Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Nghiên cứu thành phần, đặc tính của các mẫu bùn thải ao nuôi tôm tỉnh Nghệ An và đánh giá chất lượng bùn thải cho mục đích sản xuất phân compost

Nghệ An là một tỉnh miền Trung phát triển ngành nuôi tôm với sản lượng nuôi trồng có quy mô lớn trong cả nước. Tuy nhiên hàng năm từ các ao nuôi tôm trên địa bàn Nghệ An phát sinh một khối lượng lớn bùn đáy ao được hút thải ra các kênh mương và chưa qua xử lý gây mất cảnh quan, mùi, ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

11/28/2019 4:18:30 PM +00:00

Nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ Dầu Tiếng

Nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ Dầu Tiếng gồm 73 loài cá, xếp trong 45 giống, 24 họ và 9 bộ. Bộ cá Chép (Cypriniformes) nhiều loài nhất (23 loài), bộ cá Vược (Perciformes) (19 loài); 6 loài cá có nguy cơ tuyệt chủng là cá Ngựa nam (Hampala macrolepidota), cá Ngựa chấm (Hampala dispar), cá Lăng vàng (Mystus wolffii), cá Bông lau (Pangasius taeniurus), cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis), cá Lóc bông (Channa micropeltes); có 1 loài cá ghi trong Sách đỏ Việt Nam là cá Lóc bông (Channa micropeltes).

11/28/2019 2:31:53 PM +00:00

Điều tra hiện trạng khu hệ cá sông Sài Gòn

Bài viết nghiên cứu khu hệ cá nhằm đánh giá đúng hiện trạng số lượng, thành phần và sự phân bố của các loài cá để so sánh với những công trình trước đó có xem xét môi trường sống bị ô nhiễm và cách đánh bắt không hóa học đã ảnh hưởng đến các thành phần cá, một số loài cá đang bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

11/28/2019 2:12:16 PM +00:00

Giải pháp kỹ thuật lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang

Do phát triển mạnh nuôi thủy sản nước lợ, người dân đã đào ao nuôi tôm không theo quy hoạch, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, xâm phạm đai rừng phòng hộ dẫn đến một ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) không bền vững tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là ngành nuôi tôm công nghiệp (CN). Các vấn đề vừa nêu hiện đang là những vấn đề cấp bách cần được quan tâm giải quyết.

10/18/2019 12:39:44 AM +00:00

Hiện trạng công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu cá xa bờ các tỉnh phía Nam

Bài viết trình bày kết quả điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu cá xa bờ các tỉnh phía Nam. Kết quả cho thấy, tàu cá xa bờ khu vực phía Nam sử dụng 2 công nghệ bảo quản sản phẩm, trong đó công nghệ bảo quản bằng nước đá xay chiếm 100% và công nghệ bảo quản khô (phơi nắng, sấy khô) chỉ sử dụng cho nghề lưới kéo chiếm 81%.

10/18/2019 12:35:07 AM +00:00

Xây dựng quy trình xác định Asen vô cơ trong cá bằng phương pháp LC – ICP/MS

Asen tồn tại trong tự nhiên ở dạng Asen hữu cơ và Asen vô cơ (iAs), dạng Asen vô cơ có độc tính cao hơn dạng Asen hữu cơ. Thủy hải sản là một nguồn tích tụ Asen sinh học, hàm lượng Asen tổng trong các sinh vật của thủy quyển luôn cao hơn nhiều so với các loài động vật trên đất liền, việc đánh giá chất lượng thủy hải sản thông qua hàm lượng Asen tổng là không chính xác.

10/18/2019 12:18:07 AM +00:00

Xác định giá trị sử dụng phương pháp PCR để phát hiện Vibrio cholerae trong mẫu thủy hải sản

Vibrio Cholerae là một trong những tác nhân gây bệnh tiêu chảy nguy hiểm lây truyền qua đường nước và thực phẩm. Việc xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử, phương pháp PCR, là cần thiết nhằm đáp ứng nhanh cho công tác phát hiện sớm vi sinh gây bệnh trong thực phẩm, giúp phát hiện kịp thời bệnh tiêu chảy do Vibrio cholerae gây ra thông qua thực phẩm.

