Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Tóm tắt kết quả nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005-2015

Nhiệm vụ lưu giữ nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ là nhiệm vụ thường xuyên của ngành, đã và đang được thực hiện tại Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt và Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện II) và kết quả của việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen thủy sản khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 – 2015 là nội dung được trình bày trong bài báo này.

12/29/2020 11:29:44 AM +00:00

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt có kích cỡ lớn và được nuôi phổ biến trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh tăng trưởng của tôm càng xanh chọn giống với tôm tự nhiên nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của việc chọn lọc.

12/29/2020 11:29:38 AM +00:00

Tương quan di truyền dương giữa tính trạng kháng bệnh gan thận mủ và tăng trưởng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus): Ý nghĩa cho chọn giống dài hạn

Nghiên cứu nhằm ước tính biến dị kiểu hình và các thông số di truyền của tính trạng kháng bệnh gan thận mủ trên cá tra là cơ sở định hướng chọn giống cá tra kháng bệnh gan thận mủ.

12/29/2020 11:29:31 AM +00:00

Quy trình phân tích đoạn Cytochrome B trên các mẫu cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Với mục đích kiểm định cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus), việc xây dựng quy trình phân tích đoạn Cytochrome b là cần thiết. Cặp mồi universal cho Cytb được sử dụng để nhân gen thuộc vùng gen ty thể thông qua PCR các mẫu cá Tra và một số loài cá da trơn khác với kích thước 430 bp. Sản phẩm PCR sau đó được tinh sạch và giải trình tự.

12/29/2020 11:29:24 AM +00:00

Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò khả năng sản xuất giống trên ngao móng tay chúa Cultellus maximus Gmelin, 1791

Bài viết này trình bày những kết quả mới nhất về nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, thu thập, thuần dưỡng, đánh giá vùng phân bố, các biện pháp kích thích sinh sản và ương nuôi từ giai đoạn ấu trùng đến giống.

12/29/2020 11:29:18 AM +00:00

Thực nghiệm so sánh các chất kích thích chín và rụng trứng trên cá heo xanh (Botia modesta Bleeker, 1865) tại Đồng Tháp

Nghiên cứu sinh sản cá heo xanh được thực hiện tại Trường trung cấp nghề - giáo dục thường xuyên Hồng Ngự từ năm 2015 – 2016. Nghiên cứu này nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học để từ đó xây dựng quy trình nuôi vỗ thành thục cá heo xanh bố mẹ và quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá heo xanh tại Đồng Tháp.

12/29/2020 11:29:11 AM +00:00

Ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất kháng khuẩn trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có trọng lượng từ 2-3g được cho ăn poly- ß –hydroxybutyrate (PHB) hoặc chất chiết xuất từ thảo dược Sanocore và Aqua Apex trong 14 ngày sau đó được gây bệnh thực nghiệm với Vibrio parahaemolyticus.

12/29/2020 11:29:05 AM +00:00

Ảnh hưởng của cinnamaldehyde trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ức chế Vibrio parahaemolyticus và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính của Cinnamaldehye trong điều kiện in vivo và in vitro. Ở môi trường thạch, Cinnamaldehyde được bổ sung vào thạch Tryptic Soya Agar (TSA) với các nồng độ 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140 và 150 ppm.

12/29/2020 11:28:58 AM +00:00

Sự hiện diện của Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và hiện trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trên tôm nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tỷ lệ nhiễm Vibrio parahaemolyticus và đánh giá hiện trạng kháng kháng sinh của V. parahaemolyticus tại ĐBSCL. Nghiên cứu được thực hiện qua điều tra việc sử dụng kháng sinh tại 76 ao tôm thẻ và tôm sú nuôi thương phẩm và xác định sự hiện diện của V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND trong tổng số 396 mẫu tôm, nước và bùn thu ở ĐBSCL.

12/29/2020 11:28:52 AM +00:00

Khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược

Hiện nay, nhóm vi khuẩn Vibrio spp. là tác nhân chính gây ra những bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế tăng trưởng của Vibrio spp. bởi một số dịch chiết có nguồn gốc thảo dược.

12/29/2020 11:28:45 AM +00:00

Thực trạng sản xuất và cơ hội tiếp cận chứng nhận của các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ tại đồng bằng sông Cửu Long

Nuôi tôm đã trở thành ngành nghề chính của nhiều hộ dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm còn chưa thực sự bền vững. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng sản xuất và cơ hội của các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ tiếp cận chứng nhận thực phẩm quốc tế.

