Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Tiềm năng chế phẩm vi sinh Bacillus và Streptomyces kiểm soát Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khả năng ức chế của Bacillus (B1, S5) và Streptomyces X285 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Kết quả ghi nhận, bổ sung 105 CFU/mL Bacillus và Streptomyces định kỳ 2 lần/tuần dẫn đến tỷ lệ sống của tôm cao hơn so với nhóm đối chứng và tỷ lệ bao hộ (RPS) là trên 70% sau 10 ngày gây nhiễm V. parahaemolyticus trong điều kiện in vivo.

3/30/2020 3:15:21 AM +00:00

Ảnh hưởng của phương thức cho ăn lên chất lượng nước, sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng (Clarias macrocephalus)

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn, quản lý chất lượng nước tốt hơn để cá đạt sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt nhất, đồng thời làm cơ sở để thiết kế và vận hành hệ thống tuần hoàn nuôi cá trê vàng. Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình 9,99 ± 1,36 g/con được thả nuôi với 4 nghiệm thức là cho ăn liên tục và cho ăn 2, 3, 4 lần/ngày. Cá được cho ăn theo nhu cầu bằng thức ăn công nghiệp 41% đạm.

3/30/2020 3:15:15 AM +00:00

Khả năng chịu sốc độ mặn và sự tương tác của độ mặn với nhiệt độ lên đặc điểm sinh học và sinh sản của loài copepoda Pseudodiaptomus annandalei

Để đánh giá ảnh hưởng của sốc độ mặn lên tỷ lệ nở, số naupli nở ra/cái, các cá thể copepoda cái mang hai bọc trứng được chia ngẫu nhiên vào 9 độ mặn (tổng số 27 đơn vị thí nghiệm, 12 cái/đơn vị thí nghiệm) trong 30 giờ. Ở thí nghiệm 2, tác động đồng thời của hai yếu tố độ mặn và nhiệt độ, naupli mới nở F1 được nuôi trong các cốc nhựa 1 lít cho tới khi quần thể trưởng thành 100% ở 2 nhiệt độ (30ºC và 34ºC) kết hợp với 7 độ mặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 ppt), mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp. Kích thước copepoda trưởng thành, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, số naupli nở ra/copepoda được xác định.

3/30/2020 3:15:09 AM +00:00

Hiệu quả phòng trừ sinh học bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus NT2.5 trên tôm thẻ từ in vitro tới quy mô nuôi thương phẩm của chế phẩm vi sinh CPVS 01 và CPVS 02

Trong nghiên cứu này, bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch, chúng tôi sàng lọc được chủng Bacillus polyfermenticus F27 đối kháng Vibrio parahaemolyticus NT2.5, với đường kính lớn nhất là 18,50 mm. B. polyfermenticus F27 được chứng minh có khả năng kiểm soát sinh học V. parahaemolyticus NT2.5 khi thử nghiệm nuôi tôm trong thùng 25 lít, mật độ 106 và 107 CFU/ mL giúp tôm đạt tỷ lệ sống lần lượt là 75,55 ± 3,85 % và 82,22 ± 3,85 % và có tỷ lệ bảo vệ RPS (%) lần lượt là 73,17 % và 80,49 %.

3/30/2020 3:15:03 AM +00:00

Tối ưu hóa thành phần môi trường tạo khí biogas sinh học từ chất thải rắn ao tôm ở Miền Nam Việt Nam bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM)

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp qui hoạch hóa thực nghiệm bằng đáp ứng bề mặt dựa trên kiểu tâm phức hợp với 3 biến là chất thải rắn ao tôm, mật rỉ đường và phân bò nhằm xác định ảnh hưởng của 3 yếu tố này đến lượng khí biogas sinh ra. Bằng cách sử dụng qui hoạch trực giao đối xứng, mỗi yếu tố tiến hành tại 3 mức (-1, 0, +1), kết quả đã đưa ra bảng ma trận thực nghiệm gồm 20 thí nghiệm, trong đó có 16 thí nghiệm tại tâm (qui hoạch toàn phần 24), 8 thí nghiệm tại điểm sao (2 thí nghiệm cho mỗi biến) và có 3 thí nghiệm lặp tại tâm, với 1 hàm mục tiêu là thể tích khí sinh ra trong mô hình xử lý.

