Tài liệu miễn phí Ngư nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngư nghiệp

Dòng hóa và biểu hiện gen mã hóa protein vỏ VP28 của virus gây bệnh đốm trắng trong tế bào nấm men Pichchia pastoris

Nghiên cứu này có mục tiêu là tạo tái tổ hợp ADN của gen VP28 ở virus trong tế bào nấm men nhằm thu được chủng nấm men có khả năng biểu hiện protein VP28 ngoại bào làm nguyên liệu cho việc điều chế vắc xin/tolerine phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi.

12/29/2020 11:36:26 AM +00:00

Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) nuôi công nghiệp quy mô nông hộ tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau

Bệnh hoại tử gan tụy cấp xuất hiện cuối năm 2010 đầu năm 2011 đã gây tổn thất đáng kể cho nghề nuôi tôm vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các mối nguy cơ liên quan đến bệnh trên tôm thẻ tại huyện Đầm Dơi, Cà Mau.

12/29/2020 11:36:19 AM +00:00

Tình trạng nhiễm IHHNV ở tôm sú nuôi (Peneaus monodon) trên các mô hình nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long

Virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô (IHHNV) là nguyên nhân gây chết trên tôm xanh, hội chứng biến dạng và còi cọc chậm lớn trên tôm thẻ chân trắng. Mẫu tôm sú được thu từ các mô hình nuôi (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh) và trại giống ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung từ năm 2012-2013.

12/29/2020 11:36:12 AM +00:00

Kết quả bước đầu áp dụng quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh trong ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở vùng đất phèn Tân Phước, Tiền Giang

Nghiên cứu này trình bày những kết quả bước đầu cho ương giống cá tra ở vùng đất phèn thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang. Cá tra bột được ương trong vòng 47 ngày trên 4 ao 2.000 m2 . Hai quy trình ương được thử nghiệm là quy trình dùng kháng sinh và quy trình dùng chế phẩm vi sinh. Hai ao ương theo quy trình dùng kháng sinh có mật độ 700 cá bột/m2 được diệt khuẩn bằng kháng sinh vào ngày thả bột và sau đó định kỳ 7 ngày/lần.

12/29/2020 11:36:06 AM +00:00

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp phân tích để xác định canxi trong nguyên liệu và thức ăn vật nuôi

“Nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định hàm lượng canxi trên một số nguyên liệu và thức ăn vật nuôi” nhằm lựa chọn phương pháp phân tích canxi chính xác, phù hợp với các nền mẫu khác nhau.

12/29/2020 11:35:59 AM +00:00

Độ tiêu hoá biểu kiến của các nguyên liệu làm thức ăn đối với cá giò (Rachycentron canadum) thịt

Nghiên cứu này đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến của cá giò thịt đối với 4 nguyên liệu trong nước (bột cá Cà Mau, bột tôm, bột mì, bột đậu nành nguyên hạt rang, xay) và 5 nguyên liệu ngoại nhập (bột cá Chilê, bột gia cầm, bột xương thịt heo, bột mực, bột sò).

12/29/2020 11:35:53 AM +00:00

Nghiên cứu hoàn thiện một số vấn đề kỹ thuật trong quy trình sản xuất surimi từ các loài cá tạp

Nghiên cứu này so sánh phương pháp rửa thịt cá xay bằng dung dịch acid với dung dịch kiềm và nồng độ loại tinh bột bổ sung trong quá trình sản xuất surimi từ các loài cá tạp như cá mối, cá đổng, cá đù, cá mắt kiếng.

12/29/2020 11:35:46 AM +00:00

Xác định quy mô phát triển cá tra bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên sức chịu tải môi trường

Cá tra đã và đang trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi thâm canh trong ao chủ yếu ở ĐBSCL, và sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát của ngành nuôi thuỷ sản nước ngọt đã làm cho môi trường nước bị biến động và có dấu hiệu suy thoái, nguồn nước sông Tiền và sông Hậu bắt đầu ô nhiễm, dịch bệnh trên cá tra xuất hiện và lây lan trên quy mô rộng, và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái vùng có chiều suy giảm.

