Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Kỹ thuật làm tăng dữ liệu trong phân tích cảm xúc trên ngôn ngữ tiếng Việt

Trong nghiên cứu này đề xuất một mô hình làm tăng dữ liệu văn bản dựa trên các câu bình luận áp dụng cho ngôn ngữ tiếng Việt. Một số kỹ thuật cơ bản được sử dụng nhằm sinh thêm số lượng bình luận như chèn từ, thay thế từ, xóa từ. Kết quả thực nghiệm đã cho thấy hiệu quả của mô hình này.

4/8/2023 12:15:50 PM +00:00

Tìm hiểu về ngôn ngữ và ký hiệu người điếc Việt Nam (Quyển 3): Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn sách “Ký hiệu của người điếc Việt Nam (Quyển 3)” sẽ bao gồm các khái niệm liên quan đến các chủ đề chính như: Phương tiện giao thông, quân đội, nông nghiệp, công nghiệp, thể thao văn nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

4/8/2023 11:25:06 AM +00:00

Tìm hiểu về ngôn ngữ và ký hiệu người điếc Việt Nam (Quyển 3): Phần 1

Bộ sách “Ký hiệu của người điếc Việt Nam” nằm trong dự án Giáo dục hòa nhập trẻ khiếm thính tại Việt Nam. Bộ sách gồm có 4 quyển, quyển 3 sau đây gồm có 236 khái niệm với các chủ đề về trường học, đồ dùng học tập, toán học, tổ quốc, nhân dân, phương tiện giao thông,… Sách được chia thành 2 phần ebook, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 ebook sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.

4/8/2023 11:24:59 AM +00:00

Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 2

Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 2 gồm có 3 chương với những nội dung chính như sau: Chương 3 luyện kỹ năng đặt câu trong văn bản, chương 4 luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản, chương 5 luyện kỹ năng chính tả tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/8/2023 11:05:28 AM +00:00

Giáo trình Tiếng Việt thực hành: Phần 1

Giáo trình “Tiếng Việt thực hành” được biên soạn để phục vụ cho việc dạy học học phần Tiếng Việt thực hành thuộc chương trình Cao đẳng Sư phạm ngành Ngữ văn, đào tạo giáo viên Trung học cơ sở dạy môn Ngữ văn, hoặc dạy hai môn, trong đó môn Ngữ văn là môn thứ nhất. Nội dung giáo trình gồm có 5 chương và được chia thành 2 phần. Phần 1 gồm có 2 chương, trình bày những kiến thức về luyện kỹ năng tạo lập văn bản và dựng đoạn văn. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/8/2023 11:05:20 AM +00:00

Giáo trình Lý luận văn học (Tập 1): Phần 2

Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học): Phần 2 gồm có 3 chương với những nội dung cụ thể sau: Chương IV nghệ sĩ và quá trình sáng tạo văn học, chương V tiếp nhận, thưởng thức và phê bình văn học, chương VI chức năng của văn học. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/8/2023 11:03:40 AM +00:00

Giáo trình Lý luận văn học (Tập 1): Phần 1

Giáo trình Lí luận văn học (Tập 1: Bản chất và đặc trưng văn học) được biên soạn theo chương trình của dự án Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở (THCS). Giáo trình gồm có 7 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 gồm có 4 chương, trình bày những nội dung sau: Khái quát về lí luận văn học, văn học là một hình thái ý thức thẩm mĩ, văn học và cuộc sống con người, văn học – nghệ thuật ngôn từ. Mời các bạn cùng tham khảo.

4/8/2023 11:03:33 AM +00:00

Những yếu tố tạo nên sự bất hủ của diễn văn tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với những người yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh hội tụ đầy đủ các yếu tố của một bài diễn văn vĩ đại: Cấu trúc chặt chẽ của bài diễn thuyết trước công chúng; chủ đề quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam được thể hiện một cách trang trọng mà tràn đầy xúc cảm; lập luận nhân quả phức hợp với các luận cứ có sự thiêng liêng của những giá trị tinh thần phổ quát của nhân loại, sự thâm trầm của lịch sử và sức nặng của sự thật.