12/29/2020 11:28:36 AM +00:00

Hiệu quả của việc sử dụng hệ thống thổi khí trong ương cá tra từ bột lên hương ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu đã thực hiện 2 nghiệm thức (NT) ương cá tra từ giai đoạn bột lên hương với thời gian ương 21 ngày, mỗi NT thực hiện 6 ao, mỗi ao có diện tích từ 3.500 đến 3.700 m2 , địa điểm tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Mật độ thả bột 750 con/m2 và tất cả các yếu tố kỹ thuật ương của 2 NT đều như nhau, chỉ khác nhau ở NT 1 có cung cấp thổi khí và NT 2 thì không.

12/29/2020 11:28:29 AM +00:00

Tối ưu hóa điều kiện thủy phân thu nhận peptide có hoạt tính liên kết canxi từ phụ phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Mục đích của nghiên cứu này nhằm tối ưu hóa các điều kiện thủy phân phụ phẩm cá Tra bằng enzyme Trypsin (nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ enzyme) để thu nhận peptide có hoạt tính liên kết canxi cao nhất bằng phương pháp bề mặt đáp ứng.

12/29/2020 11:28:22 AM +00:00

Nghiên cứu phân bố nghêu giống (Meretrix lyrata) ven biển Thạnh Phong – Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Thạnh Phong, Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre qua 5 đợt khảo sát từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014 với 330 mẫu nghêu giống, 60 mẫu thức ăn trong ruột nghêu, 60 mẫu đất nền đáy đã được thu và đo một số chỉ tiêu chất lượng nước tại 33 điểm bao gồm: 13 điểm vùng ven biển (lớp biển), 11 điểm vùng kênh rạch sát biển (lớp giữa) và 9 điểm vùng rừng ngập mặn (lớp rừng).

12/29/2020 11:28:14 AM +00:00

Đánh giá sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus) ở một số thủy vực nội địa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu về sự phân bố và mức độ phong phú của cá lau kính ở ĐBSCL được thực hiện từ 09/2012 đến tháng 06/2013 với các loại hình thủy vực được khảo sát là sông, kênh và ao tự nhiên tại 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Hậu Giang với 2 loại ngư cụ lưới cào và lưới kéo tay được sử dụng để thu mẫu.

12/29/2020 11:28:08 AM +00:00

Ảnh hưởng của các liều heat shock protein lên các thông số miễn dịch của tôm sú

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các liều khác nhau của protein sốc nhiệt ly trích từ vi khuẩn (DnaK) lên đáp ứng miễn dịch của tôm sú. Khả năng đáp ứng miễn dịch của tôm được kiểm tra bằng phản ứng Phenoloxidase thực hiện trên cuvet, so màu bằng quang phổ kế ở bước sóng 492nm và phản ứng định lượng Real-time PCR.

12/29/2020 11:28:02 AM +00:00

Hiệu quả của tolerines trong việc hạn chế truyền lây virus gây bệnh đốm trắng cho tôm sú nuôi thương phẩm

Tolerine - protein tái tổ hợp rVP28 - đã được nhiều nhà nghiên cứu xác định có khả năng bảo vệ tôm trước virus gây bệnh đốm trắng (WSSV). Nghiên cứu này, ngoài xác định hiệu quả bảo vệ, hiệu quả hạn chế truyền lây của protein tái tổ hợp rVP28 biểu hiện trong tế bào nấm men cũng được đánh giá dựa trên hệ số sinh cơ bản R.

12/29/2020 11:27:55 AM +00:00

Khả năng phân hủy Quorum sensing của một số chủng vi sinh vật phân lập từ môi trường ao nuôi tôm

Nghiên cứu trình bày đánh giá khả năng phân hủy phân tử N-hexanoyl homoserine lactone (một loại phân tử AHL) bởi 9 chủng Bacillus và 5 chủng vi khuẩn sinh acid lactic phân lập từ hệ tiêu hóa tôm và môi trường ao nuôi tôm ở Cà Mau.

12/29/2020 11:27:49 AM +00:00

Thành phần loài và đặc điểm tăng trưởng các loài tảo phân lập từ ống tiêu hóa của nghêu vân (Meretrix lusoria)

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thành phần loài và phân lập một số loài tảo trong ống tiêu hóa của nghêu vân Meretix lusoria, nhằm góp phần trong nghiên cứu đa dạng nguồn thức ăn tươi trong nuôi trồng thủy sản.