12/29/2020 11:35:40 AM +00:00

Một số kết quả từ chương trình chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ năm

Bài viết này trình bày kết quả phân tích tăng trưởng đàn tôm càng xanh chọn giống thế hệ thứ 5 thu hoạch năm 2013. Số liệu phân tích dựa trên 5.820 cá thể được cân khối lượng tổng. Theo kết quả thu được, khối lượng tôm đạt trung bình 32,5 ± 17,4 g sau 4 tháng nuôi sau đánh dấu, trong đó tôm cái có khối lượng trung bình 27,5 ± 7,1 g và của tôm đực là 43,9 ± 26,3 g.

12/29/2020 11:35:34 AM +00:00

Đánh giá nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú Penaeus monodon

Vật liệu ban đầu (G0 ) cho chương trình chọn giống tôm sú Penaeus monodon được hình thành bằng cách phối ghép hỗn hợp giữa bốn dòng tôm thu thập từ các vùng địa lý khác nhau, có nguồn gốc là tôm tự nhiên và tôm gia hóa. Ở thế hệ G0 đã tạo ra 69 gia đình từ 16 ghép phối. Vật liệu này được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu trong hệ thống bể xi măng đáy cát và nuôi thử nghiệm trong các ao tại miền Trung (Nha Trang), miền Tây Nam Bộ (Bạc Liêu) và miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa).

12/29/2020 11:35:27 AM +00:00

Các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng và tỉ lệ sống ở kích cỡ đánh dấu của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) dòng GIFT thế hệ 15

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các gia đình về các tính trạng tăng trưởng (khối lượng, chiều dài chuẩn, chiều cao) và tỉ lệ sống (theo cá thể và theo gia đình) tại thời điểm đánh dấu từ trên cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ 15 tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh hưởng của ‘thời gian ương’ và ‘gia đình’ được phân tích bằng mô hình tuyến tính hoặc hồi quy logistic sử dụng phần mềm R.

12/29/2020 11:35:21 AM +00:00

Đánh giá tăng trưởng và chất lượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn ngoài trời quy mô Pilot

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự tăng trưởng và chất lượng cá tra trong hệ thống tuần hoàn và so sánh với các ao nuôi truyền thống. Hệ thống nuôi cá tuần hoàn ngoài trời bao gồm một ao cá diện tích 196m2 , một ao lắng 70m2 , một hệ thống lọc sinh học 25 m3. Diện tích tổng cộng của hệ thống tuần hoàn thí nghiệm là 226m2.

12/29/2020 11:35:14 AM +00:00

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau

Nghiên cứu ương cá hô (Catlocarpio siamensis) bột sử dụng hai loại thức ăn (Moina và Artemia + Moina) và ba mật độ ương (200, 400 và 600 cá/m2 ) trong 20 ngày. Artemia được sử dụng kết hợp với Moina trong 3 ngày đầu. Việc bổ sung Artemia với mật độ 1 con/ml trong 3 ngày ương đầu cho thấy có hiệu quả ở mật độ 400 và 600 con/m2.

12/29/2020 11:35:08 AM +00:00

Các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus, Zuiew, 1793) kích thích sinh sản bằng HCG và sinh sản tự nhiên

Nghiên cứu này so sánh các chỉ tiêu sinh sản của lươn đồng khi có tiêm hoặc không tiêm HCG (Human Chorionic Gonadotropin) được tiến hành trong hai năm 2012 và 2013. Tỉ lệ lươn cái đẻ là tương đương (1) Giữa lô thí nghiệm (có tiêm HCG) và lô đối chứng (không tiêm HCG) và (2) Giữa năm 2012 và 2013.

12/29/2020 11:35:01 AM +00:00

Sử dụng tảo cô đặc Nannochloropsis oculata làm thức ăn cho luân trùng Brachionus plicatilis

Tảo cô đặc Nannochloropsis oculata ở dạng nhão và lỏng đậm đặc được nghiên cứu làm thức ăn, thay thế vi tảo tươi tương ứng cho luân trùng Brachionus plicatilis. Luân trùng được nuôi bán liên tục trong các bể composite hình trụ, dung tích 500 lít. Thức ăn duy nhất là vi tảo N. oculata ở dạng nhão cô đặc hoặc lỏng đậm đặc (thí nghiệm) so với dạng tươi hoặc dạng nhão-sản phẩm thương mại làm đối chứng.

