Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Tạo dòng kháng nguyên fliC của Edwardsiella ictaluri khảm trong tiêm mao của Bacillus subtilis

Tạo dòng B. subtilis mang protein fliC của E. ictaluri khảm trong tiêm mao hướng đến ứng dụng làm vaccin phòng bệnh gan thận mủ ở cá tra

9/16/2019 12:49:42 PM +00:00

Khu hệ động vật phù du ở hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Kết quả nghiên cứu khu hệ động vật phù du tại 7 điểm thu mẫu ở hồ Tuyền Lâm trong năm 2017 đã ghi nhận được tổng số 33 loài thuộc 3 ngành, 5 lớp, 7 bộ, 21 họ, 26 giống và 3 dạng ấu trùng con non. Trong đó, đợt tháng 5/2017 có 19 loài và 3 dạng ấu trùng con non, đợt tháng 10/2017 có 29 loài và 1 dạng ấu trùng con non loài. Nhóm Rotifera luôn chiếm ưu thế về thành phần loài ghi nhận được.

9/16/2019 12:38:53 PM +00:00

Ảnh hưởng của ion đồng (Cu2+) lên hình thái và nhịp tim của ấu trùng cá ngựa vằn – Danio rerio Hamilton, 1822 giai đoạn 1-6 ngày tuổi

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác động của ion đồng (Cu2+) ở các nồng độ 0µg/L; 500 µg/L; 1000 µg/L; 2000 µg/L lên quá trình phát triển tim cá Ngựa vằn (Danio rerio Hamilton, 1822) giai đoạn ấu trùng sau nở từ 1-6 ngày tuổi.

9/16/2019 12:38:16 PM +00:00

Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá có vảy nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên bảy loài cá có vảy nuôi thịt trong ao đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện vào mùa mưa năm 2017 và mùa khô năm 2018. Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá trong mùa mưa cao hơn mùa khô có ý nghĩa thống kê (P

9/16/2019 12:38:05 PM +00:00

Nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài cá ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang

Kết quả thu được ở sông Tiền, đoạn qua tỉnh Tiền Giang gồm 101 loài cá, xếp trong 70 giống, 38 họ, 16 bộ, 2 lớp; có 4 loài cá được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); có 97 loài được sử dụng làm thực phẩm, 24 loài có tiềm năng làm cá cảnh, 32 loài có thể sử dụng trong nuôi thương phẩm; 62,57% tổng số loài cá ở đây có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều; có 45 loài cá chiếm 44,55% phân bố ở môi trường nước ngọt và 71 loài cá chiếm 70,29% phân bố ở môi trường nước lợ.

9/16/2019 12:37:51 PM +00:00

The shelf-life of black tiger shrimp (Penaeus monodon) treated with the different conditions

This study examines the chemical and microbiological changes and the sensory attributes of black tiger shrimp (Penaeus monodon) when stored at the temperature of 0 ºC. Sodium propionate and sodium lactate were used to treat shrimps before storage. Vacuum packaging was also carefully investigated.

9/16/2019 12:05:30 PM +00:00

Tổng quan nghiên cứu giai đoạn sớm của cá ở Việt Nam

Nghiên cứu về cá ở Việt Nam đã được tiến hành từ khá lâu, tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào giai đoạn cá trưởng thành còn giai đoạn sớm rất ít nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học. Bài viết này tổng hợp kết quả bước đầu về nghiên cứu giai đoạn sớm của cá góp phần làm rõ tầm quan trọng của nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam.

9/16/2019 12:04:44 PM +00:00

Effects of working capital management on firm performance and firm value – a study of the fisheries industry in Vietnam

This research investigates the effects of working capital management through cash conversion cycle and its components (average receivable days - ARD, average inventory days – AID, and average payable days - APD), along with the effects of the working capital management policies on firm performance and firm value in the fisheries industry.

