Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Xác định các thành tố của kĩ năng đọc cơ bản

Hai kĩ năng bộ phận làm nên kĩ năng Đọc là kĩ năng Đọc cơ bản và kĩ năng Đọc hiểu. Kĩ năng Đọc cơ bản gồm nhiều thành tố: Làm việc với sách, Nhận biết âm vị học, Đọc tiếng hoặc đọc từ, Đọc trơn, Hiểu nghĩa tường minh. Bài viết đưa ra những phân tích kĩ năng Đọc cơ bản được ứng dụng vào việc xác định yêu cầu cần đạt (đầu ra của năng lực) và nội dung của phần Đọc trong chương trình của môn Ngôn ngữ quốc gia (ở Việt Nam là môn Ngữ văn) ở các lớp của bậc học Mầm non và cấp Tiểu học.

10/17/2021 1:22:15 AM +00:00

Văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Chương trình 2018

Văn bản thông tin là phần văn bản khá mới mẻ trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Để chuẩn bị cho năm học 2020 - 2021, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Mặc dù mỗi bộ sách có quan điểm biên soạn, cách tiếp cận, cấu trúc và bản sắc riêng nhưng nội dung các văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt đều giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

10/17/2021 1:21:06 AM +00:00

Vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp cho học sinh lớp 11

Bài viết đề xuất cách vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp - một tác phẩm mới đưa vào dạy học cho học sinh lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) nhằm thấy được nhiều tầng ý nghĩa khác nhau của tác phẩm, từ đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, đặc biệt là khả năng đọc sáng tạo của học sinh.

10/17/2021 1:15:38 AM +00:00

Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học thông qua tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm

Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả bàn về khái niệm năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở nói chung và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề cập đến một biện pháp trong tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản văn học giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, đó là tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm thông qua các vai khác nhau khi đến với tác phẩm (vai nhân vật, vai nhà văn, vai người quan sát chứng kiến).

10/17/2021 1:12:55 AM +00:00

Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn

Bài viết đề cập đến vấn đề yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn. Trong bài viết, tác giả chỉ rõ: 1/ Đặc điểm của văn bản đa phương thức; 2/ Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức, trong đó cần đáp ứng các yêu cầu chung của dạy học đọc hiểu văn bản và đảm bảo các yêu cầu riêng của dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức.

10/17/2021 1:12:47 AM +00:00

Đề xuất về việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu truyền thuyết cho học sinh lớp 6

Việc dạy học đọc hiểu nói chung và dạy học truyền thuyết nói riêng cho thấy tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi. Hơn thế, những thành tựu nghiên cứu về vấn đề dạy đọc văn bản được cập nhật cũng như chương trình Ngữ văn mới sau năm 2018 ra đời đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc thiết kế câu hỏi sử dụng trong dạy học đọc hiểu. Bài viết đưa ra một số ý kiến về vấn đề thiết kế câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu thể loại này

10/17/2021 1:05:09 AM +00:00

Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn

bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số bất cập trong việc đánh giá năng lực đọc hiểu, cụ thể: Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường; Linh hoạt trong tiếp cận nội dung dạy học để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh; Tạo sự kết nối giữa phương pháp dạy học đọc hiểu với đánh giá năng lực đọc hiểu;...

10/17/2021 1:02:41 AM +00:00

Phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số trong giáo dục: Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Bài viết khái quát lại quá trình thực hiện các giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số ở Việt Nam như: Giáo dục song ngữ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt; Dạy tiếng dân tộc như một môn học. Đồng thời, tìm hiểu kinh nghiệm các nước về phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ em các tộc người thiểu số trong giáo dục như giáo dục song ngữ yếu và giáo dục song ngữ mạnh.

10/17/2021 1:01:10 AM +00:00

Nguyễn Công Trứ trong Chương trình Ngữ văn phổ thông

Nguyễn Công Trứ có một vai trò và vị trí quan trọng trong văn chương đầu Triều Nguyễn nên hầu hết các bộ văn học sử Việt Nam đều có chương viết riêng về thơ văn của ông. Tác giả Nguyễn Công Trứ được đưa vào giảng dạy trong chương trình từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông, rồi đến khoa Ngữ văn bậc Đại học. Bài viết trình bày về các vấn đề đó và đề xuất một số ý kiến với mong muốn biên soạn về thơ văn Nguyễn Công Trứ tốt hơn trong chương trình Ngữ văn sắp tới.

