Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Sự hình thành cấu trúc vận động không gian vào Nam (Từ góc nhìn tạo nghĩa của hoạt động nhận thức)

Bài viết có cấu trúc gồm 5 phần vơi những nộ dung chính sau: Dẫn nhập, sự hình thành cấu trúc vào Nam từ tiền đề nhận thức, cấu trúc vào Nam và quá trình chuyển hóa từ bình diện lô gích lên bình diện ngôn ngữ, cách tiếp cận vào Nam đối với sinh viên nước ngoài, kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Ẩn dụ ý niệm vàng trong tiếng Việt nhìn từ góc độ miền nguồn

Trong những năm gần đây, không khó bắt gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng những bàn luận về vàng - một thành tố của nền kinh tế. Những diễn đạt này tồn tại song song cùng những diễn đạt mang tính truyền thống khi nói về vàng, thí dụ: lời vàng; sức khỏe là vàng; tấm lòng vàng. Dường như tư duy của người Việt đã đánh giá vàng theo chiều hướng mở rộng hơn, qua những hiện tượng ngôn ngữ trên. Bài viết sẽ xem xét vàng từ góc độ miền nguồn nhằm chỉ ra cách thức tư duy của người Việt về thứ kim loại này.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Danh ngôn vui trong tiếng Việt nhìn từ phương diện nội dung ngữ nghĩa và cách thức lập luận

Trên bình diện nội dung, danh ngôn vui là tiếng nói của đời sống, nó vô cùng gần gũi với con người chứ không thi vị hay lí tưởng hóa cuộc sống. Ở phương diện lập luận, hàm ý của danh ngôn vui được thể hiện thông qua hàng loạt phương thức lập luận: định nghĩa, so sánh, miêu tả, sử dụng câu hỏi, dùng từ ngữ lặp lại, dùng từ ngữ đối lập hay tạo mâu thuẫn trong lập luận…Điều này làm nên giá trị của danh ngôn vui, khiến người ta thích và nhớ nó. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Cặp thoại tiếng Việt trong hội thoại dạy học (Qua khảo sát hội thoại dạy học ở bậc Trung học cơ sở)

Bài viết này, sẽ khái quát những cách hiểu khác nhau về cặp thoại trong ngôn ngữ học và qua ngữ liệu thực tế sẽ xác định đơn vị cặp thoại trong hội thoại dạy học - một kiểu hội thoại tuy quen thuộc nhưng còn nhiều điều cần làm sáng tỏ.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ phương diện ngôn ngữ truyền thông xã hội

Có thể nói ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu điển hình cho ngôn ngữ truyền thông xã hội. Các diễn văn, diễn từ, lời căn dặn...của Người là những sáng tạo ngôn ngữ cao đẹp, có tác động rất lớn đến công chúng, có tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ phương diện ngôn ngữ truyền thông xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Tìm hiểu cấu trúc trao đáp trong mối tương quan với nhân tố quyền lực ở phạm vi giao tiếp pháp đình tiếng Việt

Trong bài viết này, tác giả muốn thử nghiệm áp dụng cách phân tích cấu trúc trao đáp tương tác lớp học Anh (classroom) của Sinclair và Coulthard vào phân tích tương tác phápđình tiếng Việt (courtroom). Các dạng cấu trúc trao đáp được xem xét trong quan hệ với tham biến quyền lực. Kết quả sẽ cho thấy chiếc áo “cấu trúc trao đáp ba bước I - R - F” mà các nhà phân tích diễn ngôn Anh đưa ra có vừa vặn với cấu trúc tương tác pháp đình tiếng Việt hay không và yếu tố quyền lực có vị trí như thế nào trong các cấu trúc trao đáp ở ngữ cảnh giao tiếp pháp đình tiếng Việt.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Một cách hiểu rất lạ về từ cầu kiều

Qua phân tích và chứng minh trong bài viết này, chúng ta thấy rằng muốn hiểu câu ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy cho đúng, cho chính xác, thì phải có một số vốn liếng dồi dào về ca dao, tục ngữ, về từ ngữ của tiếng Việt và phải tư duy cho rành mạch, lập luận cho chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Mời tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Giáo dục tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học ở Đắc Lắc và thái độ của học sinh Ê Đê

