao, tỷ lệ trao đổi nước của mỗi mương khoảng 7 lần/giờ.

10/17/2019 8:22:38 PM +00:00

Ảnh hưởng của thức ăn lên kết quả ương ấu trùng tôm hề (Hymenocera picta Dana, 1852)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định loại thức ăn thích hợp cho ương ấu trùng tôm hề. Ấu trùng mới nở được bố trí ương trong hệ thống bể composite tuần hoàn thể tích 10 lít/bể, mật độ ương 20 con/L. Năm loại thức ăn được sử dụng nhằm tìm ra loại thức ăn thích hợp nhất cho ương ấu trùng gồm NT1- Luân trùng; NT2 - Copepoda; NT3 - Artemia; NT4 - Hỗn hợp thức ăn sống gồm luân trùng, Copepoda và Artemia; và NT5 - Thức ăn tổng hợp cho ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

10/17/2019 8:22:07 PM +00:00

Kết quả nghiên cứu bước đầu nuôi thương phẩm cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) tại Khánh Hòa

Cá mặt quỷ (Synanceia verrucosa Bloch & Schneider, 1801) có chất lượng thịt cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là công trình đầu tiên trình bày kết quả thử nghiệm nuôi thương phẩm cá mặt quỷ trong bể xi măng và trong ao đất.

10/17/2019 8:21:41 PM +00:00

Thành phần và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ (Monogenea) ký sinh ở cá Diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thành phần và mức độ nhiễm sán lá đơn chủ (một nhóm ký sinh trùng rất phổ biến trên các đối tượng thủy sản) làm cơ sở cho việc nghiên cứu phòng - trị bệnh do nhóm sán này gây ra ở cá diếc.

10/17/2019 8:21:31 PM +00:00

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ thủy phân đến chất lượng tinh bột bắp biến tính (maltodextrin) và ứng dụng trong sản xuất surimi cá Hố

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của chế độ thủy phân bằng HCl đến chất lượng của tinh bột bắp biến tính (Maltodextrin). Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện thủy phân tinh bột bắp thích hợp là tỷ lệ tinh bột/dd acid 10,4g/mL, dung dịch acid HCl nồng độ 8,92%, thời gian thủy phân 9 ngày, sản phẩm được ứng dụng sản xuất surimi cá Hố đạt loại tốt theo TCVN 8682:2011.

10/17/2019 8:21:19 PM +00:00

Đánh giá đa dạng di truyền quần thể cá Đối mục (Mugil cephalus L.) ở Việt Nam bằng chỉ thị SSR

Loài cá Đối mục (Mugil cephalus L.) Việt Nam thường sống ở các vùng nước ven bờ, cửa sông, đầm phá nước lợ ven biển, đồng thời là loài cá kinh tế, cho thịt chắc, ngon, phân bố từ Bắc đến Nam. Hiện nay, cá Đối mục đang bị khai thác quá mức do vậy số lượng cá thể trong mỗi quần thể ít dần. Để có cơ sở bảo tồn và khai thác bền vững, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cá Đối mục Việt Nam trên cơ sở phân tích 12 locus microsatellite (SSR) từ 70 cá thể trưởng thành (chiều dài chuẩn > 25 cm).

10/17/2019 8:12:48 PM +00:00

Influence of cultivation of Chlorella vulgaris on microorganisms in seafood wastewater

Microalgae cultivation in wastewater for many purposes has been investigated recently decade ago. In this study, Chlorella vulgaris was chosen to culture for examination of its influences on microorganisms of seafood wastewater in particular aerobic bacteria, Coliform and E. coli. The microalgae cultivation was realized in Erlenmeyer flasks containing seafood wastewater medium.