10/17/2021 12:58:43 AM +00:00

Cấu trúc năng lực sáng tạo của học sinh trong đọc hiểu văn bản văn học

Bài viết trình bày tổng quan một số quan niệm về năng lực sáng tạo, năng lực sáng tạo trong môn Ngữ văn. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về năng lực sáng tạo trong đọc hiểu văn bản văn học, đề xuất cấu trúc năng lực sáng tạo trong đọc hiểu văn bản văn học với các thành tố và chỉ số cụ thể.

10/17/2021 12:57:08 AM +00:00

Một cách tiếp cận giáo dục công dân toàn cầu trong môn Ngữ văn

Xu thế toàn cầu hóa đã tăng cường sự phụ thuộc và liên kết giữa các quốc gia. Công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu trở thành một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng. Giáo dục công dân toàn cầu cần được thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu từ quan điểm, chính sách và cần chi tiết đến chương trình, kế hoạch và hoạt động giáo dục từng bộ môn. Môn Ngữ văn được cho là môn học có nhiều cơ hội trong giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh.

10/17/2021 12:56:40 AM +00:00

Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực trong giờ dạy văn học sử

Bài viết đề xuất “Những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học văn học sử” là việc làm thiết thực, hướng đến góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và giờ học văn học sử nói riêng.

10/17/2021 12:55:00 AM +00:00

Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn

Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm có liên quan, tác giả chỉ ra các yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu đối với văn bản văn học và các loại văn bản khác. Các căn cứ để xác định chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu, tác giả đề xuất chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và chuẩn năng lực đọc hiểu văn bản văn học và văn bản thông tin cho học sinh lớp 9.

10/17/2021 12:54:07 AM +00:00

Dạy học theo hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh từ trường hợp bài thơ “Thuốc đắng” của Mai Văn Phấn

Năng lực đọc hiểu văn bản là nền tảng trong các năng lực văn học nói chung. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nhưng nó vẫn còn cần được nhìn nhận sâu và kĩ hơn nữa. Bám sát mục tiêu phát triển năng lực của chương trình giáo dục tổng thể năm 2018, chúng tôi đề xuất một phương pháp đọc hiểu ở một trường hợp lựa chọn là ngữ liệu mở.

10/17/2021 12:54:00 AM +00:00

Giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh tiểu học qua môn Tiếng Việt ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình diện của ngôn ngữ. Dạy học theo quan điểm giao tiếp nói chung và dạy văn hóa giao tiếp nói riêng là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược dạy học tiếng mẹ đẻ ở trường phổ thông. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.

10/17/2021 12:52:52 AM +00:00

Những yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mà còn là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và xã hội. Trước mắt là cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, lâu dài là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.

10/17/2021 12:52:31 AM +00:00

Một số gợi ý khi thiết kế dạy học đọc - hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn ở trung học cơ sở theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Thiết kế dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là thiết kế theo định hướng năng lực. Dạy học đọc - hiểu văn bản văn học cấp Trung học cơ sở hướng đến mục tiêu phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và các năng lực chung cho học sinh.

10/17/2021 12:51:37 AM +00:00

Một số phương thức hình thành kí hiệu của người điếc Việt Nam

Ngôn ngữ kí hiệu ở cấp độ từ vị có nhiều kiểu hình thành khác nhau giúp người điếc có thể truyền tải, lưu giữ những thông điệp từ đơn giản đến phức tạp nhất và nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy hữu hiệu của người điếc. Bài viết nhằm trình bày 6 kiểu hình thành ngôn ngữ kí hiệu được xem như là một sự tổng hợp thành “quy luật” hình thành kiểu ngôn ngữ rất đặc thù này.

10/17/2021 12:48:22 AM +00:00

Phát triển ngôn ngữ - giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ thông qua các hoạt động hàng ngày

Vấn đề ngôn ngữ - giao tiếp là một trong những khiếm khuyết đặc trưng ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Bài viết trình bày các kĩ thuật giúp phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ theo sự dẫn dắt của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia giao tiếp, đợi trẻ tham gia hoặc giao tiếp, đáp lại hành vi của trẻ. Từ đó, ứng dụng các kĩ thuật này để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giao tiếp thông qua các hoạt động hằng ngày bằng một số minh họa giúp người đọc dễ hiểu và thực hiện được các kĩ thuật trên cho phù hợp với trẻ.

10/17/2021 12:44:32 AM +00:00

Một số biện pháp dạy ngôn ngữ kí hiệu cho trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính là một trong những đối tượng khó khăn nhất trong giáo dục đặc biệt. Do khiếm khuyết về thính giác, trẻ gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp với mọi người xung quanh và phát triển nhận thức của bản thân. Ngôn ngữ kí hiệu là phương tiện duy nhất để trẻ giao tiếp, học tập và phát triển.

