Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen Parastromateus niger (Bloch, 1795)

Cá chim đen có tên khoa học Parastromateus niger, đây là loài cá biển có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen được thực hiện từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015 tại vùng biển Sóc TrăngCà Mau. Kết quả phân tích cho thấy hệ số điều kiện (CF) của cá trong thời gian nghiên cứu dao động thấp từ tháng 05 đến tháng 09 (0,0272±0,0006).

12/29/2020 11:33:08 AM +00:00

Nghiên cứu sản xuất bột đạm thủy phân từ moi biển (Acetes sp.)

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sản xuất bột đạm thủy phân giàu axit amin từ moi biển (Acetes sp). Kết quả nghiên cứu đã thu được một số thông số tối ưu cho quá trình thủy phân bằng hỗn hợp enzyme Alcalase và Bromelin thô: Nhiệt độ thủy phân 50,010 C, pH 7, tỷ lệ nước bổ sung 20%, tỷ lệ Alcalase 0,49%, Bromelin 13%, thời gian thủy phân 14,93 giờ. Sau khi thủy phân, dịch đạm thu được có hàm lượng đạm đạt 24,73 gN/l, tỷ lệ Naa/Nts đạt 58,35%, có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt có hậu.

12/29/2020 11:33:01 AM +00:00

Lắp ráp, chú giải và phân tích hệ phiên mã tôm sú Penaeus monodon

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài thủy sản đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các dữ liệu về hệ gene và hệ phiên mã của chúng còn hạn chế. Mặc dù công việc gia hóa sử dụng các biện pháp di truyền chọn giống đã nâng cao chất lượng tôm sú.

12/29/2020 11:32:55 AM +00:00

Nuôi cấy mô rong sụn (Kappaphycus alvarezii, Doty): Kết quả bước đầu về tạo mô sẹo trong phòng thí nghiệm

Mô sẹo (callus) là nguyên liệu quan trọng để nhân nhanh số lượng cây mầm trong công nghệ nuôi cấy mô rong biển. Bài viết này trình bày kết quả bước đầu về nghiên cứu tạo mô sẹo rong sụn trong phòng thí nghiệm sử dụng môi trường nuôi cấy PES ở độ mặn 28‰, khử trùng bằng hỗn hợp kháng sinh và cảm ứng tạo mô sẹo trong điều kiện nhiệt độ 250 C (±1°C), ánh sáng huỳnh quang 5 μmol photons m-2.s-1, chu kỳ chiếu sáng là 12: 12.

12/29/2020 11:32:48 AM +00:00

Ứng dụng vi khuẩn tía quang hợp trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Từ lâu, vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) đã được sử dụng trong xử lý nhiều loại nước thải có nguồn gốc nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản, thậm chí cả công nghiệp khai thác dầu khí. Ngoài ra, sinh khối của nhóm vi khuẩn này rất giàu dinh dưỡng nên có thể sử dụng như một nguồn thức ăn tươi sống trong nuôi giống thủy hải sản.

12/29/2020 11:32:42 AM +00:00

Giải pháp kiểm soát vi khuẩn vibrio ở các cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ khu vực miền Trung Việt Nam

Vi khuẩn Vibrio là một trong những nguyên nhân gây tỷ lệ chết nhiều cho ấu trùng tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong các cơ sở sản xuất giống tại miền Trung Việt Nam. Nghiên cứu này đã xác định được các mối nguy lây nhiễm vi khuẩn Vibrio trong các cơ sở sản xuất giống dựa trên việc khảo sát, thu mẫu phân tích 69 cơ sở sản xuất giống các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

12/29/2020 11:32:35 AM +00:00

Khả năng kiểm soát sinh học Edwardsiella ictaluri của hai chủng Bacillus subtilis Q16 và Bacillus subtilis Q111 trong điều kiện cảm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống

Hiện nay, dịch bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây thiệt hại rất lớn đối với nghề nuôi cá tra. Có nhiều biện pháp để phòng và điều trị, trong đó biện pháp sinh học đang được tập trung nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, 2 chủng Bacillus subtilis (Q16 và Q111) cho thấy có khả năng đối kháng với E. ictaluri bằng phương pháp vạch vuông góc và giếng khuếch tán.