10/18/2019 12:16:44 AM +00:00

So sánh thành phần lipid của mẫu san hô mềm Sinularia brassica thu thập ở các địa điểm khác nhau trong vùng biển Việt Nam

Các rạn san hô ở vùng biển Việt Nam có giá trị vô cùng quan trọng như điều hòa môi trường biển, cung cấp dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa góp phần cân bằng hệ sinh thái biển phát triển các ngành dịch vụ biển.

10/17/2019 9:58:07 PM +00:00

Hiện trạng và một số giải pháp khôi phục nguồn lợi bào ngư (Haliotis diversicolor) tại khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ

Bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor Reeve, 1864) là 1 trong 22 loài được ưu tiên bảo vệ của Khu bảo tồn biển Bạch Long Vĩ. Năm 1987 sản lượng đạt 37 tấn bào ngư/năm, đến năm 1992 còn 5 tấn/năm, đến trước năm 2013 sản lượng khai thác chỉ đạt dưới 1 tấn/năm [3]. Khảo sát tháng 10/2017 cho thấy, mật độ dao động từ 1 đến 4 cá thể/500 m2 , trung bình toàn đảo là 1,25 cá thể/500 m2, trữ lượng tức thời bào ngư Chín lỗ khoảng 0,05 tấn.

10/17/2019 9:57:57 PM +00:00

Ảnh hưởng của vitamin E bổ sung vào thức ăn đến hiệu quả sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng cá khoang cổ Nemo (Amphiprion ocellaris (Cuvier, 1830))

Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của vitamin E (0, 125, 250, 375 và 500 mg/kg thức ăn) được bổ sung trong thức ăn cá bố mẹ đến các chỉ số sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng cá khoang cổ Nemo (Amphiprion ocellaris).

10/17/2019 9:56:57 PM +00:00

Một số đặc tính của canxi hydroxyapatit chiết xuất từ xương cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis

Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về một số đặc tính của canxi hydroxyapatit chiết xuất từ xương cá ngừ Katsuwonus pelamis, một sản phẩm phụ từ ngành xuất khẩu thịt cá ngừ. Các hợp chất có giá trị là hydroxyapatit Ca10(PO4)6(OH)2 và β-tricanxi phosphat β-TCP Ca3(PO4)2 đã được chiết xuất thành công từ xương cá ngừ vằn.

10/17/2019 9:56:45 PM +00:00

Thành phần loài và phân bố của thân mềm và da gai rạn san hô trong chuyến khảo sát trên tàu viện sĩ Oparin năm 2016-2017

Nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của động vật thân mềm, da gai trên rạn san hô khu vực từ Quảng Trị đến Bình Thuận được thực hiện trong chuyến khảo sát hỗn hợp Việt - Nga trên tàu Viện sĩ OPARIN trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12/2016 và chuyến khảo sát bổ sung từ tháng 5 đến tháng 7/2017 tại 39 trạm rạn thuộc 10 vùng nghiên cứu.

10/17/2019 9:56:02 PM +00:00

Hàm lượng cadimi trong nước biển, trầm tích và mô mềm thân mềm hai mảnh vỏ trong vùng thu hoạch ở Vân Đồn, Quảng Ninh

Hàm lượng Cd được xác định trong nước biển, trầm tích và mô mềm thân mềm hai mảnh vỏ (điệp quạt, nghêu lụa, sò lông) thu thập tại hai trạm quan trắc trong vùng thu hoạch thân mềm hai mảnh vỏ ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Cd tương đối thấp ghi nhận trong nước biển, trầm tích dao động từ 0,22 µg/l đến 1 µg/l đối với nước biển trong khi hàm lượng Cd tổng chứa trong trầm tích dao động từ 0,59 mg/kg đến 1,55 mg/kg

10/17/2019 9:51:57 PM +00:00

Nghiên cứu vi sinh vật sống cùng một số loài san hô cứng tại Hang Rái, Ninh Thuận bằng phƣơng pháp nhuộm huỳnh quang kết hợp nuôi cấy tới hạn

Rạn san hô trên toàn thế giới đang đối mặt với sự huỷ diệt, một trong những nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây bệnh và những tác động của môi trường. Nghiên cứu về hệ vi khuẩn sống cùng san hô và mối tương quan giữa vi khuẩn, san hô và các yếu tố môi trường là quan trọng và cấp thiết.

