Xem mẫu

  1. MẠY CHÂU Công dụng: Mạy châu là cây đa tác dụng: gỗ màu hồng nhạt, nặng, ít nứt nẻ, cong vênh, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc thông thường. Hạt có nhiều dầu, ăn ngon như hạt cây hồ đào (Juglans regia), một cây ăn quả nổi tiếng cùng họ. Hạt có thể rang ăn hoặc dùng chế biến các loại kẹo cao cấp. Trong hạt cũng chứa nhiều dầu nên dân địa phương thường dùng để ép dầu ăn thay mỡ. Vỏ hạt dùng chế biến than hoạt tính. Hình thái: Cây gỗ trung bình đến lớn, rụng lá mùa đông, cao 20-25 m, đôi khi hơn, đường kính 50-70 cm. Thân thẳng, hình trụ; vỏ ngoài xám nâu hay vàng nâu, không nứt nhưng bong thành mảnh. Cành non mầu nâu hay vàng nhạt, có lông rải rác. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách; cuống lá có lông hình vẩy màu vàng, sau nhẵn; lá chét 5-7 mọc đối, hình trái xoan hoặc bầu dục hay hình lưỡi mác, đầu nhọn hay kéo dài thành mũi lá, mép có răng; lá chét
  2. tận cùng lớn, hình mác, hai đầu thót lại; hai lá gốc thường nhỏ hơn các lá khác và không đối xứng. Gân hình lông chim với 20-25 đôi gân bên, gần song song, cong và vấn hợp ở mép; gân giữa có lông, cuống lá chét rất ngắn. Hoa đơn tính; cụm hoa đực hình đuôi sóc, thường gồm 3 bông đuôi sóc, mọc ở tận cùng các cành không có lá, Hoa đực có cuống dài 5 mm, bao hoa 2-3 thùy không bằng nhau; nhị 5-6 mọc thành 2 vòng, chỉ nhị ngắn. Cụm hoa cái ngắn, ít hoa; hoa cái có bao hoa hình cốc, có 4 răng không đều nhau, có lông ở mặt ngoài; bầu hạ, không vòi; núm nhụy 2. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính 2,8 cm, có 4 đ ường gân lồi, khi chín nứt thành 4 mảnh; vỏ ngoài dày, phần trên 1 ô, phần dưới chia 4 ô, nội nhũ rất nhiễu dầu. Phân bố: Cây đặc hữu hẹp của Việt Nam, chỉ phân bố ở 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên, tập trung nhiều ở Sơn La, nhất là các huyện dọc sông Đà. Hiện còn gặp ở các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thị xã Sơn La. Đặc điểm sinh học: Cây ưa sáng, mọc rải rác ở độ cao 600-1.200m trên mặt biển, trong các rừng á nhiệt đới thường xanh. Cây đòi hỏi đất ẩm, sâu dày, màu mỡ, thoát nước tốt. Thường gặp trong các rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi ở các
  3. nương rẫy bị bỏ hóa, tạo thành các đám mạy châu gần thuần loại. Cây mọc khá nhanh; tái sinh tốt. Trồng thử nghiệm ở Trung Tâm Khoa học sản xuất Lâm Nghiệp Tây Bắc; cây gieo từ hạt, 9 tuổi đã cao 12-15m, đường kính gần 20 cm. Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 7-8. MẮC MẬT Công dụng: Giá trị đầu tiên ở mắc mật là được dùng làm gia vị. Lá mắc mật kho lẫn với cá, với thịt hoặc thái nhỏ xào lẫn với thịt có mùi vị thơm ngon rất đặc biệt. Lá mắc mật được nhồi vào trong bụng lợn sữa, ngan, vịt, ngỗng để quay. Đây là món ăn đặc sản rất ngon và nổi tiếng ở vùng Thất Khê, Đồng Mỏ của tỉnh Lạng Sơn và Đông Khê của Cao Bằng. Món đặc sản này cũng đã bắt đầu thấy có ở Hà Nội. Quả mắc mật chín ăn có vị chua ngọt và thơm. Đồng bào ngâm quả Mắc mật với măng và ớt, đây là một gia vị được nhiều người ưa thích, được bán nhiều trên tuyến quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Cao