12/29/2020 11:34:54 AM +00:00

Một số kết quả về nghiên cứu bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp kiểm soát

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định diễn biến của bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi trong ao và phòng thí nghiệm và đề xuất một số giải pháp hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. 51 mẫu tôm thu theo định kỳ 10 ngày/lần và 35 mẫu thu lúc dịch bệnh được kiểm tra bằng phương pháp mô bệnh học.

12/29/2020 11:34:48 AM +00:00

Các giải pháp kỹ thuật kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh quy mô trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân gây tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát dịch bệnh AHPND. Nghiên cứu được thực hiện trên 11 ao trong thời gian nuôi 88-98 ngày.

12/29/2020 11:34:41 AM +00:00

Điều tra, thu thập và định danh các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) tại một số tỉnh miền Trung

Nghiên cứu được thực hiện nhằm điều tra điều kiện tự nhiên nơi phân bố, tình hình khai thác và định danh phân loại các loài cá tỳ bà bướm thu thập tại 6 tỉnh miền Trung: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

12/29/2020 11:34:34 AM +00:00

Sử dụng tảo cô đặc Thalassiosira sp. trong ương ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851)

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng bổ sung sản phẩm tảo cô đặc Thalassiosira sp. thay thế vi tảo tươi Thalassiosira sp. và Chaetoceros sp. lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) giai đoạn trôi nổi. Ấu trùng được ương trong các bể composite hình trụ, dung tích 150 lít.

12/29/2020 11:34:27 AM +00:00

Hiệu quả ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen trong ao ương cá tra từ bột đến hương

Ứng dụng công nghệ Micro-nano Bubble Oxygen (MNO) trong ao ương cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá tra. Nghiên cứu này được thực hiện tại Trại nuôi thủy sản Thạnh Phú thuộc Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận từ tháng 7/2018 đến tháng 2/2019.

12/29/2020 11:34:21 AM +00:00

Hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ (Penaeus vannamei) của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) ở quy mô trang trại

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả ứng dụng của cao chiết khổ sâm trong việc phòng bệnh hoại tử gan tuỵ cấp - AHPND trên tôm nuôi ở quy mô trang trại. Thí nghiệm phòng bệnh trên 4 ao nuôi ở Bạc Liêu (tổng diện tích nuôi là 1 ha) và 6 ao nuôi ở Sóc Trăng (tổng diện tích nuôi là 0,9 ha) với liều trộn vào thức ăn là 20 g/kg thức ăn/ngày và tôm được cho ăn liên tục suốt tuần, bao gồm các tuần 3, 5, 7 và 9 sau khi thả nuôi.

12/29/2020 11:34:14 AM +00:00

Đặc tính đối kháng của chủng lactobacillus L756 với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của Lactobacillus L756 ức chế sự phát triển của V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND. Kết quả cho thấy chủng Lactobacillus plantarum L756 có khả năng tạo vòng đối kháng V. parahaemolyticus với đường kính là 14 mm bằng phương pháp giếng khếch tán và ổn định trong 24 giờ.

12/29/2020 11:34:07 AM +00:00

Đặc điểm thành phần acid béo của một số nguyên liệu giàu chất béo và phi lê cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở các giai đoạn phát triển

Cá là nguồn thực phẩm cung cấp các acid béo thiết yếu, có giá trị cao và có ảnh hưởng tích cực đến việc ngăn chặn các bệnh về tim mạch và hỗ trợ thần kinh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thành phần acid béo của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở các giai đoạn phát triển và một số các nguyên liệu giàu chất béo. Acid béo được phân tích và định lượng bằng phương pháp sắc ký khí (GC/FID).

12/29/2020 11:34:01 AM +00:00

Nâng cao giá trị dinh dưỡng bã sữa đậu nành bằng thủy phân và lên men kết hợp enzyme cellulase và vi khuẩn Bacillus subtilis B3

Nâng cao giá trị dinh dưỡng phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến sữa đậu nành bằng công nghệ sinh học để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đang được chú trọng mạnh. Việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm nâng cao dinh dưỡng thành dạng dễ hấp thu còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với nguyên liệu làm thức ăn cho thủy sản.

