Tài liệu miễn phí Lâm nghiệp

Download Tài liệu học tập miễn phí Lâm nghiệp

RAU SẮNG

Công dụng: Chồi non, lá, cụm hoa và quả non được dùng phổ biến làm rau ăn (nấu chín). Rau sắng có vị đậm đà đặc biệt, có thể dùng nấu canh nông, nhưng vẫn ngọt như canh thịt cá, hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thời gian chiến tranh, bộ đội hái rau sắng trong rừng rất nhiều để nấu canh và gọi tên chúng là rau mỳ chính; vì nó có vị ngọt như loại gia vị nổi tiếng này. Cụm hoa non được gọi là rong rồng lại có vị ngọt hơn cả lá; chúng thường...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

NƯA CHUÔNG

Công dụng: Củ nưa có thể dùng để ăn, nó chính là loại thức ăn không gây béo phì. Ở Thái Lan, củ dùng làm thức ăn cho ngời bị bệnh đái đường, nó còn là thức ăn ít cao nên được dùng để giảm béo và choleterol. Nưa chuông và nưa konjac là những cây lương thực quan trọng ở một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Papua New Guinea, Ấn Độ và Sri Lanka. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản, nưa konjac lại được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, vì củ nưa có tính...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

MẠY CHÂU

Công dụng: Mạy châu là cây đa tác dụng: gỗ màu hồng nhạt, nặng, ít nứt nẻ, cong vênh, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc thông thường. Hạt có nhiều dầu, ăn ngon như hạt cây hồ đào (Juglans regia), một cây ăn quả nổi tiếng cùng họ. Hạt có thể rang ăn hoặc dùng chế biến các loại kẹo cao cấp. Trong hạt cũng chứa nhiều dầu nên dân địa phương thường dùng để ép dầu ăn thay mỡ. Vỏ hạt dùng chế biến than hoạt tính. Hình thái: Cây gỗ trung bình đến lớn, rụng...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

LÒN BON

Công dụng : Quả có hạt thường dùng ăn tươi, nhưng loại quả không hạt có thể làm nước xi rô đóng chai. Thịt quả ăn mát, dùng để giải khát, lợi tiểu. Phần ăn được chiếm 68% trọng lượng của quả. Trong 100 g của phần này chứa 84 g nước, một ít đạm và chất béo, cacbonhydrat 14,2%, chủ yếu là đường khử và glucoz; 0,8 g chất xơ; 0,6 g tro; 19 mg Calci; 275 mg K; một ít vitamin B1 và B2, nhưng vitamin C rất ít. Giá trị năng lượng là 238 kJ/100g. Theo ý...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

LAI

Công dụng: - Thành phần hoá học: Khô dầu lai chứa 45-50% protein; 1,5-2,0% K2O; 40- 4,5% P2O5 và một chất gây xổ mạnh, nên chỉ có thể dùng làm phân bón. Một kg hạt lai có khoảng 140-150 hạt; trong hạt vỏ chiếm 65-70%, nhân hạt chỉ khoảng 30-35% trọng lượng. Thường 100 g nhân gồm: 5-8 g nước; 8-22 g protein; 60-62 g dầu béo; 7-18 g hydratcacbon; 2-3 g chất xơ và 3-4 g tro. Năng lượng đạt 2675 kj/100g. Dầu chiết từ nhân hạt là chất lỏng, màu vàng nhạt, không mùi vị, có tỷ trọng...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

GIỔI ĂN QUẢ

Công dụng: Giổi ăn quả là cây gỗ đa tác dụng; Hạt giổi có tinh dầu và là loại gia vị truyền thống của nhân dân vùng núi phía Bắc trước đây, giống như hạt tiêu ở các tỉnh phía Nam. Đặc biệt món tiết canh có gia vị hạt giổi là một trong những món ăn được ưa chuộng ở nhiều vùng. Hạt giổi trộn với muối và giã nát là một gia vị tuyệt vời; chỉ đến vùng núi phía Bắc ta mới được thưởng thức loại gia vị này. Gỗ giổi có giác lõi phân biệt; giác...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Gấc

