Xem mẫu

  1. Gấc
  2. Công dụng: Ở nước ta gấc được trồng chủ yếu để lấy quả chín nhuộm màu cho xôi hoặc cho các loại bánh. Quả non đôi khi đ ược xào nấu như một loại rau. Áo hạt có màu đỏ tươi là chất nhuộm màu cho thực phẩm có giá trị. Trong y học, dầu gấc lấy từ áo hạt được coi là loại thuốc giàu vitamin A để chữa các bệnh: trẻ em chậm lớn, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn mệt mỏi. Dùng ngoài bôi vào các vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chữa bệnh táo bón. Hạt gấc theo kinh nghiệm nhân dân dùng ngoài chữa mụn, nhọt, tràng nhạc, quai bị, sưng vú, tắc tia sữa, đau khớp. Hạt gấc giã nhỏ ngâm trong rượu dùng sưng tấy có tác dụng gần giống như mật gấu ("mật gấu của người nghèo"). Rễ và thân được dùng chữa phù thũng, thấp khớp, long đờm. Dầu gấc chiết xuất từ áo hạt có các thành phần chính: caroten (0,17%), ngoài ra còn có lycopen và các acid béo (44% acid oleic, 33% acid palmitic, 14% acid linoleic). Đặc biệt có một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể (Cu, Fe, Zn, Ca, Se) (Theo Nguyễn Văn Đàn, 1969; Hà Văn Mạo, 1990). Cứ 100 kg quả tươi có thể chiết được 1,6-2 lít dầu gấc.
  3. Trong nhân hạt gấc chứa chủ yếu là dầu béo (52-53%), thành phần chính là các acid béo, trong đó nhiều nhất là elaeostearic (54-55%), stearic (17-18%) và oleic. Trong nhân hạt còn chứa 16-17% protein; 3% carbohydrat; 2,9% các chất khoáng; 2,8% chất xơ. Chất glycoprotein chiết từ rễ và gốc gấc khi tươi có thể gây sẩy thai. Một số glucosid chiết từ gốc và rễ làm suy giảm đường huyết trong máu. Saponin thô có tác dụng làm tan máu. Hợp chất ethanolic chiết từ gấc đã có tác dụng đến việc phòng chống và làm giảm khối u. Hình thái: Gấc thuộc loài dây leo thân thảo, đơn tính khác gốc (cây đực, cây cái riêng), sống nhiều năm; lát cắt ngang thân có góc cạnh; có tua cuốn không phân nhánh ở gần nách lá. Lá mọc cách, phiến lá to, dài và rộng khoảng 10-20 cm, phân 3-5 thuỳ hình chân vịt, đầu nhọn; gốc hình tim, phiến men xuống cuống; mép lá nguyên hoặc khía răng cưa hay lượn sóng; hai mặt nhẵn; gân 5, hình chân vịt, cuống lá dài 5-10 cm, có 2-5 tuyến ở phần mép lá men xuống cuống và trên cuống. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Hoa đực đính trên một cuống mập, dài 5-30 cm, phía dưới hoa là một lá bắc hình thận, gần tròn, chóp và gốc có khuyết, kích thước 3-4 x 4-5 cm, không cuống, đế hoa rộng 15 mm đường kính, sâu 5 mm; đài 5 thuỳ hình tam giác -
  4. ngọn giáo, nhọn, có lông ngắn, kích thước 10-16 x 6-8 mm; tràng 5-6 x 1,5- 2,5 cm, màu trắng hay vàng nhạt, phía dưới gốc ở trong có màu đen nhạt, có lông rải rác ở phía trong, nhẵn ở phía ngoài, đỉnh chia 5 thuỳ hình trứng ngược - thuôn; nhị 3, đính trên đế hoa; chỉ nhị dày, có đốm; trung đới rộng, có viền lông ở bao phấn. Hoa cái đơn độc, cuống ngắn 3-10 mm, có lông rải rác; lá bắc nhỏ hơn ở hoa đực; bao hình bầu dục, có nhiều nốt sần. Quả chín màu vàng rồi đỏ, hình trứng hay hình bầu dục, cỡ 10-20 x 6-10 cm, có nhiều gai nhỏ. Hạt nhiều, hình gần tròn-dẹt, màu xám đen, đường kính cỡ 2 cm, độ dày 5 mm, màu nâu đen, mép hạt có răng tù, áo hạt mềm, màu đỏ là sản phẩm có giá trị trong chế biến thực phẩm. Phân bố: - Việt Nam: Gấc phân bố hầu khắp các tỉnh và thành phố của nước ta. - Thế giới: Gấc mọc hoang hay được trồng ở nhiều nước, từ Ấn Độ đến Nhật Bản và khắp các nước khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm sinh học: Gấc là loại cây ưa sáng, thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm thích hợp trong khoảng 20-350C, với lượng mưa
  5. hàng năm 1500- 2500 mm. Gấc sinh trưởng thuận lợi trên các loại đất giầu dinh dưỡng, pH gần trung tính, thoát nước tốt, không chịu được úng ngập. Ở những vùng núi có mùa đông lạnh giá, gấc ngừng sinh trưởng, dây và lá khô héo, sang mùa xuân, khí hậu ấm áp, các chồi non mới lại mọc lên từ gốc. Ở vùng đồng bằng và trung du thường sau mùa thu hoạch quả, gấc có hiện tượng rụng lá. Để tạo cho cây tái sinh có nhiều chồi khỏe cho năm sau, người ta thường chặt bỏ phần thân leo, giữ lại phần gốc. Mùa hoa quả thường từ tháng 6-12. Ở những vùng không có mùa đông lạnh giá như ở Nam Bộ mùa hoa quả có thể quanh năm.
nguon tai.lieu . vn