4/8/2023 10:15:00 AM +00:00

Cơ sở ngữ văn Hán Nôm: Công trình khoa học đặt nền tảng cho ngành Hán Nôm học hiện đại Việt Nam

Bài viết phân tích, đánh giá sơ bộ về công trình “Cơ sở Ngữ văn Hán Nôm”, vốn tự thân có ý nghĩa “hai trong một”: sách công cụ và giáo trình, là một trong nhiều cách “sơ kết” về chặng đường đầu tiên của lĩnh vực học thuật Hán Nôm học hiện đại Việt Nam theo hướng nghĩ như trên. Trên cơ sở đó, có thể đặt ra những định hướng, những mục tiêu tiếp theo cho ngành học.

4/8/2023 10:14:53 AM +00:00

Bushido (武士道) - tinh thần thượng võ trong truyện ngắn Mishima Yukio

Trong sự nghiệp của mình, Mishima Yukio luôn thể hiện như một nhà văn của tinh thần thượng võ và cái đẹp. Nghiên cứu truyện ngắn ông, chúng ta có thể thấy một Mishima đầy lòng trung quân ái quốc với nhiều tiêu chí được đẩy đến cực hạn. “Bushido” hay “tinh thần thượng võ” là điều ông không chỉ kế thừa từ hoàn cảnh gia đình, từ hoàn cảnh Nhật Bản bảo hoàng thời kì bấy giờ mà còn từ bộ sách yêu thích Hagakure.

4/8/2023 10:14:47 AM +00:00

Thơ Đường của một số thi sĩ trong hành trình biếm trích đến Việt Nam

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung giới thiệu, khảo sát, bình luận những bài thơ được sáng tác trong hành trình biếm trích của hai thi sĩ thời Sơ Đường là Đỗ Thẩm Ngôn và Thẩm Thuyên Kỳ. Việc khảo sát những bài thơ được viết trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của hai thi sĩ cho thấy vẻ đẹp và sức sống bất diệt của kinh điển Đường thi còn là sự đóng góp của những bài thơ miêu tả thiên nhiên, cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.

4/8/2023 10:14:40 AM +00:00

Trải nghiệm cô đơn của độc giả khi đọc tác phẩm của Tàn Tuyết dưới lí thuyết của tiếp nhận văn học

Tàn Tuyết là nữ văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn đương đại Trung Quốc, được mệnh danh là “Kafka của châu Á”, sáng tác của nữ nhà văn được đông đảo bạn đọc trên thế giới yêu thích, đặc biệt có sức hấp dẫn với độc giả Nhật Bản và rất nhiều quốc gia phương Tây. Tác phẩm của Tàn Tuyết đòi hỏi ở người đọc sự kiên nhẫn qua việc trải nghiệm từng cảm xúc, cảm giác trong thế giới nghệ thuật cô độc mà Tàn Tuyết mở ra.

4/8/2023 10:14:34 AM +00:00

Cấu trúc biểu tượng trong tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện

Cao Hành Kiện (1940 - ) là một trong những nhà văn xuất sắc đã được vinh dự nhận giải Nobel văn chương năm 2000. Nói đến nhà văn này là nói đến tiểu thuyết Linh sơn - tác phẩm đã làm nên tên tuổi Cao Hành Kiện và cũng là một trong những tác phẩm có giá trị “mở đường” cho tiểu thuyết Hoa ngữ đương đại. Bài viết triển khai theo hướng khác, đi sâu phân tích cấu trúc biểu tượng: “người đi”, “chuyến đi” và “người kể” với định hướng làm sáng tỏ cấu trúc tự sự của thiên tiểu thuyết.

4/8/2023 10:14:27 AM +00:00

The relationship between man and nature in Nguyen Ngoc Tu’s short stories from the perspective of Eco-criticism

The twenty-first century is a century in which humans face many ecological risks and a century of emergence and development of environmental trends. Eco-criticism appeared with the purpose of warning people to exploit over what makes the earth more and more exhausted, “putting the biosphere into danger.” As a child growing in the Southwest region, Nguyen Ngoc Tu's works often show ecological consciousness and concern for environmental issues.

