Xem mẫu

  1. Nấm Chân Chim Hình thái: Nấm dạng quạt nhỏ như đồng xu, vỏ hến, đường kính mũ 2-3 cm. Mép mũ cong, có khía và xẻ thuỳ ít nhiều. Mũ nấm khi tươi có màu xám nhạt, khi khô có màu trắng xám với những vòng đồng tâm hơi nổi lên. Kích thước mũ 2-4 cm chiều dài; 1,5-2,5 cm chiều rộng. Mặt mũ phủ lớp lông mịn, dài 850 µm. Nấm hầu như không có cuống, phần bám vào giá thể hơi thót lại. Thịt nấm màu trắng, dai, mỏng, dày khoảng 1 mm, chất dai, khi khô thì cứng lại, khi ẩm ướt phục hồi dạng cũ. Bào tầng dạng phiến mỏng xếp phóng xạ từ gốc đến mép mũ, khi non màu trắng, đến khi già có màu nâu hồng nhạt, mép phiến có khía chẻ dọc. Đảm hình chuỳ, trong suốt, không màu, kích thước 16-22 x 3-4 µm. Bào tử hình elíp, đến hình lạp sườn, nhẵn, trong suốt, không chứa tinh bột, kích thước 5-7 x -3,5 µm.
  2. Phân bố: - Việt Nam: Nấm chân chim mọc phổ biến từ miền Bắc đến miền Nam. Từ đồng bằng, trung du đến miền núi. - Thế giới: Là loài phân bố rộng khắp ở các châu lục. Các thông tin khác: Nấm mọc thành đám, xếp như dạng ngói lợp trên các cây thân gỗ và tre nứa đã bị chặt hạ. Sống ở quanh nhà, trên đường đi ven rừng và trong rừng. Nấm phát triển mạnh vào mùa nóng ẩm, từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch. Tháng 11 đến tháng 2 tuy có gặp nhưng ít hơn. Ở Việt Nam, một số cơ sở mới bắt đầu nuôi trồng thử nghiệm nấm chân chim để làm dược liệu. Đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, như đồng bào Dao ở huyện Bắc Hà - Lào Cai, thường chặt những cây thân gỗ thành những đoạn ngắn, để ở ven nhà hoặc ven rừng cho nấm mọc và thu hoạch để ăn hoặc mang ra chợ bán. Sau khi "trồng" nấm, người dân chờ đến khi nấm mọc thì thu hoạch. Nhân dân địa phương thường ăn nấm tươi, không phơi khô để dành. Ở nước ta, nấm chân chim chủ yếu chỉ dùng làm thực phẩm. Thu hái nấm lúc còn non, đem về rửa sạch, chế biến để ăn. Nấm chân chim là một
  3. loại nấm rất dễ trồng, không kén giá thể nên có thể phát triển rộng rãi. Ở trong phòng thí nghiệm sinh học, nấm chân chim là đối tượng để nghiên cứu về sinh lý học và di truyền học. Ngoài ra, nấm còn là một nguồn dược liệu quý. Ngay từ những năm cuối của thế kỷ trước, cùng với những nấm dược liệu như: nấm vân chi (Coriolus versicolor), nấm linh chi (Ganođerma lucidum), nấm Hương (Lentinula edodes) và một số nấm dược liệu khác, chế phẩm từ các loài nấm trên đã thu được hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm trên thế giới.
  4. Nấm Vua Hình thái: Nấm có màu đỏ da cam đến màu vàng mang sắc thái đỏ. Mũ nấm lúc non có dạng trắng, được bọc trong bao chung màu trắng, san thành dạng bán cầu, cuối cùng trải phẳng thành tán dẹp. Khi thời tiết ẩm ướt thì mũ hơi dính. Mặt mũ nhẵn, nhưng đôi khi còn sót lại của phần bao chung màu trắng. Quanh mép mũ có những khía như nếp gấp. Lớp vỏ mũ dễ tách khỏi phần thịt mũ. Kích thước mũ 8-18 cm. Thịt nấm màu trắng và có mùi thơm dịu, phần dưới lớp vỏ mũ màu vàng. Phiến nấm tự do, dài ngắn không đồng đều màu vàng chanh. Cuống nấm dài 7-15 cm, rộng 1-2 cm, lúc non chắc đặc, lúc già rỗng ở giữa, có màu vàng chanh đến màu trắng vàng, hình trụ nhưng to dần ở phía dưới và phình ra ở phần gốc. Bao riêng dạng màng, bao chung màu trắng dạng đài. Bào tử không màu đến màu hơi vàng. Bụi bào tử màu trắng. Phân bố: - Việt Nam: Nấm vua gặp ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng.
  5. - Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ Các thông tin khác Nấm thường mọc thành đám trên đất tơi xốp trong rừng sồi dẻ từ mùa hè đến mùa thu. Loài nấm này chưa được nghiên cứu phân lập nuôi trồng ở việt Nam, nhân dân ít thu hái vì quan niệm nấm có màu đỏ sặc sỡ là nấm độc. Còn nhân dân Châu Âu thường hay thu hái để ăn và nấm được liệt vào loại thực phẩm ngon tuyệt vời. Người dân mới khai thác đủ để ăn, nên chưa lưu hành trên thị trường trong nước và thế giới. Nấm được ghi trong tình trạng nguy cấp (V) của Sách Đỏ Việt Nam. Đây là loài nấm ăn ngon, có thể quả lớn, cần được bảo tồn.
nguon tai.lieu . vn