Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 HOÀNG THANH THỦY* NGUYỄN THỊ LINH TRANG, NGUYỄN THỊ HOÀI Khoa Giáo dục Tiểu học, Trương Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: Hoangthanhthuy796@gmail.com Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, trong đó có NL đọc là đường hướng cơ bản trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ những giới thuyết về NL đọc, nguyên tắc phát triển NL đọc cho học sinh (HS) tiểu học và vai trò của hoạt động trải nghiệm, bài viết bước đầu trình bày các nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) và một số thiết kế mẫu đã được thử nghiệm trên đối tượng HS lớp 5. Từ khóa: Năng lực đọc, phát triển, hoạt động trải nghiệm, thiết kế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đã xác định mục tiêu phát triển các đặc thù của môn học, bao gồm NL ngôn ngữ và NL văn học. Trên cơ sở đó, NL ngôn ngữ được định nghĩa là “khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...) để đọc, viết, nói và nghe” [1]. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông, NL đọc được coi là NL ngôn ngữ cơ bản, có tác động tích cực đến chất lượng viết, nói và nghe của HS. Cùng với giờ học đọc chính khoá, các HĐTN đóng vai trò quan trọng trong phát triển NL đọc cho HS tiểu học, đặc biệt là HS các lớp 4 và 5. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC 2.1. Một số vấn đề lí luận chung HĐTN là một hình thức dạy học thông qua trải nghiệm giúp HS khám phá kiến thức, rèn luyện kĩ năng, áp dụng các vấn đề đã tiếp nhận vào thực tiễn. Trải nghiệm chú trọng học đi đôi với hành, tạo hứng khởi cho người học trong suốt quá trình vận động để tạo nên các giá trị bền vững về tri thức, kĩ năng, thái độ. “HĐTN trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có” [1]. Trên thế giới, những năm gần đây, một số tác giả nước ngoài công bố các tài liệu về việc tăng cường để trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm như “Adventure Learning for Primary school” (2012) và “Adventure Learning Professional Development for teacher” (2012). Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã giới thiệu những bài viết, công trình nghiên cứu của mình về HĐTN. Tiêu biểu có “Tổ chức HĐTN sáng tạo trong nhà trường phổ thông” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh, “Thiết kế HĐTN sáng tạo cho HS tiểu học qua dự án học tập” (Phan Thị Thanh Nga, 2017), “Thiết kế HĐTN 123
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 sáng tạo cho HS lớp 5 thông qua dạy học chủ đề Thực vật và động vật” (Nguyễn Thị Huệ, 2016), “Phương pháp dạy học Tập đọc” (Lê Phương Nga, 2002), “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học” (Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga, 2016),… Trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay, để phát triển NL ngôn ngữ cho HS, các nhà khoa học, các nhà sư phạm đã lấy đọc, viết, nói và nghe làm trục xuyên suốt toàn bộ chương trình Ngữ văn. Với 60 - 63% thời lượng dành cho đọc, đây được xem là NL vừa có tính chất tiền đề vừa đóng vai trò then chốt, tạo cơ sở cho việc phát triển các NL khác. Yêu cầu cần đạt về NL đọc ở tiểu học được cấu trúc bởi hai thành tố: kĩ thuật đọc, đọc hiểu. Các yêu cầu này cũng được thiết lập dựa trên đặc trưng thể loại văn bản (văn bản văn học, văn bản thông tin). Kĩ thuật đọc sẽ bao hàm các mục tiêu rèn đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm; trong khi đó đọc hiểu gắn với 4 bình diện: đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ, so sánh, kết nối và đọc mở rộng. Phát triển NL đọc có thể được