Xem mẫu

  1. Nấm Mào Gà Hình thái: Thể quả có màu vàng tươi da cam đến vàng trứng. Mũ nầm dày, lúc non cuộn vào trong, hơi lồi lên, khi trưởng thành trải rộng và lõm xuống hình thành dạng hoa kèn. Mép mũ lượn sóng ít nhiều, đôi khi tạo thành thuỳ với những nếp gấp lúc già. Đường kính mũ rộng 2-30 cm, cao 4-12 cm. Nấm chất thịt, hơi dai, có màu trắng ngả sang sắc thái vàng đến màu vàng lòng đỏ trứng gà, dày gần 4- 5 mm ở phần gần cuống. Bào tầng ở phía dưới mũ màu trắng-vàng, dạng gân nổi và phân nhánh không có quy luật, men từ cuống đến mép mũ. Sợi nấm không có khoá. Cuống nầm chất thịt, đặc, hơi lệch, dài 3-6 cm, dày 7-12 mm, phần chân cuống hơi thót lại, có sợi nhỏ với sắc thái nâu, phần trên có sợi màu trắng, chân cuống có rễ giả. Đảm dạng chuông, kích thước 28-35 x 6-7 µm. Bào tử hình ê líp, nhẵn, một đầu hơi thót và nhọn, có màu trong suốt tới màu vàng xám, không có tinh bột, có giọt dầu ở giữa. Kích thước 8-10 x 4-5 µm.
  2. Phân bố: Nấm mào gà có phân bố rộng rãi ở nước ta và trên thế giới - Việt Nam: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà. - Thế giới: Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ; Châu Âu: Pháp, ltalia, CHLB Nga, Đức; Bắc Mỹ: Hoa Kỳ. Các thông tin khác: Nấm mọc thành từng đám trên đất rừng tơi, xốp, nhiều mùn. Đặc biệt là rừng sồi, dẻ từ tháng 4 đến tháng 9. Ở Việt Nam và thế giới mới chỉ thu hái nấm hoang dại để dùng làm thực phẩm, chưa nuôi trồng. Hàng năm vào mùa nấm từ tháng 6 đến tháng 9, nấm đ ược bán nhiều ở các chợ Côn Minh-trung Quốc. Tại đây, có những cửa hàng ăn chỉ chuyên bán các món ăn từ nấm. Trong khi đi điều tra nấm tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) chúng tôi đã thu hái và chế biến nấm mào gà để ăn. Khi nấu nước có màu vàng mỡ gà. Nấm chưa được nuôi trồng và không có nhiều để lưu hành trên thị trường. Trong Sách Đỏ Việt Nam, nấm mào gà được liệt vào loại hiếm (R), vì vậy cần được bảo tồn.
  3. Nấm Dai Hình thái: Nấm thường mọc trên cây sau sau (Ltquidambar sp.) nên gọi là nấm sau sau. Ngoài ra, trên mũ có vảy mầu nâu đốm, trông giống như da hổ. Do đó, còn có tên là nấm da hổ. Tên thường gọi là nấm dai, do khi nấm già ăn bị dai. Mũ nấm lúc non dạng bán cầu dẹp, lúc trưởng thành chuyển thành dạng phễu nông hoặc sâu, chất thịt - da khi non, chất da khi trưởng thành. Mép mũ khi non cuộn lại, sau thẳng ra, lượn sóng hoặc rách ít nhiều. Khi non mũ có màu nâu tối, khi già màu nâu nhạt hoặc trắng xám, có các vảy màu nâu đen xếp đồng tâm. Đường kính mũ 5-10 cm. Phiến màu trắng, xếp xít nhau, sắc thái vàng, cuối cùng thể hiện màu vàng rõ hơn và men xuống cuống. Cuống ở giữa nhưng đa số thường lệch, nhỏ dần về phía chân cuống. Khi non có các vẩy dạng lông, trông gần như bao riêng. Kích thước
  4. cuống 3-8 x 1-1,5 cm. Đảm hình chuỳ, kích thước 5,5 x 19 µm. Bào tử không màu, nhẵn, hình trụ hoặc elíp. Kích thước 2,5-3,5 x 6,5-9 µm. Phân bố: - Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh (Cần Giờ), Cà Mau. - Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, An Độ; Pháp, ltalia; Cu Ba, Hoa Kỳ, Mêhicô, Australia. Các thông tin khác: Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm trên gỗ, các cây lá rộng ở trong rừng, ven rừng vào mùa mưa. Độ cao 400 m và 900 m trên núi Ba Vì và Tam Đảo cũng đã gặp. Nấm dai chưa phân lập để nuôi trồng đại trà. Nhưng trong phòng thí nghiệm sinh học đã nuôi cấy ra thể quả để nghiên cứu sinh lý và sinh hoá. Người dân thường thu hái nấm non để ăn vì nấm già ăn sẽ bị dai.
  5. Tuy nhiên, do nấm có vị đậm ngọt, nên những nấm già vẫn được hái để nấu canh và chỉ dùng nước. Đồng bào ở các tỉnh phía Bắc vẫn thu hái nấm dai để ăn và bán ở chợ. Còn trẻ em, khi đi chăn trâu ở ven rừng cũng kết hợp hái nấm dai.
nguon tai.lieu . vn