10/17/2021 12:44:01 AM +00:00

Một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn

Bài viết chỉ rõ: 1/ Quan niệm về văn bản đa phương thức; 2/ Đặc điểm của văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin; 3/ Đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin. Để giúp học sinh phổ thông đáp ứng được yêu cầu mới về đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng hiệu quả các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức thuộc lĩnh vực thông tin vào thực tiễn giảng dạy.

10/17/2021 12:37:08 AM +00:00

Định hướng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin trong các môn học ở trường phổ thông

Ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên của các môn học đều phải dạy học sinh cách đọc hiểu văn bản thông tin. Mục tiêu, loại văn bản, nội dung và yêu cầu cần đạt/chuẩn về đọc hiểu văn bản thông tin của một số nước được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và xu thế quốc tế, cần có những định hướng cụ thể về dạy đọc hiểu văn bản thông tin trong các môn học ở trường phổ thông của Việt Nam trong thời gian tới.

10/17/2021 12:36:39 AM +00:00

Đề mở và năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Ngữ văn trường trung học phổ thông

Bài viết trình bày một số quan niệm về đề mở, các dạng đề mở, một số vấn đề cơ bản về năng lực sáng tạo của học sinh trong môn Ngữ văn và đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đề mở trong việc hình thành, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông.

10/17/2021 12:36:09 AM +00:00

Công tác bồi dưỡng giáo viên ngữ văn tại các tỉnh thành phía Nam – những khó khăn, bất cập và giải pháp

Bài viết đề cập đến một số khó khăn, bất cập trong công tác bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn tại các tỉnh thành phía Nam trong thập niên gần đây, chỉ ra nguyên nhân đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới, cải tiến, tạo khởi sắc cho công tác này.

10/16/2021 9:45:34 PM +00:00

Đào tạo, bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá dành cho giáo viên ngữ văn trung học: Một số vấn đề trao đổi

Đào tạo và bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá cho giáo viên dạy Ngữ văn là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Làm thế nào để đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn làm chủ được việc kiểm tra đánh giá học sinh? Bài viết đề xuất một số biện pháp liên quan đến nội dung đã đề cập.

10/16/2021 9:45:17 PM +00:00

Xu hướng đưa các vấn đề thời sự “hot” vào đề văn: Những điều khả thủ và bất cập

Việc giáo viên sử dụng nhiều vấn đề thời sự “nóng” trong các đề thi môn Văn gần đây đã thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội và các bậc phụ huynh. Bài viết xem xét xu hướng ra đề thi này, qua đó phân tích những mặt tích cực và hạn chế của nó trong bối cảnh dạy – học môn Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay.

10/16/2021 9:45:00 PM +00:00

Đào tạo thạc sĩ phương pháp dạy học ngữ văn với việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Đổi mới đào tạo trình độ thạc sĩ là một trong những biện pháp để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Vì vậy, hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Ngữ văn phải được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống, khoa học từ công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, đề tài và kỹ năng nghiên cứu của học viên, việc sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng sau đào tạo.

10/16/2021 9:44:49 PM +00:00

Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng đánh giá năng lực

Đánh giá năng lực là một trong những định hướng và yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn sau 2015. Theo đó, cần xác định các năng lực chuyên biệt và năng lực chung mà môn học hướng đến; Từ đó áp dụng quy trình đánh giá năng lực chuẩn hóa, chú trọng việc xây dựng chuẩn đánh giá, coi trọng đánh giá quá trình, chú ý đến các tình huống phức hợp và thực tiễn, các phương pháp và kĩ thuật đánh giá đa dạng.

10/16/2021 9:44:33 PM +00:00

Từ thực tiễn dạy học tiếng Việt cho học sinh miền núi, đề xuất việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trường sư phạm

Từ thực trạng của việc dạy học Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở huyện vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An), bài viết đề xuất một số giải pháp về tuyển sinh và chương trình đào tạo, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên,… nhằm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tế của các trường phổ thông ở vùng núi, vùng dân tộc ít người.

10/16/2021 9:44:16 PM +00:00

Các năng lực đặc thù của giáo viên ngữ văn phổ thông

Từ một số cơ sở và những tham khảo quốc tế ban đầu, bài viết xác định 3 năng lực đặc thù của người giáo viên ngữ văn gồm: Năng lực ngữ văn; Năng lực vận dụng hiệu quả các phương pháp, biện pháp, chiến thuật,… dạy học ngữ văn và năng lực sáng tạo. Hướng tới đào tạo giáo viên theo năng lực, bài viết đề xuất một số yêu cầu để nâng cao hiệu quả giảng dạy phương pháp và nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.

10/16/2021 9:43:59 PM +00:00