3/30/2020 3:14:57 AM +00:00

Ảnh hưởng của loại thức ăn và mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống cá trèn bầu (Ompok bimaculatus Bloch, 1797) giai đoạn 31 – 90 ngày tuổi trong bể thủy tinh sợi

Hai thí nghiệm được bố trí liên tiếp nhau, khi kết thúc thí nghiệm 1 thì bố trí tiếp thí nghiệm 2, với mỗi thí nghiệm kéo dài 60 ngày, đã được tiến hành dưới dạng các thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn trong các bể thủy tinh sợi đặt trong phòng. Trong thí nghiệm 1, bốn nghiệm thức đạm thức ăn gồm 35% (NT1.1), 40% (NT1.2), 45% (NT1.3) và 50% (NT1.4). Trong thí nghiệm 2, bốn mức mật độ ương gồm 1 (NT2.1), 1,5 (NT2.2), 2 (NT2.3) và 2,5 (NT2.4) con/lít. Kết thúc thí nghiệm 1, sinh trưởng cao nhất ở NT1.4 (5,77 ± 0,32 g/con), khác biệt thống kê (P

3/30/2020 3:14:51 AM +00:00

Tương quan giữa sự thay đổi độ mặn và thành phần loài tảo giáp (Dinophyta) ở vùng cửa sông Mỹ Thanh, Sóc Trăng

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự tương quan giữa biến động độ mặn và thành phần loài tảo giáp (Dinophyta) ở vùng cửa sông Mỹ Thanh, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biến pháp quản lý chất lượng nước đáp ứng yêu cầu nuôi tôm bền vững trên địa bàn. Mời các bạn tham khảo!

3/30/2020 3:14:45 AM +00:00

Hiện trạng chất lượng môi trường biển tại bãi ngao Hiệp Thạnh tỉnh Trà Vinh năm 2016 – 2017

Trên cơ sở kết quả khảo sát môi trường nước biển tại bãi nuôi ngao thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong thời gian 2016-2017, bài báo đã trình bày đặc điểm phân bố của một số yếu tố sinh thái trong vùng biển nghiên cứu. Trong đó, nhiệt độ có biên độ dao động nhỏ từ 29,4-31,6 ºC; còn độ mặn lại có biên độ dao động khá lớn từ 1,00-15,80 ‰, cả hai đều nằm trong giới hạn sống của ngao.

3/30/2020 3:14:39 AM +00:00

Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio spp. trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Nội dung bài viết nhằm xác định tình hình nhiễm kháng sinh và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio trên tôm thẻ chân trắng, đề tài tiến hành phân lập được 240 chủng vi khuẩn Vibrio từ mẫu tôm nuôi thương phẩm và mẫu nước ao nuôi tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Tp. HCM, và mẫu tôm giống thu tại tỉnh Bạc Liêu, Ninh Thuận. Ngoài ra, đề tài còn phân lập trên mẫu tôm thu ngoài tự nhiên ở cửa biển Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Tất cả các chủng vi khuẩn này được kiểm tra kháng sinh đồ bằng phương pháp đĩa khuếch tán đĩa thạch với 24 loại kháng sinh.

3/30/2020 3:14:32 AM +00:00

Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778) giai đoạn trôi nổi tại Khánh Hòa

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của độ mặn (23‰, 27‰, 31‰, 35‰) và các loại thức ăn (tảo tươi, tảo tươi kết hợp thứ c ăn tổng hợp, tảo khô) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu lụa giai đoạn veliger từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2018 tại Nha Trang, Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở độ mặn 31‰, ấu trùng có tốc độ sinh trưởng (24,89 ± 0,87 µm/ngày) và tỷ lệ sống (5,09 ± 0,96%) cao hơn có ý nghĩa so với cá c độ mặn 23‰ và 35‰ nhưng không có sự sai khác thống kê so với độ mặn 27‰.

3/30/2020 3:14:26 AM +00:00

Đánh giá hệ sinh thái rạn san hô Hòn Mun qua khảo sát du khách lặn biển người nước ngoài

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của du khách lặn biển có khí tài đối với hệ sinh thái rạn san hô Hòn Mun theo phương pháp khảo sát ngẫu nhiên. Các đánh giá của du khách cho thấy rạn san hô Hòn Mun không ở tình trạng tốt nhất. Nếu được bảo tồn hợp lý, Hòn Mun vẫn là một điểm du lịch lặn biển hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước với 98% du khách có mong muốn quay trở lại.

3/30/2020 3:14:20 AM +00:00

Ảnh hưởng của liều lượng Lactobacillus acidophilus lên tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949)

Nội dung bài viết trình bày ảnh hưởng của liều lượng Lactobacillus acidophilus lên tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain Estampador, 1949) được thực hiện tại trại sản xuất giống giáp xác Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau nhằm góp phần hạn chế việc sử dụng kháng sinh, cải thiện năng suất và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng cua biển. Thí nghiệm có 3 nghiệm thức với liều lượng Lactobacillus acidophilus khác nhau gồm 104 CFU/mL, 105 CFU/mL và 106 CFU/mL (theo thể tích) được thử nghiệm với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Mời các bạn tham khảo!