Bài viết có cấu trúc gồm 5 phần với những nội dung chính sau: Mở đầu, dạy - học tiếng Ê đê trong trường tiểu học ở Đắc Lắc, thái độ của học sinh Ê đê với việc học tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học, những vấn đề đặt ra và kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Lí giải một số dạng trung gian của kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp

Trung gian là một hiện tượng phổ biến trong các ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Nó được dựa trên cơ sở triết học và đã xây dựng các lý thuyết về hiện tượng trung gian (hoặc lý thuyết tâm bên). Trong ngôn ngữ học, hiện tượng trung gian có mặt ở tất cả các cấp, các đơn vị, bài viết này thảo luận về 6 cấp trung gian. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên

Trong sử thi Tây Nguyên, núi rừng thường được nhắc đến như một đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật. Hình ảnh quen thuộc trong sử thiTây Nguyên là không khí lao động khẩn trương trên rẫy; là sự hào hứng của trai làng trong cuộc săn voi, săn thú; là những cánh rừng với cây to, thú dữ… Hình ảnh rừng được lặp đi lặp lại nhiều lần và mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, phong phú. Cùng tìm hiểu về hình tượng rừng trong sử thi Tây Nguyên qua bài viết sau đây.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Một số điểm sáng tạo về nhạc điệu trong thơ mới (1932 - 1945)

Với ý thức cách tân, các nhà thơ mới đã sáng tạo nên những bài thơ thần tình diễm ảo như những cung cầm chơi vơi. Thanh âm độc đáo của thơ mới cũng là tiếng lòng của một thế hệ thi nhân khát khao được “thành thực”, khát khao được tận hiến cho nghệ thuật. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến một số sáng tác nhạc điệu trong thơ mới 1932 - 1945 trên các hương diện: phối hợp thanh điệu, gieo vần và ngắt nhịp.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Một số hiệu quả của việc sắp xếp trật tự vế chính đứng trước vế phụ trong câu ghép chính phụ

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (không biến hình), rất khó để phân tích một câu chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố hình thức, đơn giản đúng cấu tạo ngữ pháp (biểu đạt ngữ pháp), mà cần được xem xét, nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau: bình diện nghĩa học, bình diện kết học và bình diện dụng học. Trong bài viết này, tác giả lược sơ qua lịch sử nghiên cứu câu ghép chính phụ và chỉ ra một số hiệu quả của việc lựa chọn cách sắp xếp trật tự vế chính đứng trước, vế phụ đứng sau của câu ghép chính phụ trong văn bản.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Các giải pháp chuyển dịch mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng trạng ngữ chỉ điều kiện - giả thiết trong hai ngôn ngữ Pháp và Việt

Như chúng ta đều biết, do sự gần gũi về các nét nghĩa mà các nhà ngữ học Pháp và Việt Nam đều thống nhất xếp các mệnh đề phụ chỉ điều kiện và chỉ giả thiết vào cùng một loại: Mệnh đề phụ chỉ điều kiện - giả thiết. Tuy nhiên, đề cập đến các giải pháp chuyển dịch, tác giả bài viết cho rằng cần tách bạch hai loại mệnh đề phụ trên để có những giải pháp chuyển dịch hiệu quả và chính xác hơn. Mời tham khảo bài viết để biết thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Ngữ đoạn mở đầu trong giao dịch mua bán ở Việt Nam và Pháp

Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu các giao dịch mua bán, để muốn tìm hiểu xem trong hoạt động giao tiếp này các ngữ đoạn mở đầu có xuất hiện một cách hệ thống không? Các yếu tố cấu thành của các ngữ đoạn mở đầu? Và sự khác biệt giữa các ngữ đoạn mở đầu trong giao tiếp của người Pháp và trong giao tiếp của người Việt? Mời bạn đọc tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Giữa hai nền văn hóa

