Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá bống bớp (Bostrychus sinensis) giai đoạn giống

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn; xác định được độ mặn tối ưu để ương cá giống ở giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

8/29/2020 2:52:01 AM +00:00

Phân vùng chất lượng nước cho nuôi tôm ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ của GIS

Bài viết ứng dụng GIS để nghiên cứu đánh giá và phân vùng chất lượng nước là một hướng phù hợp và cần thiết trong lĩnh vực thủy sản; nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2018 đến tháng 12/2018 ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.

8/29/2020 2:51:41 AM +00:00

Đặc điểm nguồn lợi họ cá lượng (Nemipteridae) ở biển Việt Nam dựa trên kết quả điều tra nguồn lợi bằng lưới kéo đáy

Bài viết nghiên cứu đặc điểm nguồn lợi họ cá lượng (Nemipteridae) ở biển Việt Nam được phân tích dựa trên số liệu điều tra nguồn lợi hải sản bằng tàu lưới kéo đáy đơn do dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam” thực hiện từ năm 2000 đến năm 2005 và tiểu dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng đa dạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” giai đoạn 2012–2013.

8/29/2020 1:32:03 AM +00:00

Ảnh hưởng của Mannan oligosaccharide (MOS) đối với sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và một số chỉ số huyết học của Cá khế vằn (Gnathanodon specious)

Bài viết cung cấp các dẫn liệu ban đầu cho việc bổ sung MOS trong thức ăn đối với cá khế vằn, thí nghiệm được bố trí nhằm nghiên cứu các hàm lượng MOS ảnh hưởng đến sức khỏe của Cá khế vằn thông qua tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và một số thông số tế bào máu của cá.

8/29/2020 1:30:11 AM +00:00

Hiệu quả của việc sử dụng β-glucan trong nuôi cá

Bài viết cung cấp dữ liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu và ứng dụng β-glucan trong ngành nuôi trồng thủy sản, góp phần định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam theo hướng bền vững.

8/29/2020 1:28:38 AM +00:00

Tính ăn và cường độ bắt mồi của cá bống lưng cao Butis koilomatodon phân bố vùng cửa sông ven biển một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

Bài viết cung cấp dẫn liệu mới về chỉ số sinh trắc ruột và cường độ bắt mồi ở B. koilomatodon theo giới tính, nhóm kích thước, mùa vụ làm nền tảng để tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về nuôi nhân tạo loài cá này.

8/29/2020 12:51:06 AM +00:00

Tài liệu tham khảo học phần: Mô phôi động vật thuỷ sản (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản)

Tài liệu tham khảo học phần: Mô phôi động vật thuỷ sản (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản) giới thiệu đến người học một số sách, giáo trình cần thiết để tham khảo và sử dụng để học môn Mô phôi động vật thuỷ sản. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/29/2020 12:17:08 AM +00:00

Đề cương chi tiết học phần: Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Học phần Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản giúp sinh viên nắm được các thông tin về tình hình sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt. Nắm vững các đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của một số giống cá nước ngọt đang được nuôi tại Việt Nam. Nắm được các kỹ thuật, tổ chức sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt. Cùng tham khảo đề cương chi tiết học phần để biết thêm các thông tin về môn học.

8/29/2020 12:14:02 AM +00:00

Đề cương ôn thi hết học phần: Nuôi trồng thủy sản đại cương

Đề cương ôn thi hết học phần: Nuôi trồng thủy sản đại cương gồm có những nội dung ôn tập sau: giới thiệu môn học và một số khái niệm dùng trong nuôi trồng thủy sản, đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi, quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn cho động vật thủy sản, sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá giống, Kỹ thuật nuôi,... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

8/29/2020 12:08:28 AM +00:00

Effects of stress among shrimp post-larvae stocked at high stocking density in nursery culture system: A review

Since the recent past, intensive shrimp culture has become widely spread and applied because of the diminishing farming land and to regulate proper discharge/processing of wastewater for monitoring environmental conditions. These systems tend to culture shrimps at high stocking density which is one of the most important factor in shrimp culture, and bear the potential to influence growth and survival of shrimp due to the stress response induced by crowding. Aquatic animals are likely to suffer from oxidative stress when cultured under high stocking densities as well as during pH fluctuations, decrease in temperature, salinity fluctuations, environmental hypoxia and re-oxygenation, bacterial invasion.