Công dụng: Ở nước ta gấc được trồng chủ yếu để lấy quả chín nhuộm màu cho xôi hoặc cho các loại bánh. Quả non đôi khi được xào nấu như một loại rau. Áo hạt có màu đỏ tươi là chất nhuộm màu cho thực phẩm có giá trị. Trong y học, dầu gấc lấy từ áo hạt được coi là loại thuốc giàu vitamin A để chữa các bệnh: trẻ em chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài bôi vào các vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chữa...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

CHUA CHÁT

Công dụng: - Bộ phận dùng: Quả tươi dùng để ăn và chế biến một loại số thực phẩm. Quả khô làm thuốc với tên dược liệu là Sơn tra. - Thành phần hoá học: Quả chứa 16,4% đường; 2,76% tanin; 2,7% acid hữu cơ (gồm acid tartric, acid citric và ascorbic) và các chất hữu cơ khác. Ngoài ra, trong quả còn chứa lượng nhỏ tinh dầu. - Công dụng: Quả tươi dùng để ăn, có vị hơi chua chát. Ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu vang, nước quả ép. Quả chua chát khô...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

CHUỐI RỪNG

Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian hầu hết các bộ phận của chuối rừng đều được sử dụng. Để làm rau ăn, người ta lấy thân cây chuối non, bóc hết bẹ bên ngoài, lấy phần non bên trong, thái nhỏ ngâm nước cho bớt chất và giữ màu trắng để ăn như rau ghém hay muối dưa. Món bún ốc và bún riêu cua không thể thiếu loại rau ghém có thân chuối rừng thái lát. Hoa chuối rừng làm nộm được coi là món ăn, đặc sản. Cũng có thể dùng hoa chuối sau khi thái nhỏ,...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

DẺ YÊN THẾ

Công dụng: Hạt dẻ yên thế là loại thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người dân Việt Nam. Hàng năm riêng tỉnh Hà Bắc, nhân dân thu gần 100 tấn hạt dẻ để bán ra thị trường trong nước hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá thu mua tại gốc 5000-8000 đồng/kg. Bán tại Hà Nội khoảng 10.000-15.000 đồng/1kg hạt tươi. Từ 4-5 tuổi dẻ đã ra hoa và cho quả; cây cho quả ổn định từ năm thứ 10, kéo dài 40-50 năm. Cây 20-35 tuổi cho nhiều quả nhất. Một cây dẻ 30 tuổi đứng riêng rẽ,...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

CHAY BẮC BỘ

Công dụng: Quả chín ăn được: có thể ăn sống hoặc nấu canh ăn (canh chua) ăn quả lúc còn tươi hoặc phơi khô để ăn dần. Quả chay chín (5 - 7 quả) ăn hoặc ép nước uống dùng đề chữa nóng phổi, mỏi gối, rong kinh, bạch đới, chảy máu mũi, ho ra máu, đau họng, dạ dày thiếu toan, trị chứng kém ăn (có thể dùng quả chay ép lấy nước uống). Vỏ và rễ dùng nhai với trầu, chữa rong kinh, bạch đới, mỏi gối, đau lưng, có tác dụng làm chắc chân răng. Quả chay...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

CÀNG CUA

Công dụng: - Bộ phận dùng: Phần trên đất dùng tươi làm rau ăn và bảo quản thực phẩm tươi sống (cá). Cành lá phơi khô dùng làm trà. - Thành phần hoá học: Lá càng cua chứa 4 - 6% protein và một lượng nhỏ tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Thành phần chính của tinh dầu là apiol (một dẫn xuất của phenylpropal), 2,4,5-trimethoxy-systyren, caryophyllen và một chất thuộc nhóm sesquiterpen alcol hiện chưa xác định được cấu trúc. Ngoài ra, cây càng cua còn chứa một số hợp chất thuộc nhóm flavonoid: acacetin, apigenin, pellucidatin, isovitexin. -...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