thực hiện trong các giờ học Tiếng Việt tiểu học chính khoá, đồng thời được khuyến khích thực hiện trong tổ chức hoạt động ngoại khoá, HĐTN nội môn. 2.2. Định hướng thiết kế và vận dụng hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực đọc cho HS lớp 5 Mặc dù HĐTN có tác động tích cực đến việc phát triển các NL tiếng Việt, trong đó có NL đọc, trong những năm gần đây, giáo viên tiểu học và các nhà quản lí trường học vẫn gặp khá nhiều khó khăn khi chưa có những mô hình hoạt động hữu hiệu, chuyên nghiệp. Để thiết kế và vận dụng HĐTN nhằm phát triển NL đọc cho HS lớp 5, cần đảm bảo các nguyên tắc, định hướng cơ bản: i) Các HĐTN cần gắn với từng thành tố NL cần phát triển, tránh tình trạng chung chung, không rõ trọng điểm; ii) Cần đảm bảo tính hệ thống, tính hấp dẫn, tính đa dạng trong thiết kế, tổ chức HĐTN; iii) HĐTN cần được vận dụng linh hoạt phù hợp với từng đối tượng/nhóm đối tượng HS; iv) Bám sát mục tiêu phát triển NL đọc và các yêu cầu cần đạt về đọc đối với HS lớp 5 trong chương trình Ngữ văn 2018. 3. MỘT SỐ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MẪU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 Với kì vọng có thể giúp HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng hệ thống hóa được kiến thức, khơi gợi sự sáng tạo, tự thu thập được nhiều tri thức, phát triển kĩ năng, tạo hứng thú đọc, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đề xuất ba HĐTN: 1) “Nhật kí đọc”; 2) “Cùng em đọc sách; 3) “Nói về tác phẩm em yêu”. Nếu hoạt động “Nhật kí đọc” giúp HS sử dụng được các phiếu “Nhật kí đọc” vào sơ đồ hóa nội dung trong văn bản đọc hay xây dựng hồ sơ nhân vật, hồ sơ từ và câu... thì hoạt động “Cùng em đọc sách” lại nhấn mạnh vai trò giáo viên như một người đồng hành lí thú, cùng đọc, cùng chia sẻ, cùng trải nghiệm những xúc cảm buồn, vui, hạnh phúc trong tác phẩm. Hoạt động “Nói về tác phẩm em yêu” lại phát triển ở HS khả năng chia sẻ, lan toả tình yêu đọc sách đến bạn bè cùng trang lứa hay đơn giản chỉ là tỏ bày cảm xúc, ấn tượng về một bài thơ, mẩu truyện mình đọc được. Qua các HĐTN nói trên, HS lớp 5 - đối tượng người học đã có sự hoàn bị tương đối về vốn từ và các kĩ năng đọc được rèn luyện ở nhà trường tiểu học - sẽ sáng tạo và chuyển hoá những trí tuệ nhân loại thành “tài sản” của cá nhân. Ở hoạt động “Nhật kí đọc”, công cụ là những mẫu phiếu nhật kí đọc của HS. Trong hoạt động “Nói về tác phẩm em yêu”, công cụ lại là các “báo cáo thuyết trình” ở mức độ đơn giản, tạo hứng thú. Chẳng hạn, với tổ hợp mẫu phiếu đọc sau, giáo viên có thể cùng HS trải nghiệm đọc “Sầu riêng” (Mai Văn Tạo) với những điểm nhìn khác biệt (về ngôn từ, về nội dung cơ bản, về cảm xúc): 124
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Em học từ ngữ: Hương vị: .................................. …... Ấn tượng của tôi .................................. về sầu riêng: Hoa & quả: … ................... Chia sẻ về sầu riêng: ....... .................................. Câu văn viết về cây .................................. Hình tôi biết:.......... dáng: ... Trong hoạt động “Nhật kí đọc”, từ các mẫu phiếu nói trên, HS có thể tạo nên nhiều mẫu phiếu khác nhau kèm theo hình ảnh sinh động. Thực tế vận dụng cho thấy, nhiều HS thông qua cách trình bày, hình vẽ, cấu trúc, bố cục thể hiện rất rõ cách cảm nhận về văn bản đọc cũng như thế giới nội tâm của các em. Phiếu “Nhật kí đọc” như là những “tác phẩm nghệ thuật” mà các em gửi gắm những mộng mơ, mong ước, cá tính riêng của mình. Hoạt động “Cùng em đọc sách” tạo nên không gian mở cho HS. Trong hoạt động này, các em thỏa