10/17/2019 9:51:30 PM +00:00

Các đặc trưng nhiệt độ và độ muối tầng mặt tại vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam

Kết quả phân tích các đặc trưng của yếu tố nhiệt độ và độ muối tầng mặt vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam dựa trên nguồn số liệu MODIS và VOS đã cho thấy đây là vùng biển có nhiệt độ và độ muối tầng mặt nằm ở dải rất cao.

10/17/2019 9:49:20 PM +00:00

Kết quả nghiên cứu các bãi giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ và cua biển vùng Triều Tây vịnh Bắc Bộ

Nội dung bài viết sẽ trình bày hiện trạng các bãi giống phân bố ở vùng triều miền Bắc Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý. Biện pháp bảo tồn nguồn giống thông qua các giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn, bãi cỏ biển và cấm các hình thức khai thác vào mùa sinh sản của các loài đặc sản vùng triều.

10/17/2019 9:48:51 PM +00:00

Đa dạng loài họ cá mú (serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

Bài viết trình bày kết quả khảo sát trong năm 2014–2015 ở vùng biển ven bờ các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, thành phần loài thuộc họ cá mú (Serranidae) khá đa dạng, đã xác định được 38 loài thuộc 7 giống.

10/17/2019 9:48:07 PM +00:00

Xây dựng quy trình ứng dụng enzym và các kĩ thuật phối hợp để thu nhận dầu cá giàu các axit béo không no đa nối đôi EPA, DPA, DHA từ phụ phẩm chế biến cá ngừ vây vàng Thunnus albacares

Bài viết đề cập đến xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao đồng thời các axit béo không no đa nối đôi omega-3 (hay n-3) mạch siêu dài (Highly Unsaturated Fatty Acids - HUFA) như EPA, DPA, DHA, ứng dụng enzym và các kí thuật phối hợp khác bao gồm các bước xử lý nguyên liệu, phân ly, làm sạch, làm giàu, tinh chế để thu được sản phẩm, từ nguyên liệu là phụ phẩm chế biến các loại cá ngừ đại dương (đầu và nội quan).

10/17/2019 9:47:56 PM +00:00

Biến động thành phần loài và mật độ trứng cá, cá con họ cá mối (Synodontidae) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam

Cá mối được khai thác chính bằng nghề lưới kéo đáy và nghề lưới rê đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Qua 16 chuyến điều tra, thu mẫu giai đoạn sớm ở vùng biển Bắc Bộ từ năm 2011-2013, đã xác định được 4 loài và 1 nhóm loài trứng cá, cá con thuộc họ cá mối là: Loài cá mối thường (Saurida tumbil), loài cá mối vạch (S. undosquamis), loài cá mối ngắn (S. elongata), loài cá mối hoa (Trachinocephalus myops) và nhóm cá mối (Synodus spp. và Saurida sp.).

10/17/2019 9:45:42 PM +00:00

Đặc trưng khai thác nguồn lợi động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu ở thủy vực Nha Phu, Khánh Hòa

Thành phần và sản lượng nguồn lợi động vật đáy có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt nguồn lợi giáp xác (giảm 17%). Nguyên nhân có thể do thời gian hoạt động trung bình/năm và doanh thu của các loại nghề khá cao, đặc biệt nghề khai thác mang tính hủy diệt, tận thu.

10/17/2019 9:44:23 PM +00:00

Cá mú giống và bảo vệ bãi giống ở đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn và đầm Cù Mông

Cá mú giống khai thác tự nhiên đã cung cấp nguồn giống quan trọng cho việc phát triển nuôi cá thương phẩm. Nguồn cá mú giống khai thác tự nhiên ở vùng đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn (Bình Định) và đầm Cù Mông (Phú Yên) đã xác định được 7 loài là cá mú chấm vạch (Epinephelus amblycephalus), cá song gio (E. awoara),...

10/17/2019 9:43:42 PM +00:00

Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi bào ngư tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam

Bài viết phản ánh hiện trạng và các kiến nghị khai thác, sử dụng hợp lí nguồn lợi bào ngư này tại địa phương. Đồng thời thành phần loài, phân bố theo các đặc điểm sinh thái của bào ngư tại Cù Lao Chàm cũng được đề cập.