8/28/2020 9:35:10 PM +00:00

Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, bài viết lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình nuôi trồng thủy sản vùng ven biển huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kinh tế hộ nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Thăng Bình có tính thuần ngư cao và chịu ảnh hưởng ý nghĩa bởi các nhân tố gắn với hoạt động ngư nghiệp như trình độ máy móc, trình độ kỹ thuật sản xuất, lòng yêu nghề, chất lượng giống nuôi, chất lượng nguồn nước nuôi, số lượng máy sục khí và cơ sở hạ tầng.

8/28/2020 8:40:21 PM +00:00

Dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long; những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đưa ra những dự báo cho thời gian tới, mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

8/28/2020 8:18:58 PM +00:00

Một vài khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

Dựa theo nguyên tắc phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản phải là hoạt động có kế hoạch được thực hiện theo phương thức có trách nhiệm để giảm thiểu các tác động môi trường. Liên quan đến môi trường tự nhiên, một trong những thách thức của việc phát triển nuôi trồng thủy sản là duy trì chất lượng môi trường. Điều đó có nghĩa việc phát triển nuôi trồng thủy sản nên được tiếp cận dựa trên quan điểm sinh thái. Bài viết này đề cập một số khía cạnh quản lý môi trường đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản bao gồm chất thải từ nuôi trồng thủy sản, các chỉ thị chất lượng nước và những công cụ quản lý hành chính.

8/28/2020 4:39:05 PM +00:00

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến cá bè đưng (G. speciosus Forsskål, 1775) ở giai đoạn đầu nuôi thương phẩm

Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm nuôi thương phẩm cá bè đưng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp với các nghiệm thức cho ăn hai lần, ba lần và bốn lần/ngày. Kết quả cho thấy, sau một tháng nuôi, chiều dài cá khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa ba nghiệm thức (P ≥ 0,05), nhưng khối lượng cá có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa cho ăn hai lần và bốn lần/ngày (P < 0,05), trong khi đó cho ăn ba lần khác nhau không có ý nghĩa thống kê với cả hai lần và bốn lần/ngày kê (P ≥ 0,05). Sau ba tháng nuôi, chiều dài và khối lượng trung bình của cá cho ăn hai lần/ngày đều thấp hơn so với cá cho ăn ba lần và bốn lần/ ngày (P < 0,05), trong lúc cho ăn ba lần và bốn lần/ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P ≥ 0,05). Tỷ lệ phân đàn cá theo khối lượng và tỷ lệ sống của cá sau ba tháng nuôi khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P ≥ 0,05).

8/28/2020 4:38:46 PM +00:00

Thành phần loài và các loại nghề khai thác cá ở đầm Đông Hồ, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang

Bài báo là nghiên cứu đầu tiên về cá ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) với mục đích cung cấp các dữ liệu khoa học về thành phần loài và các loại nghề khai thác cá trong đầm làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển thủy sản bền vững kết hợp với bảo vệ môi trường và du lịch sinh thái cho khu vực đầy tiềm năng này.

8/28/2020 4:38:40 PM +00:00

Nghiên cứu thực trạng nghề lưới kéo hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát trực tiếp trên tàu lưới kéo hoạt động khai thác tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong vùng biển nghiên cứu có 3 phương thức: Lưới kéo truyền thống, lưới kéo kết hợp xung điện và lưới kéo biến tướng. Giai đoạn 2013 ÷ 2017, một lượng lớn tàu lưới kéo hoạt động trong vùng biển nghiên cứu (721 tàu). Hàng năm số tàu lưới kéo có xu hướng giảm nhưng không đáng kể (giảm 1,8%), đặc biệt ngư dân đã chuyển lưới kéo truyền thống (giảm 27,0%) sang lưới kéo biến tướng (tăng 21,1%) và lưới kéo kết hợp xung điện (tăng 29,3%). Tàu lưới kéo 100% là vỏ gỗ, có chiều dài chủ yếu dưới 12 m (chiếm 73,8%), máy động lực chủ yếu là máy cũ (chiếm 92,2%); thiết bị khai thác, hàng hải, phòng nạn thô sơ và trang bị chưa đầy đủ. Lao động có học vấn thấp, chủ yếu là trình độ tiểu học (chiếm 51,5%), thậm chí không biết chữ (chiếm 7,4%) đã hình thành tập quán, thói quen hoạt động gần bờ sáng đi chiều về hoặc ngược lại. Hải sản con chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 42%), trong đó mực con có tỷ lệ lớn nhất (chiếm 73,0%) trong cơ cấu sản lượng của nghề; ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ, kết hợp sử dụng xung điện để tận thu nguồn lợi thuỷ sản nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ tàu lưới kéo điều đó làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản. Từ khóa: Nghề lưới kéo, Khai thác, Vùng biển ven bờ, Vân Đồn.