12/29/2020 11:32:28 AM +00:00

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán ký sinh trùng truyền lây qua cá

Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh thủy sản nói riêng. Bài viết này giới thiệu ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán ký sinh trùng truyền lây qua cá, cụ thể là sán lá ruột nhỏ Haplorchis thường ký sinh ở ruột non của người và động vật ăn cá nhiễm ấu trùng sán chưa được xử lý triệt để.

12/29/2020 11:32:22 AM +00:00

Tiềm năng và hạn chế của vaccine sống nhược độc kháng bệnh do Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Việc sử dụng vaccine ngừa bệnh cho cá tra đang là vấn đề cấp thiết, nhất là bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vaccine và phương thức sử dụng vào giai đoạn phát triển nào của cá đang là vấn đề cần được nghiên cứu. Chúng tôi giới thiệu ở đây một số kết quả nghiên cứu liên quan đến các loại vaccine cho cá tra đang được nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. HCM.

12/29/2020 11:32:15 AM +00:00

Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi thâm canh tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) vào phát triển sản xuất

Mục tiêu nghiên cứu là năng suất đạt 15 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm 10% so với quy trình nuôi thông thường, bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng công nghệ biofloc đã đạt được năng suất trên 15 tấn/ha, chi phí sản xuất giảm 15%.

12/29/2020 11:32:09 AM +00:00

Khảo sát nguồn phụ phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và nghiên cứu phương pháp xử lí để làm nguyên liệu sản xuất bột pepti

Nghiên cứu đã khảo sát tỷ lệ nước thích hợp bổ sung vào nguyên liệu và phương pháp loại béo hiệu quả nhất. Kết quả cho thấy tỷ lệ nước bổ sung 1:1 (w:w) cho hiệu suất tách béo và thu hồi protein cao nhất. Việc ly tâm trước khi thủy phân giúp loại thêm được 10% béo, giảm tỷ lệ nhũ tương và tăng hàm lượng protein trong dịch thủy phân.

12/29/2020 11:32:02 AM +00:00

Đánh giá đa dạng di truyền các quần thể tôm sú bố mẹ (Penaeus monodon) và nguồn vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống theo tính trạng tăng trưởng

Đánh giá đa dạng di truyền của nguồn vật liệu khởi đầu của chương trình chọn giống tăng trưởng trên đối tượng tôm sú (Penaeus monodon) được Viện NCNTTS 2 thực hiện nhằm hạn chế suy giảm biến dị di truyền, loại bỏ các yếu tố cạnh tranh sinh tồn của từng cá thể trong các điều kiện chọn lọc; đồng thời hỗ trợ hoặc dự đoán giá trị trong các tính toán phối cặp gia đình.

12/29/2020 11:31:55 AM +00:00

Kết quả ban đầu sinh sản nhân tạo cá trà sóc (Probarbus jullieni Sauvage, 1880)

Cá trà sóc (Probarbus jullieni Sauvage, 1880) được ghi vào sách đỏ về động vật bị đe dọa ở mức độ nguy cấp. Cá được thu thập từ tự nhiên vào nuôi lưu giữ trong ao vào năm 2005. Năm 2011 bắt đầu nghiên cứu cho cá sinh sản. Nuôi vỗ trong ao đất tỷ lệ thành thục đạt 60,3% khi nuôi bằng thức ăn viên và chất bổ sung (dầu mực, vitamin và khoáng).

12/29/2020 11:31:49 AM +00:00

Sử dụng tảo Isochrysis galbana cô đặc làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Meretrix lyrata

Tảo cô đặc Isochrysis galbana ở dạng nhão và lỏng đậm đặc được nghiên cứu làm thức ăn thay thế vi tảo tươi tương ứng cho ấu trùng nghêu Meretrix lyrata giai đoạn trôi nổi. Ấu trùng được ương trong các bể composite hình trụ, dung tích 120 lít. Thức ăn là hỗn hợp hai loài vi tảo Isochrysis galbana và Nannochloropsis oculata theo tỷ lệ bằng nhau.

12/29/2020 11:31:43 AM +00:00

Kết quả phân lập Schizochytrium mangrove giàu lipid phục vụ cho nuôi trồng thủy sản

Bài viết tiến hành phân lập và sàng lọc một số loài tảo biển dị dưỡng từ lá cây Đước và cây Mắm ở huyện Cần Giờ và Năm Căn có tích lũy lipid cao và đồng thời khảo sát môi trường dinh dưỡng, điều kiện môi trường nuôi cấy. Kết quả phân lập được loài Schizochytrium mangrove ĐCM có khả năng tích lũy lipid tổng số 26,65%.