4/8/2023 10:11:30 AM +00:00

Tự lực văn đoàn với tiến trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX

Nghiên cứu ntiến hành khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của các nhà văn thuộc văn đoàn với mong muốn chỉ ra những đóng góp của họ đối với việc hiện đại hóa thể tiểu thuyết trên một số phương diện cơ bản: nội dung tư tưởng, đề tài, nhân vật…

4/8/2023 10:09:25 AM +00:00

Không gian đô thị và cảm quan hiện thực trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn bậc thầy của giai đoạn văn học 1930 – 1945 ở nước ta. Một trong các yếu tố góp phần làm nên đặc sắc bút pháp tự sự của ông là việc khai thác triệt để tác dụng của tình huống truyện, đặt nhân vật trong không gian khác nhau để nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình một cách chân thực nhất. Nhà văn rất thành công trong việc sáng tạo ra kiểu không gian đô thị, tiêu biểu là không gian rạp hát - sân khấu, không gian trong các gia đình tư sản, không gian đầu đường xó chợ; không gian đường phố,…

4/8/2023 10:09:09 AM +00:00

Đặc trưng giới trong thơ nữ Việt Nam từ sau đổi mới

Bài viết tập trung tìm hiểu sự biểu hiện của giới trong thơ nữ Việt Nam từ sau năm 1986 trên hai phương diện quan niệm sáng tác và ngôn ngữ nghệ thuật để bước đầu thâm nhập vào thế giới thơ nữ Việt Nam một cách hệ thống, khoa học.

4/8/2023 10:08:56 AM +00:00

Diện mạo Buôn Ma Thuột qua tác phẩm Ban thành đại đáp

Tác phẩm Ban thành đại đáp của Liên Đình Tôn Thất Lạc Chi ra đời vào đầu thế kỷ XX là cuốn sách địa phương chí viết về Buôn Ma Thuột. Việc tìm hiểu vùng đất này qua lăng kính nghiên cứu về hình thức, nội dung, tác giả của tác phẩm là điều cần thiết, góp phần khắc họa rõ nét hơn diện mạo về một khu vực trên miền Cao nguyên, từ đó, giúp người đọc phần nào hiểu hơn về văn hóa bản địa.

4/8/2023 10:08:42 AM +00:00

Một vài vấn đề lý thuyết cần thống nhất trong học phần tiếng Việt thực hành tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Trong quá trình dạy học Tiếng Việt thực hành ở Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, về cơ bản, chúng tôi thống nhất các nội dung giảng dạy học phần. Bài viết đi tìm lời giải đáp cho những thuật ngữ, khái niệm, nội dung chưa được thống nhất đó.

4/8/2023 9:47:38 AM +00:00

Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Bài viết cũng giới thiệu một số hoạt động dạy học Tiếng Việt thực hành đã thực nghiệm theo phương pháp này tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đem đến những giờ hiệu quả thiết thực và được người dạy và người học tiếp cận một cách hứng thú.

4/8/2023 9:47:13 AM +00:00

Ngữ nghĩa của một số tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong tiếng Quảng Nam

Bài viết mô tả ngữ nghĩa một số tiểu từ tình thái cuối phát ngôn đặc trưng của người Quảng Nam. Các tiểu từ tình thái này một phần giống với tiểu từ tình thái cuối phát ngôn của người Hà Nội (đặc trưng phương ngữ Bắc Bộ), một phần giống với tiểu từ tình thái cuối phát ngôn của người Sài Gòn (đặc trưng phương ngữ Nam Bộ) và một phần chỉ xuất hiện trong tiếng nói của người Quảng Nam. Trong đó, tình thái của tiếng Quảng Nam có sự tương đồng với tiếng Sài Gòn nhiều hơn là tiếng Hà Nội.