3/30/2020 3:14:14 AM +00:00

Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản hữu cơ - Vietnam organic aquaculture standard (VietOAS)

Quy phạm này quy định những nguyên tắc, yêu cầu cần tuân thủ khi áp dụng nuôi trồng thủy sản hữu cơ từ khâu chuẩn bị giống, quá trình nuôi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Quy phạm này áp dụng với tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, không phân biệt đối tượng, hình thức nuôi trồng.

3/30/2020 2:57:55 AM +00:00

Phân tích sự đánh đổi các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn dựa trên các kịch bản phát triển nuôi tôm tại Bến Tre

Ngành nuôi tôm luôn luôn hướng đến sự bền vững trong kinh doanh của họ. Ở đây, tính bền vững cần cân bằng ba mục tiêu cụ thể, tức là lợi nhuận kinh tế, công bằng xã hội và tính toàn vẹn môi trường. Gần đây, nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre, nơi phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn, đã mang lại lợi ích đáng kể cho các nhóm người dân địa phương khác nhau, đặc biệt là cải thiện thu nhập cho các ngành liên quan. Tuy nhiên, liệu ngành công nghiệp này có đạt được mục tiêu của mình trong công bằng xã hội và toàn vẹn môi trường hay không. Bài viết này, dựa trên dữ liệu thu được từ các cuộc phỏng vấn và tham vấn bằng phương pháp thẩm định nông thôn có sự tham gia (PRA) với các bên liên quan khác nhau ở địa phương, sẽ phân tích sự đánh đổi về các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khi phát triển các kịch bản khác nhau cho ngành nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre. Phân tích thực tế này sẽ giúp chính quyền địa phương đưa ra quyết định phù hợp hơn trong việc quản lý ngành tôm vì mục tiêu bền vững của nó.

3/30/2020 2:57:18 AM +00:00

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước các ao tôm nuôi thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Khảo sát chất lượng nước ao nuôi tôm đối với cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên ba mô hình nuôi thâm canh ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng: quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nền đáy ao, bao gồm tổng cacbon, tổng nitơ và tổng phospho, vào đầu vụ nuôi nhìn chung là phù hợp cho tôm phát triển, với C/N  15 và N/P 90 mg/L và độ chênh lệch pH trong ngày giữa sáng và chiều là rất thấp (pH luôn < 0,5). Ngoài ra, sự biến động tương đối lớn về hàm lượng chất dinh dưỡng (tổng nitơ và tổng phospho) trong nước ao nuôi dẫn đến sự tăng hay giảm khác nhau về mật độ vibrio spp., protozoa và tảo. Trong mối tương quan giữa tỉ lệ N/P trong nước và các yếu tố hữu sinh: khi nồng độ TN rất cao (tỉ lệ N/P > 20), lượng chất hữu cơ, chất thải trong ao nhiều làm cho mật độ vibrio tổng số và protozoa tăng cao (với các giá trị cực đại là 4.520 CFU/ml và 33.000 con/m3 , theo thứ tự tương ứng. Ngược lại, khi TP cao (N/P < 5) tạo điều kiện cho tảo phát triển, nhất là nhóm tảo lam và tảo mắt, với mật độ tổng tảo cao nhất là 8.628.200 cá thể/lit. Mặc dù môi trường nước được quản lý khá tốt, sự tồn lưu của thuốc diệt giáp xác Cypermethrin trong lớp bùn đáy (31,49 – 603,50 ppb) được xem là nguyên nhân chính làm cho tôm bị hoại tử gan tụy và phải thu hoạch sớm.