10/17/2019 8:10:48 PM +00:00

Phân tích hệ phiên mã và sàng lọc một số gen giả định liên quan tới tính trạng tăng trưởng ở tôm sú (Penaeus monodon)

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản nuôi trồng đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm sú có thể đạt gần một tỷ USD/năm. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gen và hệ phiên mã của tôm sú còn hạn chế khiến cho việc nghiên cứu phục vụ cho việc chọn tạo giống với những tính trạng quan trọng như tăng trưởng nhanh, kháng bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

10/17/2019 8:03:12 PM +00:00

Ứng dụng kỹ thuật xác định kiểu gen bằng giải trình tự (GBS) để sàng lọc các đa hình nucleotide đơn (SNPS) liên quan đến tính trạng tăng trưởng ở tôm sú (Penaeus monodon)

Hiện nay, ngành nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển bền vững do gặp nhiều khó khăn, trong đó có thách thức lớn về nguồn tôm sú giống. Để có được giống tôm sú chất lượng cao đòi hỏi phải có những nghiên cứu di truyền cải thiện chất lượng giống. Ứng dụng chỉ thị phân tử kết hợp với di truyền số lượng trong chọn giống là phương pháp hiệu quả nhờ thực hiện việc chọn lọc không cần trực tiếp trên tính trạng mong muốn mà thông qua chỉ thị phân tử liên kết với tình trạng đó.

10/17/2019 8:01:18 PM +00:00

So sánh cấu trúc hệ vi khuẩn đường ruột của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giữa tôm khoẻ mạnh và tôm bị bệnh tại Sóc Trăng, Việt Nam

Hệ vi khuẩn đường ruột là một hệ sinh thái phức tạp có liên quan tới nhiều chức năng của cơ thể vật chủ. Sự ổn định của hệ vi khuẩn đường ruột đóng góp vào sự ổn định về sức khoẻ và sức đề kháng của vật chủ. Nhiều nghiên cứu đã được xây dựng để tìm hiểu hệ vi khuẩn đường ruột dựa trên các phương pháp nuôi cấy và điện di biến tính truyền thống nhưng chưa đem lại hiệu quả. Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, phương pháp giải trình tự thế hệ mới dựa trên vùng gen 16S rRNA (Metabarcoding) đã được phát triển.

10/17/2019 8:01:05 PM +00:00

Xác định loài cá trong sản phẩm thủy sản chế biến bằng phương pháp sinh học phân tử

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định chính xác tên loài thủy sản được sử dụng trong các sản phẩm chế biến bằng phương pháp sinh học phân tử. Trình tự các nucleotide của đoạn gen ty thể mã hóa cytochrome c oxidase subunit I (COI) của 20 mẫu thuộc 10 sản phẩm chế biến từ cá thu tại các siêu thị ở Hà Nội được phân tích.

10/17/2019 7:58:50 PM +00:00

Tình hình nghiên cứu vi khuẩn sản sinh astaxanthin và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Bài viết tóm lược vai trò và tình hình sử dụng astaxanthin, đặc biệt là astaxanthin từ vi khuẩn trong nuôi trồng động vật thủy sản cần tăng cường màu sắc đỏ cam như cá cảnh, cá hồi vân và tôm trên thế giới và Việt Nam.

10/17/2019 7:57:48 PM +00:00

Ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện Đảo Cô Tô - Tỉnh Quảng Ninh và định hướng phát triển hợp lý

Tổng quan về hoạt động phát triển ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam. Khát quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường khu vực đảo Cô Tô. Trình bày đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu về hoạt động ngành thủy sản tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đưa ra kết quả nghiên cứu: hiện trạng sản xuất thủy sản huyện đảo Cô Tô; Một số mô hình đã được áp dụng tại huyện Cô Tô; Ảnh hưởng của hoạt động thủy sản tới môi trường tự nhiên của huyện đảo Cô Tô; Định hướng các giải pháp cho phát triển thủy sản bền vững của huyện đảo Cô Tô.

10/17/2019 2:10:31 PM +00:00

The Situation of Antibiotic resistance of bacteria Isolated from Fresh Water Fish in Hai Duong Province

In aquaculture, antibiotics have been used mainly for therapeutic purposes and as prophylactic agents. The abuse of antibiotics in aquaculture farming is a big problem. To achieve high yields and profits, many farmers are now applying intensive farming methods. The improper use of antibiotics causes the phenomenon of drug-resistant bacteria and residue accumulation of antibiotics in aquatic meat. Another reason causing antibiotics-resistant bacteria is the use of antibiotics to small quantities of aquatic feed as a growth stimulant. So that in this study, the initial evaluation of the antibiotic resistance of bacteria isolated from freshwater fish was determined. The experimental results showed that 33/36 strains isolated from fish samples were resistant to 8 types of antibiotics reached 91%. Most of them are multi-drug resistant strains. They are capable of resisting two or more antibiotics. Especially, C23 strain, belong to Pseudomonas monteilii species, was capable of resisting to all 8 antibiotics. This strain shows the ability to withstand the temperature and pH range and can use a wide variety of different nutrients.