12/29/2020 11:27:42 AM +00:00

Thử nghiệm khả năng loại thải bốn kim loại nặng (As, Cd, Hg và Pb) trong sò huyết (Anadara granosa Linnaeus, 1758) qua quá trình nuôi lưu tuần hoàn

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thử nghiệm khả năng loại thải một số kim loại nặng (As, Cd, Hg và Pb) trong sò huyết Anadara granosa (Linnaeus, 1758) qua quá trình nuôi lưu trong điều kiện phòng thí nghiệm.

12/29/2020 11:27:36 AM +00:00

So sánh hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế việc nuôi tôm thẻ chân trắng (L. vannamei) giữa mô hình tôm – lúa (T – L) và chuyên tôm (CT), và góp phần phục vụ kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản của tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 64 hộ canh tác theo T – L và 62 hộ canh tác theo CT từ tháng 12/2014 đến tháng 01/2015 tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

12/29/2020 11:27:30 AM +00:00

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam

Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này tại Việt Nam là cần thiết nhằm tiến đến mục tiêu xuất khẩu. Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với công thức thức ăn bao gồm: Artermia trưởng thành làm giàu HUFA, tép bò (Macrobrachium lanchesteri), cá bảy màu (Poecilia reticulata), và vitamin tổng hợp, kết quả cho tỉ lệ thành thục từ 70-80% và tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4% sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng.

12/29/2020 11:27:22 AM +00:00

Ảnh hưởng của NH3 lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, và chất lượng của thịt cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

Nghiên cứu ảnh hưởng của NH3 lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện tại Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu này gồm các thí nghiệm: xác định nồng độ gây chết (LC) trong 96 giờ của NH3 lên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và xác định ảnh hưởng của NH3 (đối chứng, an toàn, LC10, và LC20) lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của cá tra.

12/29/2020 11:27:11 AM +00:00

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) ở tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 04 năm 2016 thông qua phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi cá chình ở tỉnh Cà Mau bằng biểu mẫu soạn sẵn nhằm đánh giá một số yếu tố kỹ thuật và tài chính cũng như xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau.

12/29/2020 11:27:04 AM +00:00

Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi thâm canh ở tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 05/2015 thông qua phỏng vấn 30 hộ nuôi tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) nhằm đánh giá hiệu quả tài chính-kỹ thuật cũng như tìm ra các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến sự lựa chọn đối tượng tôm nuôi.

12/29/2020 11:26:57 AM +00:00

Phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Phú Yên theo hướng bền vững

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra một số hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, hướng ngành thuỷ sản của tỉnh Phú Yên phát triển bền vững trong thời gian tới là vô cùng cần thiết.

12/29/2020 11:13:53 AM +00:00

Phát triển chỉ thị phân tử SCAR nhận diện loài Vibrio vulnificus gây bệnh lở loét trên cá nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Bài viết thực hiện nghiên cứu nhằm phát triển một chỉ thị phân tử dựa trên kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD) để xác định nhanh chóng V. vulnificus thông qua hai mươi mồi ngẫu nhiên đã được sử dụng cho phản ứng PCR-RAPD để phát hiện đa hình DNA giữa các loài Vibrio.

12/29/2020 11:07:20 AM +00:00

Xác định sự có mặt của các gen độc tố ở các chủng vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên Huế

Bài viết trình bày một số kết quả bước đầu về sự có mặt của các gen độc tố trên các loài Vibrio gây bệnh trên tôm được phân lập ở Thừa Thiên Huế. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

12/29/2020 11:03:48 AM +00:00

Đặc điểm sinh hóa và di truyền của chủng vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan thận cho cá mú nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan thận cho nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Từ những mẫu cá mú mắc bệnh thu thập ở Cát Bà, Hải Phòng, đã phân lập được 6 mẫu vi khuẩn có hình thái, đặc điểm sinh hóa đặc trưng cho chủng V. parahaemolyticus. 6 mẫu vi khuẩn này đều có tính kháng với 5 loại kháng sinh nghiên cứu, đặc biệt có tính kháng cao với ampicillin.

12/29/2020 10:47:41 AM +00:00

Phân lập và kiểm tra một số đặc điểm của Vibrio parahaemolyticus liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm ở Trà Vinh

Vibrio parahaemolyticus mang gen pirvp được xem là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Trong nghiên cứu này, mẫu tôm, mẫu nghêu và mẫu nước ở vùng nuôi tôm, nghêu ở Trà Vinh được kiểm tra sự hiện diện của V. parahaemolyticus mang gen độc lực pirvp liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm.

12/29/2020 10:47:35 AM +00:00