3/30/2020 2:57:12 AM +00:00

Sociological characteristics of the farmers practicing fish farming in manipur

The present study was conducted with an objective to study the sociological characteristics of farmers practicing fish farming in Manipur. This study was conducted on 80 farmers in three villages viz. Ishok, Oinam, and Naorem under Nambol block of Bishnupur district. It was aimed to analyze the sociological characteristics of the widespread practice of fish farming in Manipur. The study was undertaken from December 2016 to February 2017 and the date pertains of the year 2016. In the present study, data was generated through a sample survey of farmers by personal interview methods using pretested well-structured interview schedule. Random sampling was adopted for the selection of the respondents. The finding of the study reported that the farmers engaged in fish farming have the following parameters with majority of age group showing 36-50 years (46.25%), general category (82.5%), primary occupation (83.75%), graduate (72.5%), regularly participated at social activities (71.25%), Single-family type (52.5%), family member above 5 (57.5%), land upto 5 acres (60%), no draught animals (81.25%), kutccha house (37.5%), bullock cart/cycle/radio/chair (83.75%), pond size between 1-5 acres (67.5%), less than 5 pond (67.5%), more than 1 acre in maximum water area (70%), 0.25 to 1 acre in minimum water area (85%), 1 to 2 acre in average water area (67.5%), more than 5 ft. in maximum water depth (72.5%), minimum water depth of 1 to 3 ft. (60%), average water depth between 4 to 6 ft. (62.5%), sell through middlemen (61.25%), income from fish between Rs. 1 to 5 lacs and income from others between Rs. 50000 and above (48.75%). The study concluded with the remark that understanding the sociological characteristics of the fish farming farmers can help the concerned authority to work with the farmers and develop various strategies to improve their practices.

3/30/2020 2:53:41 AM +00:00

Residual effect of boron on quality and post harvest parameters of knolkhol (Brassica oleracea Var.Gongylodes L.) in coastal regions of odisha

A long term field experiment was started during 2012-13 at E block of central research station, under AICRP on Micronutrient, O.U.A.T, Bhubaneswar to standardize the dose and frequency of boron application for rice-knol khol cropping system where boron is applied to first crop and Knol khol gets residual boron. In the present investigation residual effect of different graded doses of boron and its frequency of application on quality and post harvest parameters of Knol khol for the year 2017-18 was studied. The experiment was laid out in a Factorial Randomized Block Design with three replications and four different doses of boron (0.5 kg/ha, 1.0 kg/ha, 1.5 kg/ha and 2.0 kg/ha) at three different frequencies (application of boron once, alternate year and every year) were applied. The results revealed that the maximum values of quality and post harvest parameters (viz., Total soluble solid content of knob (6.7oBrix), Ascorbic acid content of knob (78.2 mg/100g), Firmness of knob (7.9kgf), Dry matter content (9.21%), Duration of maximum retention of shelf life of knob (5.03 days), Percentage of marketable knobs (96.1%) with no knob cracking were recorded with residual effect of boron @ 1.5kg/ha in every year application. The knob cracking increased as the Boron availability decreased.

3/30/2020 2:49:35 AM +00:00

Quality assessment and shelf life evaluation of ready to eat [Fish cutlet] of bycatch anchovies during frozen storage

An attempt was undertaken to evaluate the shelf-life of Ready To Eat (fish cutlet) of anchovies (Stolephorus commersonii). Fish cutlet was prepared by following standardized recipe and it was subjected to proximate composition, biochemical, microbiological and organoleptic analysis at an interval of three days during 18 days of storage period. Results for protein, lipid, ash and moisture indicates decreasing trend significantly from 15.14% to 13.26, 12.33% to 10.55%, 2.86% to 2.47% and 60.59% to 57.22% (P < 0.05) respectively. However PH, Peroxide value, free fatty acid and Total volatile base Nitrogen depicted an increasing trend significantly (P < 0.05) from 6.44 to 6.70, 6.07 to 11.87 meq O2/kg of fat, 2.13 to 5.01% of oleic acid and 3.85 to 20.32 % mgN/100g of sample respectively. TPC of bacteria was increased during storage day from 5.70×102 to 7.1×105 cfu/g of sample. Similarly the psychrophilic count was also increased from 2.6×102 to 6.8×104 cfu/g of sample. The organoleptic score for appearance, colour, taste, odour, texture and overall acceptability reduced significantly (p < 0.05) with increase of storage period. Therefore an ideal shelflife for storing fish cutlet in refrigerated condition was found as 18 days.

3/30/2020 2:49:23 AM +00:00

Effect of oxytetracycline-dosing on the growth, safety and intestinal histology of nile tilapia, Oreochromis niloticus (L.) juveniles

The present study was carried out to evaluate the effect of oxytetracycline (OTC)- dosing at five different concentrations, viz., 0 mg (0X), 80 mg (1X), 240 mg (3X), 400 mg (5X) and 800 mg (10X) kg-1 biomass day-1 for 30 consecutive days on the growth, safety and intestinal histology of Nile tilapia, Oreochromis niloticus (L.) juveniles. The OTC-residues in the edible muscle were detected at scheduled intervals by LCMS/MS. A dose-dependent decline in feed intake, biomass and survival were recorded in OTC-dosed fish. The OTC-residue levels were 0, 204.75±45.75, 318.00±0.00, 778.50±145.50 and 684.00±18.00 ng g-1 in 0X, 1X, 3X, 5X and 10X groups, respectively on day 30 OTC-dosing, which reduced subsequently. Relatively mild histopathological lesions including degeneration of epithelial layer, loss of absorptive vacuoles, necrotized intestinal villi, mucinous degeneration, and necrotized absorptive region were observed in the intestine of OTC-dosed fish. Lamina propria swelling was the characteristic change observed in the 10X group on day 15. The observed data revealed that OTC-dosing is reasonably safe at the therapeutic dose of 80 mg kg-1 biomass day-1 . However, the precise dose for safe usage of OTC is to be determined according to the culture conditions and species cultured.