4/8/2023 9:38:53 AM +00:00

Hình tượng nhân vật yêu ma từ truyện cổ tích dân gian đến truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam

Bài viết cũng nhấn mạnh những bước tiến nhảy vọt của tác phẩm truyền kỳ trong việc xây dựng nhân vật yêu ma ở xu hướng nội dung thế tục hóa và tính thời đại. Với hình tượng nhân vật yêu ma, truyện truyền kỳ thể hiện nổi bật bước chuyển biến trong tư duy nghệ thuật và phát huy ưu thế phản ánh cuộc sống của văn học. Bài viết góp phần cho thấy cống hiến của truyện truyền kỳ đối với sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

4/8/2023 9:37:58 AM +00:00

Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong truyện ngắn Niê Thanh Mai

Niê Thanh Mai là nhà văn nữ người Ê Đê đang sống và làm việc tại Buôn Mê Thuộc, Đăk Lăk. Trong các truyện ngắn đã xuất bản, Niê Thanh Mai đều nhất quán hướng đến ghi nhận nét đặc sắc của văn hóa Tây Nguyên. Thông qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung ngôi nhà sàn, bậc cầu thang đến rượu cần, món ăn, nếp sinh hoạt, phong tục của đồng bào Ê Đê cụ thể mà độc đáo, sống động.

4/8/2023 9:31:02 AM +00:00

Cổ mẫu Nước trong một số truyện ngắn về chiến tranh biên giới Tây Nam

Bài viết đi vào tìm hiểu một số dạng thức của cổ mẫu nước trong một số truyện ngắn viết về chiến tranh biên giới Tây Nam ở tuyển tập Truyện ngắn Biên giới Tây Nam và giải mã chúng dựa trên lý thuyết phê bình cổ mẫu của Carl Gustav Jung. Từ đó, chúng tôi có thể đánh giá một cách khách quan giá trị của một số truyện ngắn trong mảng sáng tác đặc sắc này.

4/8/2023 9:30:54 AM +00:00

Designing supplementary reading exercises to enhance reading performance for 10th graders

The purpose of this study was to discover whether supplemental reading tasks are suitable to 10th graders at a local upper secondary school in Vietnam and whether implementing such tasks is effective to enhance their reading performance. A series of additional reading exercises was designed on the basis of the English 10 Textbook used in that school.

4/8/2023 8:47:50 AM +00:00

Thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh lớp 5

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, trong đó có NL đọc là đường hướng cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ những giới thuyết về NL đọc, nguyên tắc phát triển NL đọc cho học sinh (HS) tiểu học và vai trò của hoạt động trải nghiệm, bài viết bước đầu trình bày các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và một số thiết kế mẫu đã được thử nghiệm trên đối tượng HS lớp 5.

4/8/2023 5:18:02 AM +00:00

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ nhân vật lịch sử

Trong địa hạt văn chương, tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng đóng một vai trò thiết yếu, được định danh như một góc nhìn đa chiều của quá khứ. Với Chu Lai, những cuốn tiểu thuyết lịch sử ra đời là kết quả của một quá trình hoài thai đầy gian nan và cẩn trọng. Trên tinh thần đó, “Mưa đỏ” được đánh giá là sự phối kết hài hòa của những thành tố ở cả khía cạnh văn chương lẫn lịch sử mà nổi bật hơn hết vẫn nằm ở góc nhìn nhân vật lịch sử.

4/8/2023 5:16:49 AM +00:00

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Người khổng lồ ngủ quên của Kazuo Ishiguro nhìn từ biểu tượng

Bài viết này nghiên cứu về yếu tố kì ảo thông qua việc giải mã các biểu tượng, khai mở sự thẩm thấu về cái cần nhớ và mong muốn được quên đi, về sự tử vong như một kiểu tự ý thức,... từ đó gợi dẫn cho độc giả đường hướng tiếp nhận những giá trị đượm đầy mà văn chương của ông mang lại.

4/8/2023 5:16:42 AM +00:00

Về các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trong Sử thi Yang bán Bing con Lông của người M’Nông

Người M’Nông có một kho tàng sử thi đồ sộ, lưu chứa nhiều giá trị văn học, văn hóa. Bài viết phân tích các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trên các bình diện ngoại hình, nội tâm, hành động, công việc, từ đó rút ra một số nét văn hoá của tộc người M’nông.

4/8/2023 5:16:36 AM +00:00

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ biểu tượng

Bài viết bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng “mưa đỏ”, “dòng sông”, “cái chết” và “bóng đêm” trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện rõ nét cuộc chiến tranh của dân tộc qua cách nhìn của nhà văn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt ý nghĩa trong tác phẩm văn học của mình.

4/8/2023 5:16:29 AM +00:00