Xem mẫu

  1. LÒN BON Công dụng : Quả có hạt thường dùng ăn tươi, nhưng loại quả không hạt có thể làm nước xi rô đóng chai. Thịt quả ăn mát, dùng để giải khát, lợi tiểu. Phần ăn được chiếm 68% trọng lượng của quả. Trong 100 g của phần này chứa 84 g nước, một ít đạm và chất béo, cacbonhydrat 14,2%, chủ yếu là đường khử và glucoz; 0,8 g chất xơ; 0,6 g tro; 19 mg Calci; 275 mg K; một ít vitamin B1 và B2, nhưng vitamin C rất ít. Giá trị năng lượng là 238 kJ/100g. Theo ý kiến người tiêu dùng, lòn bon vùng Quảng Nam có vị đậm, mùi thơm hơn nhiều so với lòn bon trồng ở vùng Tây Nam Bộ. So sánh chất lượng của 2 loại quả này, giống như nhãn lồng Hưng Yên so với những giống nhãn mới được trồng ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Lòn bon cũng dùng để làm thuốc: vỏ và nhựa cây dùng chữa bệnh ỉa chảy và co thắt ruột. Vỏ tươi quả có chứa acid lansinic, một chất dầu bay hơi và một chất nhựa nâu 3,5% (22% ở vỏ khô). Thịt quả chứa vitamin C; hạt chứa ancaloit
  2. và 10% chất nhựa. Gỗ màu nâu sáng, có thớ thô và cứng, được dùng làm cột nhà, cán công cụ... Vỏ quả khô dùng đốt đuổi muỗi (Philippin). Hình thái: Cây gỗ trong rừng tự nhiên cao 10-20 m, đường kính 40-60 cm; trong trồng trọt thường chỉ cao 5-10 m, đường kính 20-30 cm; gốc có bạnh vè nhỏ, cao; vỏ ngoài màu xám có đốm màu trắng hay da cam, vỏ giữa có nhựa mủ trắng; cành con có lông hay nhẵn. Lá mọc cách, kép lông chim lẻ một lần, dài 30-50 cm, nhẵn hay có lông dày đặc; cuống lá dài 7 cm; lá chét mọc cách, 6-9 cái, hình bầu dục đến thuôn, dài 9-12 cm, rộng 5-10 cm, chất da, chất giấy, khá dầy; gốc hơi không đối xứng, đỉnh có mũi nhọn ngắn; gân cấp hai 10-14 đôi; cuống lá chét 5-12 mm, gốc cuống hơi phình to. Cụm hoa dạng chùm đơn hay phân nhánh (2-10 nhánh), mang nhiều hoa mọc trên thân hoặc trên các cành lớn; dài 10-30 cm. Hoa lưỡng tính, không cuống hoặc có cuống ngắn; nhỏ, đơn độc; đài nạc, hình cốc, có 5 thuỳ màu vàng - xanh nhạt, các cánh hoa nạc, đứng thẳng, hình trái xoan, dài 2-3 cm, rộng 4-5 mm, màu trắng đến màu vàng nhạt. Nhị dính thành ống gần hình cầu cao tới 2 mm, bao phấn đính thành 1 vòng; bao hình cầu, bị ép, có lông, gồm 4-5 ô; vòi ngắn; núm nhuỵ rộng.