Bài viết Giữa hai nền văn hóa gồm có những nội dung chính sau: Chức năng của giáo viên và diễn ngôn sư phạm, ý thức cá nhân và ý thức tập thể, bối cảnh xã hội - giáo dục, sự chuyển tiếp văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Danh từ bộ phận trong định vị không gian qua tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Những cứ liệu cụ thể về hệ thống danh từ được sử dụng làm vật định vị trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai đã chứng tỏ các danh từ bộ phận tham gia rất tích cực vào hoạt động định vị của người Việt. Sự phong phú về số lượng cũng như về chủng loại của các danh từ bộ phận không những chứng minh sự giàu có về phương tiện biểu đạt quan hệ không gian trong tiếng Việt mà còn phản ánh rõ sự chia cắt một cách tỉ mỉ và hình ảnh về không gian hết sức sinh động trong nhận thức của cộng đồng ngôn ngữ ấy. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Vấn đề sử dụng câu trong văn bản hành chính tiếng Việt

Trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu đi trước, bài viết trình bày kết quả khảo sát tình hình sử dụng câu trong VBHC tiếng Việt hiện nay và đặt ra một số vấn đề cần bàn thảo về câu văn hành chính tiếng Việt để nó có thể đảm nhiệm tốt chức năng thông tin quản lí, thông tin pháp lí, phục vụ cho công tác chuẩn hóa câu văn hành chính tiếng Việt.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Xây dựng từ điển cá nhân cho việc sử dụng ngữ tượng hình trong tiếng Pháp

Bài báo trình bày một thử nghiệm của phương pháp trên để thấy được sự phức tạp của một người sử dụng tiếng Pháp như một ngoại ngữ trong việc xây dựng những từ điển cá nhân các ngữ tượng hình. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho giảng viên trẻ trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trình bày một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học (NCKH) cho giảng viên trẻ (GVT) Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Dựa trên kết quả khảo sát, bài viết cũng đưa ra kết quả đánh giá của cán bộ quản lí (CBQL) và GVT về mức độ khả thi của các giải pháp trên. Kết quả cho thấy các giải pháp đã đề cập được CBQL và GVT đánh giá là khả thi trong việc phát triển năng lực NCKH của GVT Trường ĐHSP TPHCM.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Các mô thức đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại

Từ ngàn xưa, những câu chuyện cổ tích, những bài hát ru vẫn được truyền từ đời này sang đời khác trong sinh hoạt gia đình, làng xóm của người Việt Nam. Đó chính là dòng sữa ngôn ngữ “dịu ngọt” nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em. Những bài đồng dao gắn liền với những trò chơi dân gian ở từng vùng miền, có một sắc thái riêng, tạo nên không gian năng động giúp trẻ em phát triển thể lực và trí tuệ hồn nhiên trong sáng. Bài viết bàn tới sự kế thừa của thơ thiếu nhi hiện đại đối với những bài đồng dao quen thuộc qua mô thức mượn lời đồng dao, mô thức trò chơi và mô thức kể.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Về cặp vị từ gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt

Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Văn hóa giao tiếp của người Êđê

Ngôn ngữ và văn hóa tạo nên đặc trưng của mỗi tộc người. Khi muốn nhận diện một dân tộc và khu biệt nó với dân tộc khác thì phải thông qua nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa của họ. Qua nghiên cứu ngôn ngữ của người Êđê, tác giả thấy rằng văn hóa giao tiếp của họ có những điểm tương đồng với người Việt như: hiếu khách, trọng tình cảm, trọng danh dự, trọng sự tế nhị và hòa thuận nhưng cũng có những điểm khác biệt như: trọng hình thức, lối nói chuyện dí dỏm, hài hước và đôi khi suồng sã, thô tục.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Ngoại giao văn hóa của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XXI nhìn từ góc độ sức mạnh mềm

Trong quan hệ quốc tế, sức mạnh của mỗi quốc gia sẽ được xác định bằng nhiều nhân tố, trong đó không thể không kể tới vai trò của văn hóa. Có thể thấy, ngoại giao văn hóa đã được nhiều nước sử dụng như sức mạnh mềm trong các hoạt động đối ngoại, trong đó có Ấn Độ. Bài viết này nghiên cứu về những cơ sở lí luận và cách tiếp cận về ngoại giao văn hóa - sức mạnh mềm ở thế kỉ XXI, đồng thời đề cập các hoạt động triển khai chủ yếu của ngoại giao văn hóa Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XXI nhìn từ góc độ sức mạnh mềm.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi - Một phối hợp liên ngành theo đường hướng nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh

Từ trong nguồn gốc, bản chất và chức năng, văn học dân gian (VHDG) gắn liền với giao tiếp xã hội. Do vậy, tiếp cận VHDG trong bối cảnh là một đường hướng nghiên cứu thích hợp. Trong đó, ngôn ngữ học, nhân học văn hóa và tâm lí học hành vi là một trong những kết hợp liên ngành khả thi và có nhiều triển vọng.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong trước tác của Lê Đình Kỵ

Lê Đình Kỵ là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho khoa nghiên cứu văn học của Việt Nam. Riêng với chủ nghĩa hiện thực, ông đã tiếp cận vấn đề với tư cách là nhà lí luận văn học, nhà phê bình văn học, đồng thời là nhà văn học sử. Ở lĩnh vực nào, những nghiên cứu của ông cũng mang tính tiên phong và gây sự chú ý với giới chuyên môn, kể cả những tranh luận. Mời tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Sự tương tác thể loại trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

Truyện ngắn là một bộ phận quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân. Khảo sát từ góc nhìn tương tác thể loại, tác giả nhận thấy, truyện ngắn Nguyễn Tuân là một chỉnh thể nghệ thuật hết sức năng động. Trong từng tác phẩm ở thể này luôn có hiện tượng đối thoại giữa các yếu tố “cộng cư” với thể loại “chủ âm”, tạo nên những “âm vang cộng hưởng”; tác phẩm, vì vậy, hết sức đa thanh với kết cấu mở, luôn “vẫy gọi” sự đồng sáng tạo của người đọc.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn

Bài viết trên cơ sở lấy chức năng nhận thức và phương thức, bút pháp xử lí chất liệu hiện thực nhằm đưa ra một số nhận xét về giá trị tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã đề cập và thể hiện; từ đó, độc giả cảm nhận chất bi hài trong tác phẩm: đằng sau những trận cười hả hê là sự ngậm ngùi, chua xót cho số phận của những người nông dân mang khát vọng đổi đời. Đỗ Minh Tuấn đã đem đến cho người đọc những giá trị mới về nhận thức hiện thực và những hiệu quả thẩm mĩ mới cho thể loại tiểu thuyết đương đại.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Các giai đoạn phát triển của chữ quốc ngữ Việt Nam và những vấn đề của tiếng Việt hiện đại

Bài viết trình bày 3 giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ Việt Nam từ thế kỉ XVII đến nay: Từ đầu thế kỉ XVII đến 1860, từ 1861 đến 1945 và từ 1945 đến nay. Bên cạnh đó, bài viết trình bày một số vấn đề tồn tại trong bảng chữ cái Quốc ngữ hiện đại cũng như trong tiếng Việt hiện hành; từ đó, đề xuất những ý tưởng nhằm hoàn thiện tiếng Việt trong tương lai.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Tình yêu trong thơ Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay

Sau năm 1986, tình yêu trở thành một đề tài lớn trong thơ. Tình yêu được biểu hiện trong thơ rất đa dạng nhưng tập trung trên hai phương diện: Sự phong phú và tính chất nhục cảm. Tình yêu trong thơ đương đại làm tăng thêm hệ giá trị của văn học dân tộc

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00

Ý nghĩa tiểu thuyết Nước mắt màu xanh thẫm của Nguyễn Văn Thiện

Nước mắt màu xanh thẫm của Nguyễn Văn Thiện là một cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh đối với độc giả. Nguyễn Văn Thiện đã rất khéo léo trong sử dụng nghệ thuật trần thuật để tạo nên một cuốn tiểu thuyết đa nghĩa, hấp dẫn và cũng đầy thách thức. Tác phẩm này đã mở ra nhiều tầng ý nghĩa: tiểu thuyết viết về thân phận con người, tiểu thuyết lên án những mặt tiêu cực của xã hội hiện đại, tiểu thuyết thể hiện xung đột giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại. Bài báo này đi vào tìm hiểu, lí giải các tầng ý nghĩa của tác phẩm.

8/30/2018 5:20:37 AM +00:00