8/28/2020 4:38:33 PM +00:00

Thành phần hóa học cơ bản và một số tính chất vật lý của cá ngừ đại dương đánh bắt tại Việt Nam

Nghiên cứu này xác định thành phần hoá học cơ bản và các thông số vật lý của cá ngừ đại dương đánh bắt tại Việt Nam nhằm phụ vụ cho quá trình nghiên cứu làm lạnh và bảo quản tiếp theo. Nghiên cứu được thực hiện trên cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to kích cỡ 20 kg up và 40 kg up. Kết quả cho thấy thịt cá ngừ chiếm phần lớn (gần 70%), nội tạng chiếm trên 10%, còn lại là các phần khác (đầu, vây, xương, da). Hàm lượng ẩm trung bình 74 - 81%, protein dao động từ 20 - 22%, lipid khoảng 3%, glucid tương đối thấp trong khoảng từ 0,1-0,2%, tro 0,87- 0,92%. Khối lượng riêng của cá ngừ đại dương ướp lạnh ở 0 - 4o C là 1.006 - 1.108 (kg/m3 ). Điểm băng từ -1,85 đến -2,00o C; nhiệt dung riêng 0,8140 - 0,835 (kcal/kgo C) (trên điểm băng) và 0,454 - 0,459 (kcal/kgo C) (dưới điểm băng); nhiệt hàm 20,356 - 20,869 (kcal/kg) để giảm nhiệt độ thịt cá từ 25o C đến 0o C và 21,914 - 22,466 (kcal/kg) để giảm nhiệt độ thịt cá từ 25o C đến điểm băng.

8/28/2020 4:38:27 PM +00:00

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp từ các chủ tàu lưới kéo và chủ hộ nuôi biển; đánh giá các chỉ số kinh tế như vốn đầu tư, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận... của nghề nuôi biển so với và nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn giai đoạn 2014 ÷ 2016; triển khai mô hình thử nghiệm chuyển đổi 01 chủ tàu lưới kéo ven bờ sang nuôi cá lồng bè tại xã Thắng Lợi huyện Vân Đồn năm 2017 cho thấy: Nuôi cá lồng bè có mức đầu tư bằng 1,63 lần nhưng lợi nhuận bằng 4,69 lần so với nghề lưới kéo; lợi nhuận trên vốn đầu tư của nuôi cá lồng bè bằng 2,88 lần và tiền công của người lao động trong 1 giờ làm việc của nuôi cá lồng bè bằng 1,83 lần so với nghề lưới kéo.

8/28/2020 4:38:21 PM +00:00

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia

Nghiên cứu được tiến hành gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 tỷ lệ nước thải khác nhau từ sản xuất tôm giống: 100% nước thải; 25% nước thải và 75% nước sạch; 50% nước thải và 50% nước sạch; 100% nước sạch. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng nước thải sử dụng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia. Từ đó, đánh giá khả năng nuôi sinh khối Artemia bằng nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống.

8/28/2020 4:38:15 PM +00:00

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh có lợi thế và tiềm năng lớn trong phát triển nghề nuôi tôm trên cát, với diện tích đất cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm canh từ nay đến 2030 là 1.244 ha. Hơn nữa, nguồn nước cấp lấy vào nuôi tôm không phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà có thể lấy trực tiếp từ biển, đồng thời nước biển có độ trong và sạch. Với những lợi thế có được thì mô hình nuôi tôm trên cát đã thành công và phù hợp tại địa phương, sản lượng đạt từ 7-20 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm trên cát bắt đầu từ 2005 và đến 2018 diện tích nuôi đạt 38,4-50% so với kế hoạch tổng thể quy hoạch giai đoạn 2015-2020.

8/28/2020 4:38:09 PM +00:00

Giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một số loài giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh trên các mẫu cá diếc (Carassius auratus auratus thu tại Phú Yên). Tổng cộng 201 mẫu cá, bao gồm 64 mẫu thu từ Đầm Bàu Súng (huyện Tuy An), 55 mẫu thu từ Sông Kỳ Lộ (huyện Tuy An) và 82 mẫu thu từ các ao cá nước ngọt (huyện Đông Hòa) đã được thu thập để nghiên cứu.