12/29/2020 11:33:55 AM +00:00

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến chỉ tiêu sinh sản trong sản xuất cá tra bột ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Nghề nuôi cá tra thương phẩm trở thành nghề đóng góp lớn cho xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên hiện nay nuôi cá tra vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chất lượng con giống. Nghiên cứu này ứng dụng lý thuyết hàm sản xuất để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến chất lượng cá tra bột. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2008, nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 89 cơ sở xuất cá tra bột tại An Giang và Đồng Tháp.

12/29/2020 11:33:49 AM +00:00

Xác định thành phần môi trường dinh dưỡng và các điều kiện nuôi cấy bề mặt tạo sinh khối chứa phytase có hoạt lực cao từ Aspergilus niger YD

nội dung của nghiên cứu này nhằm tối ưu thành phần môi trường và điều kiện lên men bán rắn sinh tổng hợp ra phytase ngoại bào từ chủng Aspergillus niger YD với mục tiêu tăng nâng suất để có hiệu quả kinh tế như một sản phẩm thương mại. Với các kết quả thực nghiệm đạt được, thành phần môi trường bao gồm: tinh bột bắp (73,00%) và bột đậu nành (24,44%), và các điều kiện lên men tối ưu như: nhiệt độ 370 C, thời gian lên men là 5 ngày và độ ẩm tương đối của môi trường lên men là 70%.

12/29/2020 11:33:42 AM +00:00

Kiểm chứng mô hình tương quan giữa độ tiêu hóa protein in vivo và in vitro trên thức ăn tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)

Bài viết trình bày việc thực hiện kiểm tra lại các mô hình này trên sáu mẫu thức ăn chế biến trong phòng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra cho thấy tất cả các mô hình dự đoán đều cho số dư dự đoán và độ chệch cao chứng tỏ các mô hình này không phù hợp để dự đoán giá trị độ tiêu hóa protein protein, cần thiết phải xây dựng lại mô hình hồi quy phù hợp, không đi qua điểm 0.

12/29/2020 11:33:36 AM +00:00

Quy trình công nghệ sản xuất Alkyl glycerol từ sinh vật biển dùng và tạo thực phẩm chức năng Akumarin

Alkyl glycerol (AG) có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của con người một cách tự nhiên, giảm lượng cholesterol, chống viêm. Tác động sinh lý của các chất này rất đa dạng, rõ rệt nhất là để điều trị và phục hồi cho bệnh nhân ung thư (ức chế sự phát triển khối u, giảm di căn, giảm tăng trưởng mạch máu trong khối u, giảm đau), trị liệu sau xạ trị và xử lý trạng thái suy giảm miễn nhiễm. Được sử dụng như dạng thuốc hỗ trợ, điều trị đối HIV/AIDS để tăng cấp độ của hệ thống miễn dịch của chúng và các tế bào máu.

12/29/2020 11:33:27 AM +00:00

Di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản

Trong những năm trở lại đây, tiến bộ về di truyền và sinh học phân tử trên động vật thủy sản đã cung cấp các thông tin hữu ích và đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Vai trò của thao tác di truyền và sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản ngày càng được biết đến rộng rãi. Bài viết này điểm lại những nét chính về ứng dụng của di truyền trong chọn giống, lai tạo, nghiên cứu nhiễm sắc thể, điều khiển giới tính, chuyển gen và vai trò của sinh học phân tử trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

12/29/2020 11:33:21 AM +00:00

Đa dạng thành phần loài động vật phù du khu vực vùng hạ Long An

Kết quả khảo sát quần xã động vật phù du tại 10 vị trí thu mẫu ở khu vực vùng hạ Long An qua 12 đợt quan trắc trong năm 2013, đã xác định được tổng số 82 loài thuộc 09 giống: Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda, Ostracoda, Decapoda, Chaetognatha, Chordata và Larva (các dạng ấu trùng con non), ở mỗi đợt quan trắc dao động từ 23 − 45 loài/đợt. Thành phần loài phân bố chủ đạo trong khu vực khảo sát chủ yếu là các loài giáp xác Copepoda và ấu trùng Nauplius của chúng.

12/29/2020 11:33:14 AM +00:00