Xem mẫu

  1. CỐT KHÍ CỦ
  2. Công dụng: Cốt khí củ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền làm thuốc chữa phong thấp, tê bại, chân tay nhức mỏi. Ngoài ra, còn dùng trong trường hợp ứ huyết do ngã, do bế kinh và chữa mụn nhọt. Liều dùng 8 - 20 g / ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống; thường phối hợp với các vị thuốc khác. Hình thái: Cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao 0,5 - 1,0 m. Rễ củ dạng thuôn dài, mọc nghiêng dưới đất, vỏ ngoài màu nâu đen, ruột màu vàng. Thân hình tr ụ thẳng, nhẵn, có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình trứng dài 5 - 12 cm, rộng 3,5 – 8 cm, gốc tròn hoặc hơi bằng, đầu tù hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm; bẹ chìa ngắn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu trắng, đơn tính, hoa đực vả hoa cái riêng; bao hoa có 5 phiến rời nhau; hoa đực có 8 nhị; hoa cái có bầu ba góc. Quả 3 cạnh, màu nâu đỏ khi chín.
  3. Phân bố: Việt Nam: Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát), Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ)… Hiện được trồng rải rác ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Có thể có ở Lào. Đặc điểm sinh học: Cốt khí củ vốn có nguồn gốc ở vùng á nhiệt đới và ôn đới ẩm. Vì vậy, cây mọc tự nhiên ở Việt Nam chỉ thấy rải rác ở vùng núi, có độ cao trên 1.500 m; khí hậu mát quanh năm, nhiệt độ 15 - 180C, về mùa đông thường khá lạnh. Tuy nhiên, do được thuần hóa lâu ngày, cốt khí củ đã được trồng cả ở vùng đồng bằng, nơi có điều kiện khí hậu ấm hơn tới 4 - 50C. Cốt khí củ là cây có sức sống dai, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa hoa quả từ tháng 6 đến tháng 10; cây có hiện t ượng rụng lá và bán tàn lụi trong mùa đông; tái sinh từ hạt và từ phần thân, rễ đem trồng.
  4. BÚNG BÁNG Công dụng Bột báng có vị ngọt, tính b ình, có tác dụng bổ cho phân bố búng báng ở Việt Nam Cơ thể, bồi bổ hư tổn suy yếu, ăn lâu thì lưng gối khỏi yếu mỏi, có thể dùng thay lương thực, làm bánh. Nhựa từ cuống cụm hoa thường đượ c dùng làm đường, nước giải khát, làm rượu, làm giấm. Quả được dùng làm thuốc, sắc uống chữa đau nhức, dịch vỏ quả ăn da, độc với cá, nhân hạt luộc ăn được. Nõn cây bóc vỏ cứng, luộc bỏ nước dùng nấu canh hay xào ăn, thân cây có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thân cây cũng dùng làm thuốc, sắc uống chữa cảm sốt. Rễ dùng trị viêm cuống phổi và dễ tiêu hoá. Theo phân tích cây chứa 14,8% nước, 2,6% protein, 1,1% lipid,
  5. 7,6% cellulose, 74,1% dẫn xuất không protein, 2,5% khoáng toàn phần (trong đó có calcium,phosphor) (Võ Văn Chi, 1 997). Ngoài ra những sợi ở bẹ lá còn lại trên cây có thể dùng làm chỉ khâu nón hay bện thừng, xe làm dây buộc. Hình thái: Cây một thân; hoa đơn tính, cùng gốc. Thân trụ lùn, to, cao 5-10 m, đường kính 40-50 cm (kể cả bẹ lá còn sót lại); thân được bao bọc bởi sợi của bẹ, gốc cuống lá còn tồn tại xếp dày đặc, phần già nhẵn, có những vòng do sẹo lá để lại. Lá mọc tập trung ở đầu thân, toả rộng, xẻ thuỳ lông chim, dài 6-7 m; bẹ lá thường phân rã tạo sợi; cuống lá mập, dài 1-1,5 m; thuỳ lá rất nhiều, dài 0,8-1,2 m, rộng 4-5, 5 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng; gốc thuỳ lá lệch, kéo dài thành tai dài 1-5 cm, ôm lấy sống lá, đỉnh thuỳ có răng không đều. Cụm hoa to, mọc từ bẹ lá, dài 90-120 cm, phân nhánh 1 lần; nhánh nhiều, hoa xếp xoắn; cuống cong; lá bắc 5-9, thuôn, lá bắc cụm hoa có 2 sống, lá bắc cuống xẻ Ở mặt lng, lá bắc nhánh không rõ, hình tam giác. Hoa đực hình nón, dài 15 mm; đài hình bầu dục mắt chim, rộng 8 mm, cao 4 mm, thuỳ đài 3, lợp, lù; tràng hình bầu dục thuôn, xếp van, dai, dài 10-11 mm; có khoảng 70-80 nhị có bao phấn dài 10 mm, nhọn đầu; nhị bất thụ
  6. không có. Hoa cái có đài 3, hình bầu dục rộng; tràng hình mắt chim đầu nhọn, hợp ở gốc, dài 12-15 mm, nhị bất thụ không có; bầu hình cầu, núm nhuỵ 3, hình răng. Quả cầu màu xám đậm, đường kính 3,5-5cm, có bao hoa tồn tại dạng đấu. Hạt 3, màu xám, dẹt 1 bên. Phân bố: - Việt Nam: Cây mọc hoang ở hầu khắp các khu vực của Việt Nam: Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thanh Hoá, Phú Thọ, Ninh Bình……. - Thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Myanmar. Còn được trồng làm cảnh ở nhiều nước khác. Đặc điểm sinh học: Mọc nhiều ở chân núi ẩm, trong thung lũng núi đá vôi, xen với cây gỗ thuộc lớp 2 lá mầm, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn. Cây mọc trên đất ướt, nhiều chất dinh dưỡng, đủ ánh sáng.Thường chỉ mọc ở vùng có khí hậu ẩm. Cây tái sinh bằng hạt. Các loài Cầy hương (paradoxorus hermanphroditus và Paradoxorus
  7. Dhilippinesnsis) là động vật phát tán hạt chủ yếu bằng cách ăn và thải ra hạt, ngoài ra còn một số động vật khác cũng thường sống trên cây như một loài chuột đặc hữu ở Philippin dùng cây làm chỗ sinh sống. Cây thường ra hoa 6 tháng thì chết. Cây thường ra hoa ở thời kỳ 7-10 tuổi, sau khi tất cả cụm hoa ra quả, cây sẽ chết.
nguon tai.lieu . vn