CỐT KHÍ CỦ

Công dụng: Cốt khí củ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc chữa phong thấp, tê bại, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, còn dùng trong trường hợp ứ huyết do ngã, do bế kinh và chữa mụn nhọt. Liều dùng 8 - 20 g / ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hình thái: Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5 - 1,0 m. Rễ củ dạng thuôn dài, mọc nghiêng dưới đất, vỏ ngoài màu nâu đen, ruột màu vàng. Thân hình...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Gầy - Măng cầy, mạy thóc (Tày, Nùng)

Công dụng: Thân dầy, cứng nhưng ít được dùng làm nhà vì không thật thẳng và to. Có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy, ván ép... Thường trồng để lấy măng, vì măng to, nhiều, ăn ngon, nhưng phải ăn hoặc chế biến ngay, vì măng dễ chuyển mầu nâu và để lâu có vị hơi đắng. Bình quân mỗi chiếc măng gầy nặng 1,5kg (măng to có trọng lượng 2,8kg), tỷ lệ sử dụng của măng gầy cao, đạt 71-85%. Măng có thể ăn tươi, làm măng chua hoặc phơi khô làm măng lưỡi lợn. Ở...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Dùng Phấn

Công dụng: Dùng phấn có lóng dài, nên được dùng để đan phên cót, tăm mành và làm hàng mỹ nghệ. Có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép, làm sợi và làm giấy. Măng dùng phấn ăn được, nhưng chất lượng không cao và tỷ lệ xơ lớn, nên rất ít khi được người dân sử dụng. Măng dùng không thấy bán trong các chợ địa phương. Cây có dáng đẹp vì thân già màu lục sẫm và thân non (dưới 12 tháng) được bao phủ bởi lớp phấn trắng như dát bạc nên...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Bương Lớn

Công dụng: Thân bương lớn to, dài, chắc, bền nên thường được dùng làm cột buồm, làm nhà. Các dân tộc vùng cao dùng bương lớn làm máng dẫn nước, làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao. Măng Bương lớn to, ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khô, cũng có thể đóng hộp. Một bụi cây to có thể cho tới 180kg măng tươi/bụi/năm. Măng tươi của bương được thị trường rất ưa chuộng vì có vị hơi đắng rất đặc biệt, măng đầu vụ có thể bán 2.000-3.000đ/kg; trọng...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Nấm Mối Mũ Nhỏ

Hình thái: Nấm có dạng chuông với chóp nhọn gồ lên ở đỉnh, có lông mịn, sau đó hình nón dẹp, mép mũ rách ra và chia thuỳ. Mũ có màu trắng nhạt hoặc xám nhạt, phần đỉnh có màu sẫm hơn. Kích thước mũ 1-3 cm. Thịt nấm màu trắng, mỏng, có mùi thơm đặc trưng của nấm. Sợi nấm không có khoá. Phiến nấm tự do, xếp xít nhau, dày 1-2 mm, màu trắng, dài ngắn không đồng đều, phần mép hơi có dạng răng. Cuống ở giữa, màu trắng, đặc, cao mảnh khảnh, kích thước 2-6 cm...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Nấm Chân Chim

Hình thái: Nấm dạng quạt nhỏ như đồng xu, vỏ hến, đường kính mũ 2-3 cm. Mép mũ cong, có khía và xẻ thuỳ ít nhiều. Mũ nấm khi tươi có màu xám nhạt, khi khô có màu trắng xám với những vòng đồng tâm hơi nổi lên. Kích thước mũ 2-4 cm chiều dài; 1,5-2,5 cm chiều rộng. Mặt mũ phủ lớp lông mịn, dài 850 µm. Nấm hầu như không có cuống, phần bám vào giá thể hơi thót lại. Thịt nấm màu trắng, dai, mỏng, dày khoảng 1 mm, chất dai, khi khô thì cứng lại, khi...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Nấm Mào Gà