10/17/2019 9:43:24 PM +00:00

Tình hình bệnh trên cá bóp (Rachycentron canadum) và cá mú (Epinephelus sp.) nuôi lồng biển ở quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Tình hình bệnh trên cá bóp và cá mú nuôi lồng biển ở quần đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang được khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp 25 hộ nuôi cá bóp và 25 hộ nuôi cá mú từ tháng 10-12/2013.

10/17/2019 9:42:45 PM +00:00

Nguồn lợi và nguồn giống hải sản trong vịnh Nha Trang

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi và nguồn giống hải sản khai thác trong vịnh Nha Trang được thực hiện thông qua việc tổ chức 8 cuộc tham vấn cộng đồng tại các xã/phường ven biển (tháng 12/2014) kết hợp với 4 đợt khảo sát thực địa (tháng 12/2014; tháng 5, 8 và 9/2015) nhằm xác định khu vực phân bố của các bãi nguồn giống hải sản quan trọng vào năm 2014 và 2015.

10/17/2019 9:41:54 PM +00:00

Đặc điểm sinh học sinh sản của ngán (Austriella corrugata) tại vùng triều ven biển tỉnh Quảng Ninh

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản của ngán góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc sản xuất giống nhân tạo, bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngán tại địa phương.

10/17/2019 9:41:29 PM +00:00

Một số kết quả về mô hình phục hồi và quản lý đa loài cây ngập mặn tại đầm Thủy Triều, Khánh Hòa

Mô hình phục hồi và quản lý đa loài cây ngập mặn đã được triển khai tại khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi triều đầm Thủy Triều, nơi có nguồn thải từ đất liền đổ trực tiếp vào đầm. Nguồn giống cây ngập mặn được thu trực tiếp tại khu vực đầm, bao gồm các loài đước (Rhizophora apiculata), đưng (R. mucronata) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) được trồng trực tiếp bằng trụ mầm (10.000 cây/ha) tại cả hai khu vực.

10/17/2019 9:41:16 PM +00:00

Bảo tồn và phát triển nguồn lợi ngao dầu (Meretrix meretrix) tại bãi bồi ven biển Giao Thủy, Nam Định

Việc bảo tồn loài ngao dầu bản địa (Meretrix meretrix) ở Giao Thủy, Nam Định hiện nay là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nguồn lợi ngao dầu đang có dấu hiệu ngày càng suy giảm. Các điều kiện môi trường sinh thái vùng sát bờ không còn phù hợp cho ngao dầu sinh trưởng và phát triển, chúng bị đẩy ra xa bờ hơn so với thời gian trước đây.

10/17/2019 9:40:29 PM +00:00

Một số đặc điểm sinh học sinh sản của loài móng tay Solen thachi Cosel, 2002 ở đầm Thuỷ Triều, Khánh Hoà

Bài viết trình bày một số kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của loài móng tay Solen thachi Cosel, 2002 là loài có giá trị kinh tế ở đầm Thủy Triều, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý khai thác loài móng tay một cách hiệu quả và bền vững. Mẫu vật được thu hàng tháng trong chu kỳ 1 năm với tổng số mẫu là 822 cá thể.

10/17/2019 9:36:39 PM +00:00

Xác định hệ số tích tụ thủy ngân của một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở khu vực Đông Bắc Bắc Bộ, Việt Nam

Nghiên cứu đã xác định mức độ tích lũy trong mô thịt của 4 loài sinh vật trên ở các mức khác nhau nhưng nhưng đều thấp hơn quy chuẩn cho phép của Bộ Y tế (0,5 µg/g). Hệ số tích tụ thủy ngân BAF của 4 loài đã minh chứng được xu hướng tích lũy thủy ngân của các loài hai mảnh tại 3 khu vực nghiên cứu phù hợp với quy luật tự nhiên: hệ số BAF của Ngán Austriella corrugata là 1.344, của Sò huyết Anadara.

10/17/2019 9:36:04 PM +00:00

Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm-rừng ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cùng các yếu tố tác động đến mô hình nuôi thủy sản ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau sẽ góp phần tìm ra biện pháp kỹ thuật và quản lý để cải thiện tính bền vững của mô hình cũng như thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi.

10/17/2019 9:33:20 PM +00:00