  3. Quả mọng hình bầu dục hay hình cầu, cao 2-4(7) cm; rộng 1,5-5 cm; màu vàng nhạt, có lông; gốc có đài tồn tại, với các thuỳ lật ra ngoài. Vách quả mỏng (1-1,5 mm) hay dày (tới 6 mm). Hạt 1-3, được bao bọc kín trong một lớp áo hạt màu trắng, trong, dính chặt với hạt. Phân bố: Theo nhiều tài liệu trước đây: Lòn bon có nguồn gốc phía tây vùng Đông Nam Á, từ vùng bán đảo Thái Lan ở phía tây đến phía đông là đảo Borneo của lndonesia. Ở đây chúng mọc ở dạng tự nhiên hay hoang hóa trở lại và là một trong những cây trồng quan trọng của vùng. Ngoài ra lòn bon cũng đã được trồng trên một qui mô nhỏ ở các nước: Myanmar , Ấn Độ, Sri Lanka, Hawaii, Australia, Surinam và Puerto Rico. Như vậy nhiều người cho rằng lòn bon là cây nhập nội và được trồng nhiều ở vùng Tây Nam Bộ. Thực tế, qua điều tra cho thấy, lòn bon là cây bản địa của Việt Nam vì nó mọc rải rác trong các rừng thuộc lưu vực Sông Thanh thuộc huyện Nam Giang và Phước Sơn tỉnh Quảng Nam. Ở đây đã phát hiện có những cây lòn bon lớn đường kính 40-60 cm, mọc hoang dã trong các rừng kín, thường xanh. Trong vùng này lòn bon cũng đã được trồng từ rất lâu đời. Từ thời nhà Nguyễn, lòn bon đã được chọn làm loại quả quí để tiến vua.
  4. Đặc điếm sinh học: Về đặc điểm sinh học của lòn bon hiện còn ít được nghiên cứu. Ở Việt Nam, lòn bon tập trung trong một khu vực hẹp của tỉnh Quàng Nam. Đó là lưu vực 2 con sông Thanh và Đắc Pring thuộc huyện Nam Giang và Phước Sơn của tỉnh này. Đây là một khu vực có địa hình dốc và hiểm trở, nằm trên sườn đông của dãy trường Sơn; với khí hậu nhiệt đới gió mùa và các chỉ tiêu như sau: nhiệt độ trung bình năm khá cao: 24,60C, nhiệt độ cực đại 32,80C, nhiệt độ cực tiểu 160C, lượng mưa trung bình năm 2.300 mm/năm; độ âm cực đại/cực tiểu là 80/76%. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 . Lòn bon phân bố chủ yếu trên 2 loại đất: feralít đỏ vàng phát triển trên diệp thạch có tầng đất sâu dày (>100 cm), kết cấu mịn với ít đá lẫn, nằm ở độ cao 500-1000 m và loại đất feralít vàng phát triển trên sa thạch, tầng đất mỏng đến trung bình (50-100 cm), đất có kết cấu mịn và dễ bị rửa trôi, ở đai 100-500 m so với mặt biển. Lòn bon thường phân bố ở độ cao 300-600 m, nơi có kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với ưu thế lim, gụ lau; thường gặp lòn bon ở tầng cây gỗ thứ 2, c ùng mọc với chẹo, quếch, thôi ba...
  5. Hiện nay lòn bon được trồng nhiều ở 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam và vùng Tây Nam Bộ, trong các vườn ruộng và vườn quả. Nguồn gốc của giống lòn bon trồng ở Tây Nam Bộ chưa rõ là giống nội địa hay nhập nội. Cây sinh trưởng chậm. Do có rễ ăn nông nên cây đòi hỏi đất có tầng đất mùn dày, ẩm để bảo vệ các rễ nổi trên mặt đất. Cây trồng từ hạt ra hoa kết quả chậm. Trong điều kiện bình thường, phải 10-15 tuổi sau khi trồng cây mới bắt đầu có hoa quả. Nếu được chăm sóc tốt, cây ra hoa kết quả sớm hơn, trong vòng 7-8 năm. Còn cây ghép có quả sau 5-6 năm (ở Thái Lan). Đầu tiên cụm hoa xuất hiện như một chồi cây nhỏ vào đầu mùa khô; sau đó phát triển chậm trong vài tháng, khi bắt đầu nở hoa lại phát triển nhanh trong vòng 7 tuần. Quả chín sau đó khoảng 14-17 tuần. Đa số các hoa sẽ thành qủa, nhưng các quả đầu vụ thường bị rụng nhiều (ở Philippin và Malaysia). Hoa tháng 3, quả tháng 6-8.
nguon tai.lieu . vn