9/16/2019 11:38:16 AM +00:00

Đánh giá tính hiệu quả của Rhizophora apiculata và Nypa fruticans trong giảm sóng do tàu thuyền gây ra

Sóng tàu có khả năng gây mất ổn định và sạt lở bờ sông, đặc biệt ở những nơi có mật độ giao thông thủy tấp nập. Trong khi đó, hệ thực vật ven bờ lại có khả năng bảo vệ bờ khỏi mối đe dọa này. Chuyến khảo sát được thực hiện ở tỉnh Cà Mau, Việt Nam nhằm phục vụ cho việc đánh giá khả năng tiêu sóng của hai loài thực vật, Rhizophora apiculata, một loài thuộc họ Đước với bộ rễ chống đặc biệt, và Nypa fruticans, loài dừa nước, qua đó làm sáng rõ sự tương tác giữa sóng tàu và rừng cây ven bờ.

9/16/2019 10:23:05 AM +00:00

Nghiên cứu đánh giá khả năng nguồn nước ngọt sông Hậu phục vụ cấp nước cho vùng sản xuất tôm - lúa tỉnh Bạc Liêu

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này nhóm tác giả bước đầu đánh giá khả năng cấp ngọt từ sông Hậu cho vùng sản xuất Tôm - Lúa tỉnh Bạc Liêu thông qua kết quả mô phỏng bài toán thành phần nguồn nước xét ở trường hợp hiện trạng và khi đã xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé.

9/16/2019 10:13:58 AM +00:00

Công nghệ cấp nước nuôi tôm thẻ trên cát

Trong phạm vi bài báo tác giả đưa ra phương pháp tính toán nhu cầu nước cho 1 ha nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và một số hình thức cấp nước biển cho khu nuôi đã được thực hiện và kiểm nghiệm tại Hợp tác xã nuôi trồng và chế biến Thủy sản Xuân Thành Hà tĩnh trong 3 vụ nuôi năm 2016 và 2017 với 2 hình thức lấy nước là:(1) Lấy nước trực tiếp từ mặt biển và (2) Lấy nước thông qua tầng cát lọc tự nhiên.

9/16/2019 10:10:40 AM +00:00

Đánh giá sự biến đổi chất lượng của tôm sú nhằm xác định hạn sử dụng bằng các phương pháp bảo quản khác nhau

Những biến đổi chất lượng cảm quan, hóa sinh và vi sinh của tôm sú sau thu hoạch được xem xét trong nghiên cứu này. Tôm được xử lý và bảo quản bằng các phương pháp khác nhau ở 0°C trong 14 ngày. Ba mẫu tôm xử lý được đánh giá so với mẫu đối chứng (bảo quản 0°C).

9/16/2019 10:07:06 AM +00:00

Nghề buôn nước mắm bằng đường thủy

Bài viết tìm hiểu về nghề buôn nước mắm bằng ghe bầu ở các địa phương: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phan Thiết vào đến tận Nam Bộ. Qua đó cho thấy nghề buôn nước mắm bằng ghe bầu là kênh phân phối chủ yếu mặt hàng này ở nước ta vào nửa đầu thế kỷ 20.

9/16/2019 7:34:58 AM +00:00

Tổng quan các mô hình có thể áp dụng để xử lý nước thải cho nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vùng Bắc Trung Bộ

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm do chất thải từ chính hoạt động nuôi tôm.

9/16/2019 7:29:53 AM +00:00

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi cá nước ngọt ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định bằng phương pháp bao dữ liệu (DEA)

Bài viết này nhằm đánh giá chỉ số hiệu quả kỹ thuật nuôi cá nước ngọt ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA), định hướng đầu vào biến đổi theo quy mô để ước lượng và phân tích mức hiệu quả kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số hiệu quả kỹ thuật của các hộ đạt ở mức cao, bình quân là 0,93.

9/15/2019 8:41:53 AM +00:00

Tác động của sự cố Formosa đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng của các hộ nuôi trước sự cố và sau sự cố Formosa trên địa bàn thị trấn Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp gồm thống kê mô tả, so sánh và hồi quy tương quan, các chỉ tiêu gồm GO, VA, MI, NB, MI/IC và NB/IC đã được sử dụng để phân tích.

9/15/2019 7:15:51 AM +00:00

Định danh thành phần loài cá Tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố ở Thừa Thiên Huế dựa trên đặc điểm hình thái và DNA mã vạch

Giống cá Tỳ bà bướm (Sewellia) có kích thước nhỏ được khai thác từ tự nhiên phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc phân loại thành phần loài thuộc giống cá này dựa trên hình thái ngoài chưa có sự thống nhất giữa các khóa phân loại. Tổng số 32 mẫu thuộc giống Sewellia đã được thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017.