10/17/2019 10:28:03 AM +00:00

Research on organizing spatial production of economic: Models for agro – fisheries and processing industry in Diem Dien town, Thai Thuy district, Thai Binh province

Assessment of natural conditions in Diem Dien town, such as location, relief, land, water and marine resources; set up spatial models of agro fisheries and processing industry with its natural social economic and human conditions and demand of goods economy, typical models of producing processing fruits...

10/17/2019 6:00:31 AM +00:00

Using multi-criteria analysis as a tool to select the feasible measures for sustainable development of brackish water shrimp culture in Quang Tri Province

In recent years, brackish wator shrimp culture in Quang Tri Province has developed rapidly. Thanks to this devolopment, lives of many local farmers have been improved, contributing considerably to the poverty alleviation goal. However, together with this positive impact, policy makers and shrimp farmers are facing several issues such as spread of shrimp’s diseases, water pollution and salinity intrusion.

10/17/2019 5:59:33 AM +00:00

Bước đầu thực nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp ở lươn (Monopterus albus)

Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thủy sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong.

10/17/2019 2:58:39 AM +00:00

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện môi trường, phục vụ cho việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản dải ven biển đồng bằng sông Hồng

Bài viết với các nội dung: những điều kiện, tiềm năng tự nhiên phục vụ việc nuôi trồng thủy sản ở dải ven biển đồng bằng sông Hồng; đánh giá tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở dải ven biển đồng vằng sông Hồng.

9/17/2019 3:58:25 AM +00:00

Nghiên cứu thiết kế ống lọc nước đặt trên trạm bơm thuyền để cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu, thí nghiệm xác định số lượng lớp lọc, đường kính cấp phối lọc trong từng lớp nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra phục vụ nuôi trồng thủy sản.

9/17/2019 1:25:00 AM +00:00

Thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) tại Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức

Mô hình nuôi cá Nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) được tiến hành từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017 tại Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hồng Đức. Mục đích của nghiên cứu là xây dựng mô hình nuôi cá Nheo Mỹ trong ao xây, nhằm đóng góp thêm cho cơ sở thực tiễn về việc đưa đối tượng mới vào nuôi thâm canh tại Thanh Hóa.

9/16/2019 9:09:31 PM +00:00

Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá sặc gấm (trichogaster lalius) bằng HCG ở các liều lượng khác nhau

Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá sặc gấm (trichogaster lalius) bằng HCG ở các liều lượng khác nhau nhằm xác định khả năng thành thục của cá sặc gấm và so sánh mức độ ảnh hưởng của HCG ở các liều lượng khác nhau tới hiệu quả sinh sản của cá sặc gấm.

9/16/2019 8:23:31 PM +00:00

Đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi dê bán chăn thả và nuôi chuồng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi dê bán chăn thả và nuôi dê nhốt chuồng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Từ đó, nghiên cứu tìm ra những hạn chế của từng mô hình nhằm đề xuất một số giải pháp cải thiện, mở rộng và phát triển mô hình nuôi dê một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

9/16/2019 8:22:29 PM +00:00

Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến khu hệ cá Hồ Tây

Nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến khu hệ cá Hồ Tây thực hiện tiến hành phân loại thành phần các loài cá tại Hồ Tây đã được điều tra cập nhật, thành 6 nhóm bao gồm: (i) Nhóm A: Cá nuôi thả hàng năm, gồm 6 loài; (ii) Nhóm B: Loài ngoại lai, gồm 4 loài; (iii) Nhóm C: Bị đe dọa tiêu diệt, trong đó C1 là loài quý hiểm thuộc sách đỏ,...

9/16/2019 1:36:54 PM +00:00