3/30/2020 2:41:51 AM +00:00

Đánh giá các loại thức ăn cho cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) trong ruộng lúa tại tỉnh Phú Thọ

Nghiên cứu nhằm xác định được loại thức ăn phù hợp nhất cho cá chạch đồng nuôi trong ruộng lúa nhằm giúp người dân tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, đồng thời giúp làm giảm hiện tượng ruộng đất bị bỏ hoang.

3/30/2020 1:43:38 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn thuần dưỡng đến tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục của cá Chạch sông (Mastacembelus armatus)

Cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) là một trong những loài có giá trị kinh tế cao trên hệ thống sông Hồng và một số sông suối khác ở miền Bắc cho đến Nam Trung Bộ. Do giá trị kinh tế cao, hiện nay cá Chạch sông đang bị khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt, không đúng quy trình đến suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi loài cá này.

3/30/2020 1:42:13 AM +00:00

Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Chạch sông (Mastacembelus armatus)

Nghiên cứu kích thích sinh sản cá Chạch sông (Mastacembelus armatus) bằng các loại kích dục tố khác nhau. Kết quả cho thấy, nghiệm thức 6 (2.000UI HCG) cho tỷ lệ đẻ cao nhất 64,29% và thời gian hiệu ứng thuốc ngắn nhất 38 giờ 35 phút sau khi tiêm liều quyết định.

3/30/2020 1:39:20 AM +00:00

Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi khác nhau đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Chạch đồng (Misgurnus anguillicaudatus) thực hiện 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 cá được nuôi 180 ngày với 3 mật độ: 40, 60, 80 con/m2 .

3/30/2020 1:36:52 AM +00:00

Kỹ thuật nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất

Bài viết trình bày kỹ thuật nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất như: chọn địa điểm nuôi; cải tạo ao; thả giống; thức ăn; chăm sóc và quản lý; thu hoạch; phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá bông lau.

3/30/2020 1:33:37 AM +00:00

Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật nuôi cua biển

Nội dung của tài liệu trình bày kỹ thuật nuôi cua biển: xây dựng, chuẩn bị ao nuôi; thả giống và chăm sóc, quản lý ao nuôi; phòng và trị bệnh cho cua biển; thu hoạch cua biển.

3/30/2020 1:30:02 AM +00:00

Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật nuôi cá nàng hai

Nội dung của tài liệu trình bày xây dựng và chuẩn bị ao nuôi cá nàng hai; chọn và thả giống; quản lý và chăm sóc ao nuôi; phòng và trị bệnh cho cá nàng hai; thu hoạch cá nàng hai.

3/30/2020 1:29:55 AM +00:00

Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật nuôi cá lăng

Nội dung của tài liệu bao gồm: xây dựng, chuẩn bị ao nuôi; thả giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi; phòng và trị bệnh cho cá lăng; thu hoạch cá lăng. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

3/30/2020 1:29:48 AM +00:00

Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật nuôi cá hô

Nội dung của tài liệu trình bày xây dựng, chuẩn bị ao nuôi; thả giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi; phòng và trị bệnh cho cá hô; thu hoạch.

3/30/2020 1:29:41 AM +00:00

Đề tài cấp trường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Thực nghiệm nuôi cua biển (Scylla sp.) trong lồng nhỏ tại tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu chung của đề tài là nâng cao thu nhập cho người dân nuôi cua biển, góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa đối tượng nuôi và sử dụng một cách có hiệu quả đất nuôi trồng thủy sản ven biển đồng thời góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh.

3/30/2020 1:29:23 AM +00:00

Chương trình đào tạo nghề trình độ dưới 3 tháng – Kỹ thuật ương cá tra giống

Nội dung của tài liệu trình bày kỹ thuật ương cá tra giống: xây dựng, chuẩn bị ao ương; ương từ cá bột lên cá hương; ương từ cá hương lên cá giống.

3/30/2020 1:29:15 AM +00:00