sức đắm mình trong thế giới của các tác phẩm văn học. Với sự dẫn dắt của giáo viên, HS vô cùng say sưa và thích thú tìm đọc những tác phẩm, những quyển sách được giới thiệu hoặc được đọc cùng bạn, cùng thầy một trích đoạn cụ thể. Trong “Cùng em đọc sách”, HS còn được tham gia nhiều trò chơi lí thú như: “Bắt lỗi khi nghe đọc”, “tìm nhân vật bị ẩn”, “tôi đã bỏ quên từ ngữ nào”... “Nói về tác phẩm em yêu” là một hoạt động mang lại nhiều ấn tượng đặc biệt với HS, chú trọng ở sự sẻ chia, lan toả và tính cá nhân trong từng lời thuyết minh, lời cảm nhận nhẹ nhàng về tác phẩm đọc được. Trong khi chia sẻ sách, HS cũng có thể sơ đồ hóa nội dung văn bản bằng bản đồ tư duy hay tích hợp vận dụng các mẫu phiếu đọc. Các em có thể chia sẻ đến bạn bè, thầy cô tác phẩm mình yêu thích và tâm đắc, đồng thời rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, khả năng tự tin đứng nói trước đám đông. Qua các HĐTN đó, HS được khơi gợi niềm say mê đọc sách, từ đó mà duy trì và phát triển văn hóa đọc một cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy những ưu và nhược điểm nhất định của HS lớp 5 khi tham gia HĐTN để phát triển NL đọc. Về ưu điểm, HS rất hào hứng với các HĐTN. Hoạt động “Nhật kí đọc” dễ dàng gây được sự tập trung chú ý của những HS thích thể nghiệm ghi chép thông tin bằng các sơ đồ, phiếu mẫu. Các em say sưa lật từng trang sách để đọc các câu chuyện, các tác phẩm. Mỗi HS một sở trường riêng nhưng nhìn chung đều rất nỗ lực để có thể tham gia nhiều hoạt động, thể hiện khả năng và sự cố gắng của bản thân để bù khuyết cho một số hạn chế kĩ năng nhất định. Tuy nhiên vẫn tồn tại một vài hạn chế cần nghiên cứu sâu để đề xuất giải pháp sư phạm tác động hiệu quả. Chẳng hạn, khi sử dụng phiếu “Nhật kí đọc”, HS phải tập trung cao, tỉ mỉ, tái hiện tri thức và sáng tạo nội dung trình bày. Điều này dẫn đến tình trạng tốn thời gian, khiến HS mỏi mệt. Đọc sách trong “Cùng em đọc sách” lại khó mà duy trì trong thời gian dài và liên tục, các em dễ bị phân tâm và không thể chăm chú vào một quyển sách quá lâu. Còn hoạt động “Nói về tác phẩm em yêu” lại đòi hỏi HS phải huy động vốn từ ngữ cũng như kĩ năng trình bày, trong khi điều này dường như vượt quá khả năng của khá nhiều em. 125
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trong giai đoạn hiện nay, phát triển NL đọc cho HS trở thành nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách của các nhà giáo dục. Các mô hình, thiết kế HĐTN mà chúng tôi tiếp cận, đề xuất trên đối tượng HS lớp 5, được thực nghiệm bước đầu ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thành phố Huế nhìn chung có tính khả thi, tạo được hiệu ứng mạnh mẽ đối với cả HS và giáo viên lẫn các nhà quản lí. Để các HĐTN “Nhật kí đọc”, “Cùng em đọc sách”, “Nói về quyển sách em yêu” được hiện thực hoá và có sức lan toả mạnh mẽ trong nhà trường tiểu học, góp phần phát triển NL đọc cho HS lớp 5 nói riêng và HS tiểu học nói chung, các nhà thực hành sư phạm cần được trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp về đọc một cách hệ thống, hiện đại. Các nhà trường cần xây dựng một môi trường đọc sách tích cực, gia tăng tương tác giữa bạn đọc - giáo viên với bạn đọc - HS, giữa bạn đọc - HS với các tác phẩm văn học, các văn bản khoa học, thông tin... Với các mô hình, thiết kế phát triển NL đọc thông qua trải nghiệm, khi sử dụng cần tính đến điều kiện thực tế, hứng thú và trình độ HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. [3] Taffy E. Raphael, Efrieda H. Hiebert (2007). Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 126
nguon tai.lieu . vn