  4. Bằng hay trên tuyến Lạng Sơn - Cao Bằng. Quả phơi sấy khô giữ được lâu dùng làm gia vị, ướp thịt lợn, thịt gia cầm để quay. Quả, lá mắc mật chứa tinh dầu thơm. Thành phần tinh dầu ở mắc mật hiện chưa được nghiên cứu. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới. Trong y học dân gian cành, lá, rễ mắc mật được dùng làm thuốc chữa phong thấp, cảm sốt; lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu. Hình thái: Cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao 1-7 m; tán xoè rộng màu lục thẫm cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn; vỏ thân màu xám đen, có những nốt sần (bì khổng). Vỏ thân, cành, lá, hoa, quả có tinh dầu thơm. Lá kép lông chim mọc cách, dài 10-30 cm, mang 7-13 lá chét; lá chét hình trứng-ngọn giáo, dài 3-8 cm, rộng 1,7-3,5 cm; đầu lá nhọn; gốc lá lệch, tù hay nhọn; mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ; mặt trên nhẵn, mặt dưới nhẵn hay có lông rải rác trên gân; cuống lá chét dài 2-4 mm. Cụm hoa hình ngù hay hình chuỳ ở đỉnh cành hay ở cả nách lá, gần đỉnh cành, cỡ 20-25 x 15-20 cm, có lông ngắn rải rác. Hoa lưỡng tính có cuống ngắn 1 mm, đài 5 thùy, dài 1 mm, nhẵn hay có lông ở đỉnh; tràng 5 thùy màu trắng hay xanh nhạt, cỡ 3-4 x 1-1,5 mm, nhị 10, chỉ nhị phồng lên ở phía dưới, nhọn ở đỉnh, hơi có hay không có khuỷu, dài 1,5-2 mm; bao phấn hình trứng
  5. hay gần hình cầu màu vàng, dài 0,7-1 mm (hiếm khi hình cầu có đường kính dưới 0,5 mm); có tuyến ở trung đới; cuống bầu rắt ngắn, hơi rõ, cao 0,1-0,2 mm, bầu hình cầu, có mụn lấm chấm, cao 0,6-1,4 mm, 2-5 ô, chứa 2-5 noãn ở bên; vòi nhuỵ dày, cao 0,5-0,6 mm, đường kính 0,3-0,4 nn, núm nhụy hơi có 2 thuỳ ngắn, hiếm khi hình đầu, quả hình cau, đường kính 9-13 mm, có nhiều điểm tuyến, khi chín có màu xanh vàng đến màu vàng-nâu. Hạt 1-2 màu xanh nhạt. Phân bố: - Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như : Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá. Tập trung nhiều nhất ở các huyện phía bắc tỉnh Lạng Sơn như: Tràng Định, Văn Quán, Văn Lãng... - Thế giới: Ấn Độ, Sri Lanka. Đặc điểm sinh học: Mắc mật là cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tại các vùng có núi đá vôi, ở độ cao dưới 1000 m. Mắc mật thường mọc ở các khe đá có mùn, hay các thung lũng chân núi đá vôi. Cây thường xanh, ưa sáng, khi còn nhỏ chịu bóng. M ùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 7-8. Cây tái sinh
  6. tự nhiên bằng hạt, khi quả chín rụng xuống gặp các khe đá có mùn, ẩ m hạt sẽ nảy mầm, mọc thành cây. Mặc dù mắc mật ở điều kiện tự nhiên rất sai quả nhưng cấy tái sinh tự nhiên không nhiều, chỉ có hạt nào rơi vào điều kiện thuận lợi (khe đá có mùn, ẩm), mới nẩy mầm, cho cây non. Mắc mật có khả năng tái sinh bằng chồi rất khoẻ, khi bị chặt, chồi non tái sinh rất nhanh. Mắc mật rất mẫn cảm với ánh sáng, ở nơi cây được chiếu sáng đều, tán lá phát triển mạnh, cây xanh tốt, quả to, chất lượng cao. Khi cây bị che bóng, không những quả không to, không đẹp, mà lá và quả còn hay bị muội.
nguon tai.lieu . vn