8/28/2020 4:38:03 PM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm sinh học tinh sào cá khế vằn (Gnathanodon speciosus)

Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về sinh học sinh sản cá khế vằn (Gnathanodon speciosus). Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm tinh sào cá khế vằn đực. Đàn cá thí nghiệm có khối lượng và chiều dài lần lượt là 400-800 g và 30-44 cm. Đàn cá được nuôi trong lồng trên biển và cho ăn hàng ngày bằng cá tạp với khẩu phần 3-5% khối lượng thân. Cá đực được thu mẫu ngẫu nhiên để thu thập tinh sào. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số thành thục (GSI) trung bình của cá khế vằn đực tăng cao từ tháng 6 và đạt giá trị cao nhất vào tháng 9 (3,3% ± 0,6%). Tỷ lệ thành thục sinh dục ở cá đực đạt tỷ lệ cao giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9. Đây là loài cá đẻ nhiều lần trong năm. Trong tinh sào thành thục có nhiều tinh bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Thành phần sinh hóa của tinh sào thay đổi theo giai đoạn phát triển. Hàm lượng protein và lipid ở giai đoạn thành thục cao hơn so với giai đoạn chưa thành thục.

8/28/2020 4:37:57 PM +00:00

Ảnh hưởng của nồng độ enzyme và thời gian đến quá trình thủy phân sụn cá mập (Carcharhinus dussumieri)

Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến quá trình thủy phân sụn cá mập (Carcharhinus dussumieri) bằng hỗn hợp enzyme alcalase-papain. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ enzyme và thời gian thủy phân có ảnh hưởng mạnh đến hàm lượng protein hòa tan, peptid, Naa, chondroitin sulphate và NNH3 tạo thành trong dịch thủy phân sụn cá mập bằng hỗn hợp enzyme alcalase-papain. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nồng độ hỗn hợp enzyme alcalase-papain thích hợp cho quá trình thủy phân sụn cá mập là 0,3%. Sau 10h thủy phân sụn cá mập bằng hỗn hợp enzyme alcalase-papain với nồng độ enzyme 0,3%, nhiệt độ thủy phân 50ºC, thủy phân ở pH tự nhiên (6,8), khối lượng mẫu 2kg và tỷ lệ nước bổ sung 2 lít, dịch thủy phân có hàm lượng protein hòa tan, peptid, Naa, chondroitin sulphate và NNH3 cao gấp 7,06 lần, 3,68 lần, 9,01 lần, 83,42 lần và 1,27 lần so với ban đầu.

8/28/2020 4:37:50 PM +00:00

Ghi nhận mới và mối quan hệ tiến hóa của Epiphyte (Melanothamnus thailandicus) trên rong sụn (Kappaphycus alvarezii) tại Khánh Hòa

Rong sụn (Kappaphycus alvarezii Doty) là loài rong có giá trị kinh tế cao, phân bố ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, nghề nuôi rong sụn phát triển ở các tỉnh Miền Trung góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bệnh do rong phụ sinh (epiphyte) ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng rong sụn. Mẫu rong sụn nhiễm epiphyte được thu tại vịnh Cam Ranh và Vân Phong, Khánh Hòa. Epiphyte được khảo sát và định loại dựa trên đặc điểm hình thái, kiểm chứng phân loại và khảo sát mối quan hệ tiến hóa bằng chỉ thị rbcL của DNA lục lạp. Nghiên cứu phát hiện dạng true epiphyte (u lồi dạng sợi), định loại và ghi nhận mới Melanothamnus thailandicus, ở Việt Nam và trên song sụn. Trình tự rbcL của epiphyte thể hiện sự tương đồng cao (99,98%) với loài M. thailandicus phân bố ở Thái Lan. Cây phát sinh loài cho thấy M. thailandicus ở Khánh Hòa và Thái Lan sắp xếp cùng nhánh, và cùng với các loài thuộc giống Melanothamnus tạo thành nhánh đồng dạng. Nghiên cứu định loại chính xác epiphyte, khảo sát mối quan hệ phát sinh loài, bổ sung thành phần loài rong của Việt Nam, và góp phần phát hiện sớm tác nhân gây bệnh trong nghề nuôi rong sụn

8/28/2020 4:37:44 PM +00:00

Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản: Số 2/2020

Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản: Số 2/2020 thông tin đến quý độc giả các bài viết ảnh hưởng của nồng độ enzyme và thời gian đến quá trình thủy phân sụn cá mập (Carcharhinus dussumieri); giáp xác, sán dây và giun tròn ký sinh ở cá diếc (Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)) thu tại Phú Yên; kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển; nghiên cứu thực trạng nghề lưới kéo hoạt động khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh...