Hình thái: Thể quả có màu vàng tươi da cam đến vàng trứng. Mũ nầm dày, lúc non cuộn vào trong, hơi lồi lên, khi trưởng thành trải rộng và lõm xuống hình thành dạng hoa kèn. Mép mũ lượn sóng ít nhiều, đôi khi tạo thành thuỳ với những nếp gấp lúc già. Đường kính mũ rộng 2-30 cm, cao 4-12 cm. Nấm chất thịt, hơi dai, có màu trắng ngả sang sắc thái vàng đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, dày gần 45 mm ở phần gần cuống. Bào tầng ở phía dưới mũ màu trắng-vàng, dạng...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Nấm Mối

Công dụng: Nấm mối là một nguồn thực phẩm đặc biệt. Có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Miền Bắc thường chỉ xào hoặc nấu canh. Còn đồng bào miền Nam có nhiều cách chế biến phong phú như xào, kho, nấu canh. Các món: canh nấm nấu với nước cốt dừa, lá cách; dùng nấm búp kho với cá bống; nấm mối xào chấm với muối ớt; nấm búp to gói lá cách nướng; nấm mối xào thịt lợn và tôm; nấm mối nấu với gan lợn và trứng chim cút; và làm bánh xèo nấm mối....

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Vối

Công dụng: Lá và nụ vối từ xa xưa đã được nhân dân ta dùng rất phổ biến nấu nước uống, vừa thơm, vừa có tác dụng tiêu hoá tốt, nhuận tràng. Quả vối chín ăn có vị hơi chua chát và ngọt, vừa bổ vừa có tác dụng chữa bệnh. Lá, nụ và vỏ của cây Vối có tác dụng chữa đau bụng, ăn khó tiêu, chữa ỉa chảy. Quả có tác dụng chữa phong thấp. Nước sắc của lá, vỏ có tác dụng sát trùng, để rửa các vết thương. Ở Trung Quốc, nụ và vỏ vối làm...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạy Lay

Công dụng: Thân mạy lay có thể dùng vào việc xây dựng các công trình nhỏ như: vách nhà sàn, khung mái nhà... làm cột cho cây leo, làm hàng rào; phần gốc tre làm cán dụng cụ cầm tay (nông cụ, dao...). Thân tre cũng được dùng làm bàn ghế, nguyên liệu giấy. Măng mạy lay ăn ngon. Đôi khi mạy lay được trồng trong vườn nhà như cây cảnh. Ở Thái Lan, măng mạy lay được đóng hộp và bán sang Nhật Bản. Giá măng tươi thu mua tại rừng khoảng trên 1.000 đồng/kg. Ở Việt Nam, măng...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạy Cần

Công dụng: Thân cây thẳng, dày, chắc bền nên có thể dùng trong xây dựng. Dân địa phương thường dùng làm rui mè, làm sào, cột chống, dàn phơi... Nếu yêu cầu số lượng lớn thì thường dùng lẫn với hóp. Măng ăn ngon, nhưng do mới trồng ít, nên nguồn măng chủ yếu dùng trong phạm vi gia đình, chưa được bày bán ngoài chợ. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm cao 10-25m, đường kính 5- 10cm, chiều dài lóng 30-60cm, bề dày vách lóng phần giữa và phần trên của thân cây 0,5cm;...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mậy Bông

Công dụng: Thân mậy bông được dùng vào nhiều việc như: xây dựng, đan lát, làm đồ đạc, nông cụ và làm nguyên liệu chế biến bột giấy. Măng mậy bông ăn được nhưng có vị hơi đắng, nên nhiều nơi không dùng làm thức ăn. Ở Thái Lan, mậy bông thường dùng trong thủ công nghiệp và dùng các loại nhựa dầu để đánh bóng; đôi khi mậy bông được trồng làm hàng rào quanh vườn hoặc hàng rào chắn gió. Kích thước của sợi thân: chiều dài 1,453,0mm; đường kính 15-20µm; đường kính khoảng 5-5,6µm; vách dày 3,27,5µm....