12/29/2020 11:31:36 AM +00:00

Đánh giá chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thương phẩm quy mô pilot ngoài trời

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá sự biến động chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá tra thâm canh ngoài trời. Hệ thống nuôi tuần hoàn ngoài trời quy mô pilot được thiết kế bao gồm 01 hệ thống lọc sinh học, 01 hệ thống lọc chất thải rắn và ao nuôi cá. Tất cả được lắp đặt trong cùng một ao nuôi sử dụng hệ thống khí cho cung cấp khí hòa tan và bơm nước trong thí nghiệm.

12/29/2020 11:31:30 AM +00:00

Nâng cao năng suất và tính bền vững của tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm lúa ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các biện pháp kỹ thuật như gia cố bờ bao, thiết kế lại đồng ruộng, ao ương, chuyển giao một số kỹ thuật nuôi tôm đến hiệu quả của mô hình tôm- lúa. Kết quả cho thấy, các biện pháp kỹ thuật đã có đóng góp tích cực vào sản lượng tôm của mô hình khi so sánh với các hộ đối chứng.

12/29/2020 11:31:23 AM +00:00

Sàng lọc các dòng nấm men mang gen VP28 thích hợp để sản xuất tolerine phòng bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Việc sử dụng tế bào nấm men Pichia pastoris làm hệ thống biểu hiện protein tái tổ hợp đã được nghiên cứu và sản xuất nhiều loại vaccine phòng bệnh cho động vật có xương sống nhưng được vận dụng hạn chế trong nghiên cứu bệnh thủy sản nói chung và bệnh tôm nói riêng. Nghiên cứu này tiến hành sàng lọc 150 chủng nấm men Pichia pastoris có mang gen mã hóa protein vỏ VP28 của virus đốm trắng nhằm tạo nguyên liệu cho sản xuất toreline phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.

12/29/2020 11:31:16 AM +00:00

Khảo sát, phân lập và lựa chọn chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có độc lực mạnh và mới nhất

Trong khuôn khổ của nghiên cứu này hành khảo sát, phân lập và lựa chọn chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri có độc lực mạnh và mới nhất, với mục tiêu là tìm ra những chủng E. ictaluri có độc lực cao làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn như sản xuất vắc-xin hay nghiên cứu chọn giống cá tra kháng bệnh gan thận mủ.

12/29/2020 11:31:09 AM +00:00

Xác định độ tiêu hóa biểu kiến của một số nguyên liệu làm thức ăn cho cá giò (Rachycentron canadum) giống

Bài viết này là một phần nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá giò thuộc đề tài mã số KC.06.15/06- 10. Một thí nghiệm đã được tiến hành để xác định độ tiêu hóa biểu kiến về chất khô (DM), đạm thô (CP), chất béo thô (CF), tro, can xi, và phốt pho tổng số của các nguyên liệu làm thức ăn ở cá giò giống có trọng lượng trung bình 102,33 ± 3,14 g.

12/29/2020 11:31:03 AM +00:00

Ứng dụng GIS thể hiện sự phân bố, biến động thành phần loài và sản lượng khai thác cá vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2017 – 2019

Nghiên cứu biến động thành phần loài cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019. Ứng dụng GIS và quan trắc sản lượng khai thác được thực hiện với 7 trạm quan trắc thuộc 4 tỉnh, thành đại diện cho 4 vùng sinh cảnh khác nhau. Mục đích nghiên cứu là quan trắc sản lượng khai thác cá, xây dựng bản đồ phân bố và biến động số lượng, sản lượng các loài cá ở mức độ hộ và khu vực nghiên cứu.

12/29/2020 11:30:54 AM +00:00

Khảo sát tính kháng khuẩn của cao chiết quế (Cinnamomum verum) và gừng (Zingiber officinale rose) tách chiết bằng ethanol đối với các chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập trên cá rô phi giống (Oreochromis spp.)