8/28/2020 4:37:36 PM +00:00

Effects of stocking density on growth and survival of tilapia cultured in biofloc technology system in brackish water

This study examined the effect of stocking density on growth and survival of tilapia cultured in biofloc technology system. Three different stocking densities cultured in biofloc technology were 6 fish/m3 , 8 fish/m3 and 10 fish/m3 for 86 days in triplicate for each treatment. The stocking density of the control lot was 3 fish/m3 cultured without biofloc technology. Initial stocking weight ranged from 2–3 g/fish. The water quality parameters were monitored and regulated in the suitable ranges for biofloc technology and for the growth and development of tilapia

8/28/2020 4:37:14 PM +00:00

Crablet nursery of mud crab (Scylla paramamosain) with different feed types and stocking densities

This study aims to determine the appropriate feed type and stocking density to improve the survival rate and growth performance of mud crab crablet during the nursery stage. The study consisted of 2 experiments as follows: (1) Rearing crablets with different feed types (including commercial feed, artemia biomass and acetes biomass) and (2) rearing crablets at different stocking densities (including 100; 200; 300 and 400 inds/m2 ). All treatments were randomly set up in triplicate. The initial sizes of crablet were 3.24 ± 0.54 mm in length, 4.54 ± 0.79 mm in width and 0.018 ± 0.004 g in weight. The result showed that using acetes biomass gave the best results compared to other treatments. The survival rate was 58.8% and biomass was 118 inds/m2 . The second experiment showed that rearing crablets at 100 inds/m2 reached the highest survival rate (90.7%) and biomass (91 inds/m2 ).

8/28/2020 4:36:04 PM +00:00

A Study on growth & economic parameters of stunted yearling (Indian Major Carp) culture technique in nine village ponds of Angul district, Odisha, India

The experiment was conducted from 28/09/16 to 20/06/17 in nine earthen ponds of 0.8 ha (3 no. ponds), 1.8 ha (3 no. ponds) & 0.4 ha (3 no. ponds) of three different villages of Angul district. The aim of this study is to assess the Growth & Economic parameters of stunted yearling (IMC) culture technique by multiple stocking and harvesting method. In the first phase farmers training was organized among a group of 25 farmers for proper dissemination of technology in different aspects of Pisciculture viz., Preparation of Pond, liming, stocking, manuring, feeding, health management and harvesting. Pre-stocking pond preparation methods are followed i.e. removal of predatory and weed fishes by bleaching powder (10 mg/l chlorine) and then basal fertilization (3 tonn cow dung and 30 kg single super phosphate / ha) were carried out before stocking of fingerlings (Jena et al., 2005). For better motivation of the farmers to adopt this new Technology, critical inputs were also provided i.e. fish seed, feed, lime and fertilizers. Regular fertilization schedules were followed as recommended practices for increasing natural fish food organisms production.

8/28/2020 4:20:26 PM +00:00

Influence of water alkalinity in production of stunted fingerlings of Catla catla (Hamilton)

Study was conducted for 90 days to know the effect of varying water alkalinity in production of stunted fingerlings of Catla catla in outdoor FRP tanks (1000 litre).

8/28/2020 4:15:42 PM +00:00

Isolation and PCR amplification of E. coli from freshwater fish (Cirrhinus cirrhosis) and its PCR amplification of SHV gene

Aquaculture products can harbor pathogenic bacteria which are part of the natural microflora of the environment. Feeding infected fish with antibiotic- medicated food is a general practice but has led to antibiotic resistance development in bacterial pathogen, resulting in a higher dose requirement for effective control, a matter of increasing public concern. Resistance of pathogens to antibiotics occurs due to the presence of β-lactamase enzyme, thereby resulting in Multiple Drug Resistance (MDR). These enzymes are present in Enterobacteriaceae such as E. coli.

8/28/2020 3:26:21 PM +00:00