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạnh Tông

Công dụng: Mạnh tông cho thân to, thẳng, cứng, vách thân dày nên thường dùng làm cột nhà, cột điện, cầu cống... Măng ăn ngon, được nhiều người ưa thích và được coi là một trong những loại măng ngon nhất trong các loài tre. Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt dầy, nặng cân... (vì vậy có địa phương người dân gọi là “Tre măng). Mạnh tông được trồng khá nhiều ở Thái Lan. Theo con số thống kê năm 1995, diện tích trồng mạnh tông của Thái Lan là 6.000ha....

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạy Sang

Công dụng: Hiện nay mạy sang chủ yếu được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm các đồ gia dụng thông thường. Thân cũng có thể dùng làm nguyên liệu giấy sợi. Theo tài liệu của Bộ Công Nghiệp nhẹ cho thấy thân mạy sang 2-3 tuổi có tỷ lệ xenlulô 17,41% trọng lượng; sợi dài trung bình 2,99mm; rộng 15,68µm, chiều dày vách 6,5µm. Tỷ lệ chiều dài trên chiều rộng là 199,7. Theo tài liệu của Dransfield. 1995; ở độ ẩm 102,5%; thân tre mạy sang tươi có tỷ trọng 551kg/m3; thân tre khô có tỷ trọng 664kg/m3...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạy Puốc Cai Na

Công dụng: Công dụng của mạy puốc cai na cũng gần như với mai xanh (loài phân bố nhiều ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn). Thân tre có kích thước lớn nên dùng trong xây dựng, làm đũa, làm hàng mỹ nghệ, ván thanh, ván sàn hoặc làm giấy. Măng của puốc cai na cũng rất ngon. Giống như các loại mai khác, có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến măng lưỡi lợn khô, cất trữ lâu dài và thường bán vào dịp tết. Lá cây có kích thước lớn giống lá diễn trứng có thể nghiên cứu sản...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Mạy Pì

Công dụng Mạy pì có kích thước nhỏ, nhưng tăng trưởng nhanh, vách dày, dẻo, dễ uốn nên được dùng nhiều trong gia đình để đan lát, xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy. Đặc biệt ở các thôn bản có nghề làm hương, thường trồng loài tre này để làm tăm. Măng mạy pì ăn ngon được nhân dân rất ưa chuộng. Mạy pì có dáng bụi và thân đẹp, có thể đưa vào trồng làm cây cảnh trong các công viên, vườn gia đình. Các nhà chọn giống tre của Trung Quốc đang có ý...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Dó giấy, vỏ dó, dã gân, dã rừng

Công dụng: Vỏ dó rất bền, dai, nhiều sợi, với hàm lượng cellulose từ 40 đến 50% (từy theo tuổi cây), độ dài sợi 6-7mm, chiều rộng 10 µm (chiều dài lớn gấp 600 lần chiều rộng). Vì vậy sợi có độ bền cơ học cao. Bột giấy dó có hàm lượng cellulose 92-93%; trị số đồng thấp 1,13% (so với chỉ tiêu bột giấy để sản xuất giấy chất lượng cao thì hàm lượng cellulose phải trên hay bằng 90% và hàm lượng đồng nhỏ hơn hay bằng 1,5%). Do đó vỏ dó rất phù hợp với sản xuất...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00

Cói Cói chiếu, cói hoa vàng, lác, lác nước

Công dụng: Thân cói đã được dùng từ rất lâu đời để bện dây, dệt chiếu, dệt thảm, túi và nhiều hàng mỹ nghệ khác. Loại thân cói ngắn không đan lát được (bổi), có thể dùng lợp nhà, làm chất đốt hay nguyên liệu chế biến giấy cao cấp. Tế bào sợi cói có chiều dài 1,8(1-4)µm, và rộng trung bình 12(825)µm; chúng thường hẹp, vách dày và nhọn đều. Ở Việt Nam, cói còn được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ hay thân ngầm. Do có vị ngọt, hơi the, mùi thơm, tính mát nên...

8/29/2018 7:30:03 PM +00:00