9/15/2019 7:11:37 AM +00:00

Đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số 3.719 mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục.

9/15/2019 7:11:26 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) từ giai đoạn cá hương đến cá giống

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là rotifer dòng nhỏ Brachionus rotundiformis, nauplius Artemia và thức ăn công nghiệp cho tôm Lansy Post, N0 của Công ty INVE aquaculture.

9/15/2019 7:08:55 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống kích cỡ 5-10 cm ương trong bể composite

Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm kích cỡ 5–10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng 3 mật độ ương 500, 700 và 900 con/m3 với 3 lần lặp lại.

9/15/2019 7:07:34 AM +00:00

Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, mật độ ban đầu đến sinh trưởng của hai loài tảo biển Chaetoceros muelleri, Tetraselmis suecica và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường , mật độ ban đầu đến sinh trưởng của hai loài tảo biển Chaetoceros muelleri, Tetraselmis suecica và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên với các điều kiện nuôi cơ bản nhất.

9/15/2019 7:06:32 AM +00:00

Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị

Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 6 ao nuôi với diện tích 2.500 m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13 ± 2 ‰ và 27 ± 2 ‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp.

9/15/2019 7:05:14 AM +00:00

Đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis nhiễm trên cá nuôi thâm canh

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.).

9/15/2019 7:04:32 AM +00:00

Đa dạng thành phần loài thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Chân bụng (Gastropoda) ở sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài viết này công bố kết quả điều tra về thành phần loài động vật đáy thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Chân bụng (Gastropoda) ở sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế.

9/15/2019 7:02:35 AM +00:00

Khả năng sử dụng sinh khối Artemia để ương lươn đồng (Monopterus albus) giai đoạn giống trong bể lót bạt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm sử dụng sinh khối Artemia thải từ mô hình nuôi Artemia để ương lươn đồng (Monopterus albus). Lươn giống nhân tạo có khối lượng và chiều dài ban đầu là 0,11 g; 4,93 cm được bố trí trong các bể lót bạt với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, với các loại thức ăn khác nhau: Artemia sinh khối đông lạnh (NT1), thức ăn tự chế (NT2): 80% sinh khối Artemia + 20% bột mì tinh, thức ăn công nghiệp (NT3) và cá tạp (NT4).

9/15/2019 7:00:17 AM +00:00

Ảnh hưởng của nguồn tôm giống khác nhau đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thương phẩm trong vèo

Thí nghiệm thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào mùa mưa ở vùng nuôi Artemia nhằm tìm ra mô hình nuôi thích hợp, sử dụng hiệu quả đất sản xuất và tăng thêm thu nhập cho người dân tại vùng biển Vĩnh Châu - Bạc Liêu.

9/15/2019 6:55:34 AM +00:00

Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong

Nghiên cứu nhằm xác định các loại giá thể tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ba khía-1. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 với các loại giá thể là lưới cước đen, dây nylon và lưới lan trong hệ thống nước xanh và nước trong.

9/15/2019 6:55:09 AM +00:00

Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) nuôi trong bể theo công nghệ biofloc

Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho sự phát triển của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) nuôi theo công nghệ Biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ (40, 60, 80 và 100 con/m3 ) với 3 lần lặp lại; tỷ lệ C/N là 15/1.

9/15/2019 6:52:33 AM +00:00

Hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi tôm vùng ven biển Nam Định và Quảng Ninh

Bài viết này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về chất lượng nước nuôi tôm tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng môi trường nước nuôi tôm tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam Định ở vùng ven biển Bắc Bộ chủ yếu bị ô nhiễm hữu cơ như P, K, DO, NH4, TSS và Coliform.

9/15/2019 6:50:57 AM +00:00

Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong hệ thống có và không có biofloc

Nghiên cứu nhằm tìm ra độ mặn thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ương giống tôm càng xanh trong hệ thống có và không có biofloc. Nghiên cứu có 6 nghiệm thức với các độ mặn 0‰, 5‰, 10‰ trong hệ thống có và không có biofloc, bể ương tôm có thể tích 500 lít, tôm giống có khối lượng 0,006 g/con, mật độ bố trí 1.000 con/m3 , sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỉ lệ C/N = 15.

9/15/2019 5:32:42 AM +00:00