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae được biết đến như là tác nhân gây bệnh và gây chết nghiêm trọng trên nhiều loài cá nước ngọt và nước mặn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát hiệu quả kháng khuẩn đối với hai chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae được phân lập từ cá rô phi bị bệnh lồi mắt, xuất huyết thu tại thành phố Hồ Chí Minh bởi cao chiết quế và gừng, được tách chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol ở 3 nồng độ riêng rẻ (96%, 72%, 48%) và liên tục (96% tiếp đến 72% và 48%).

12/29/2020 11:30:47 AM +00:00

Sự hiện diện của White Spot Syndrome Virus, Vibrio parahaemolyticus và Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm giống và tôm nuôi nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu được thực hiện trên 800 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu và ĐBSCL và 170 mẫu tôm nuôi nuớc lợ được thu tại các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2019. Kết quả kiểm tra một số mầm bệnh nguy hiểm bằng phương pháp PCR cho thấy trên tôm giống tỷ lệ nhiễm WSSV, Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP lần lượt là 2,29; 4,86 và 6,4%.

12/29/2020 11:30:39 AM +00:00

Tổng quan về bệnh columnaris trên cá nước ngọt

Bài viết giới thiệu về tình hình bệnh columnaris ở cá nước ngọt trên thế giới và Việt Nam, tác nhân gây bệnh, cơ chế gây bệnh, đường truyền lây và các biện pháp phòng trị. Một trong những biểu hiện của bệnh columnaris được ghi nhận phổ biến trong sản xuất cá tra giống là trắng đuôi, thối đuôi và được gọi là bệnh “trắng đuôi, thối đuôi”.

12/29/2020 11:30:33 AM +00:00

Thử nghiệm ương cá chẽm giống (Lates calcarifer Bloch, 1790) cỡ 3-10 cm trên bể composite ở các mật độ khác nhau

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mật độ ương cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống phù hợp từ cỡ 3 – 10 cm trên bể composite 10m3 . Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 3 nghiệm thức mật độ khác nhau và lặp lại 3 lần: 300 con/m3 (D300), 500 con/ m3 (D500) và 700 con/m3 (D700).

12/29/2020 11:30:26 AM +00:00

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để lựa chọn vùng khảo sát và trang trại/hộ nuôi để phỏng vấn.

12/29/2020 11:30:20 AM +00:00

Đề xuất phương án sắp xếp vùng nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An

Hiện nay, việc nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An mang tính tự phát và chưa có quy hoạch sắp xếp. Việc đề xuất phương án sắp xếp vùng nuôi cá lồng bè trên hồ là mục tiêu chính của đề án đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt thực hiện. Cách tiếp cận chính để xây dựng phương án là tiếp cận liên ngành, liên vùng và dựa vào cộng đồng.

12/29/2020 11:30:14 AM +00:00

Đánh giá biến động thành phần loài, mật độ cá bột và cá con ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2019

Nguồn lợi cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long liên quan mật thiết với nguồn lợi cá của lưu vực sông Mê Công. Nhiều loài cá di cư ở lưu vực sông Mê Công tập trung sinh sản vào đầu mùa lũ, trứng và cá bột được trôi dạt từ thượng nguồn hay các bãi đẻ theo dòng nước phân tán vào các kênh rạch, ruộng đồng, vùng ngập lũ để ẩn náu, sinh trưởng và phát triển.

12/29/2020 11:30:06 AM +00:00

Đánh giá tác động về kinh tế xã hội của việc nuôi tôm thất bại đối với mô hình tôm lúa và bán thâm canh quy mô nhỏ ở Sóc Trăng và Bạc Liêu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động về kinh tế xã hội của việc nuôi tôm thất bại đối với mô hình tôm lúa (T – L) và bán thâm canh (BTC) quy mô nhỏ, nhận dạng nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hạn chế khó khăn.

12/29/2020 11:29:57 AM +00:00

Kết quả bước đầu nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata) thương phẩm trong nhà bằng hệ thống tuần hoàn

Mục đích của nghiên cứu này nhằm thử nghiệm áp dụng hệ thống tuần hoàn nuôi cá chình Bông (Anguilla marmorata) thương phẩm ở trong nhà với quy mô nông hộ. Thí nghiệm được bố trí trong 3 hệ thống tuần hoàn có kích thước và các thành phần như nhau.

12/29/2020 11:29:51 AM +00:00