Xem mẫu

  1. CÀNG CUA
  2. Công dụng: - Bộ phận dùng: Phần trên đất dùng tươi làm rau ăn và bảo quản thực phẩm tươi sống (cá). Cành lá phơi khô dùng làm trà. - Thành phần hoá học : Lá càng cua chứa 4 - 6% protein và một lượng nhỏ tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Thành phần chính của tinh dầu là (một dẫn xuất của phenylpropal), 2,4,5-trimethoxy-systyren, apiol caryophyllen và một chất thuộc nhóm sesquiterpen alcol hiện chưa xác định được cấu trúc. Ngoài ra, cây càng cua còn chứa một số hợp chất thuộc nhóm flavonoid: acacetin, apigenin, pellucidatin, isovitexin. - Công dụng: Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, càng cua thường được sử dụng khi còn tươi làm rau ăn, là thành phần của nhiều loại salat, đôi khi được nhúng nước sôi cho chín tái. Một số nước châu Mỹ, càng cua được dùng để nấu súp hoặc hầm với thịt. Ngoài ra, càng cua còn được trộn lẫn với cá tươi trong quá trình bảo quản tránh cho không bị hỏng. Ở một số vùng của Trung Mỹ, càng cua được phơi khô để làm trà. Trà từ cây càng
  3. cua phơi khô gọi là trà ngọt (sweet tea) có tác dụng chữa cảm lạnh và hen suyễn. Ngoài ra, càng cua còn được sử dụng để làm thuốc. Hình thái: Cây thảo mọng nước, giòn dễ gãy, cao tới 30 cm. Thân nhẵn, gần như không màu, ban đầu đứng sau bò sát đất. Rễ mọc từ các mắt trên thân. Lá mọc so le, hình tim, mép nhẵn, bóng láng, có 5 gân từ đáy, dài 2,5 - 3,5cm, rộng 2 - 3cm; cuống lá dài 1,5 - 2 cm.Cụm hoa mọc ở đỉnh hay nách lá, trục đơn độc nhẵn, cao 5 - 8 cm. Hoa lưỡng tính, không cuống, bao hoa gần hình tròn, nhị 2. Quả bế gần hình cầu, màu nâu đen, đường kính 0,5 - 1 mm, vỏ nhảy dính, 1 hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm nhẹ. Phân bố: - Việt Nam: Càng cua gặp ở cả 3 miền, thường mọc hoang tại các khu vực ven suối trong rừng ẩm, các nơi ẩm ướt có nắng, trong các chậu hoa; được trồng phổ biến làm rau ăn và làm cảnh.
  4. - Thế giới: Các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, một số nước châu Mỹ và Tây Phi. Một số tài liệu cho rằng càng cua có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hiện nay, càng cua mọc hoang tự nhiên ở khắp các khu vục nhiệt đới. Đặc điểm sinh học: Càng cua là cây thảo mọng nước, ưa ẩm và ưa sáng trung bình. Trong tự nhiên, cây phân bố tới độ cao 1300 m. Cây có nhu cầu lớn về độ ẩm; trong điều kiện khô hạn, cây bị rụng hết lá và tiếp tục sinh lá mới khi độ ẩm thích hợp. Cây có thể chết khi bị ngập nước lâu ngày. Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của cây từ 14 - 280C và dễ bị chết khi nhiệt độ dưới 50C. Càng cua có thể tái sinh bằng cả hạt và đoạn thân. Trong tự nhiên càng cua chủ yếu tái sinh bằng hạt. Hạt càng cua nhỏ nhẹ, có chất nhày dính, rất dễ phát tán nhờ gió và nước. Vì vậy thường gặp càng cua mọc trên các mái nhà ẩm ướt, trong các chậu cây cảnh,…Từ các đoạn thân, càng cua dễ dàng tái sinh thành cây trong điều kiện đủ độ ẩm. Lợi dụng đặc tính này, ở Việt Nam càng cua được trồng bằng các đoạn thân hoặc cành.
nguon tai.lieu . vn