Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Ebook Tiếng Việt và ngôn ngữ học hiện đại (Sơ khảo về cú pháp): Phần 2

(BQ) Phần 2 của ebook Tiếng Việt và ngôn ngữ học hiện đại (Sơ khảo về cú pháp) bao gồm các nội dung từ chương 7 trở đi. Phần này sẽ cung cấp đến bạn đọc các chủ đề như: tính ràng buộc, lý thuyết X-gạch, lý thuyết X-gạch – bổ ngữ và phụ ngữ, lý thuyết X-gạch – các loại ngữ đoạn khác, tiểu phạm trù, từ vựng – X-gạch hạn chế, phép biến hình. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:07:59 AM +00:00

Ebook Văn phạm Việt: Phần 1

Ebook Văn phạm Việt được giáo sư Nguyễn Quý Hùng biên soạn có 5 nội dung chính và cơ bản, đó là: Từ ngữ học, phân tích học, cú pháp học, bút pháp học và thi pháp học. Bố cục nội dung của cuốn sách gồm có 9 chương với 31 bài học, trong đó phần 1 sau đây sẽ trình bày 3 chương đầu tiên với 19 bài học. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:07:59 AM +00:00

Biểu tượng tính dục trong ca dao xứ Huế từ góc nhìn phân tích diễn ngôn

Trong hệ thống biểu tượng của ca dao nói chung và ca dao xứ Huế nói riêng, biểu tượng tính dục (sexual symbole) chiếm một vị trí quan trọng. Khảo sát qua 574 đơn vị ca dao (cặp trao - đáp) phần Nam nữ đối đáp, trêu ghẹo in trong Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, Tập V: Ca dao do Triều Nguyên biên soạn, các tác giả ghi nhận được 76 đơn vị ca dao có yếu tố tính dục liên quan đến sinh thực khí và hành vi tính giao của con người, chiếm 13,2%. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Hành động nói gián tiếp thực hiện bằng hành động hỏi trên tư liệu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Trong bài viết này, tác giả tiến hành khảo sát 73 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, nhằm xác định: 1/ Tần số xuất hiện của các hành động nói gián tiếp được thực hiện bằng hành động hỏi; 2/ Tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa hành động nói gián tiếp với phép lịch sự; 3/ Xem xét đặc trưng ngữ dụng của việc sử dụng hành động nói gián tiếp. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Ứng dụng của giao tiếp qua công nghệ trong sự phát triển năng lực ngôn ngữ

Bài viết đã chứng minh rằng giao tiếp qua công nghệ, với các đặc tính, phân loại, và phạm vi ảnh hưởng, sở hữu những lợi thế tiềm năng có thể ứng dụng trong phát triển ngoại ngữ, từ các phương diện siêu ngôn ngữ đến các thành phần và kĩ năng ngôn ngữ. Hi vọng kết luận rút ra từ bài viết sẽ phát hoạ một bức tranh toàn cảnh về việc kết hợp các loại hình giao tiếp qua công nghệ vào đào tạo ngoại ngữ.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành động ngôn ngữ chửi

Chửi là một hành động ngôn ngữ khá đặc trưng và hết sức “nhạy cảm” trong nói năng của người Việt. Có rất nhiều sắc thái văn hóa giao tiếp khác nhau được thể hiện qua hành động này. Bài viết này sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành động ngôn ngữ chửi. Mời bạn đọc tham khảo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Hiện tượng đa thanh trong lập luận nghịch hướng (Qua khảo sát các mẫu lập luận sử dụng kết từ nhưng)

Trong bài viết này, dựa trên các mẫu lập luận sử dụng kết tử “nhưng”, tác giả sẽ phân tích để chỉ ra các hình thức đa thanh trong lập luận nghịch hướng, góp phần làm sáng tỏ thêm lí thuyết đa thanh trong ngôn ngữ.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng Anh của người Hà Nội

Bài viết này trình bày một số nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng Anh của người Hà Nội. Mục đích của bài viết nhằm giúp cho người Hà Nội nói riêng, người Việt nói chung tránh được những tác động chuyển ngôn do ảnh hưởng của tiếng Việt gây nên trong quá trình sử dụng và thụ đắc tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Khảo sát nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thị trong hợp đồng kinh doanh quốc tế tiếng Anh

Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn cách phân loại trên của tác giả Lê Quang Thiêm làm hướng tiếp cận trường nghĩa từ vựng và khảo sát kiểu nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thị trong hợp đồng kinh tế quốc tế bằng tiếng Anh. Mời các bạn tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Dạy phát âm chuỗi phát ngôn tiếng Anh cho sinh viên người Ê Đê

Dạy phát âm phát ngôn tiếng Anh cho sinh viên người Ê Đê là một hướng không phải mới, nhưng có cơ sở khoa học dựa vào bản chất của ngôn ngữ vì mục đích giao tiếp. Bài viết này được giới hạn ở việc dạy âm đoạn tính tiếng Anh (âm nối, âm tỉnh lược và âm đồng hóa), giúp tạo cơ sở để chúng ta nghiên cứu tiếp trong các lĩnh vực siêu đoạn tính (âm nhấn, nhược âm, giọng điệu, ngữ điệu). Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Thực nghiệm một số phương pháp gợi ý nhằm phát triển kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại Thanh Hóa

Trong bất kì ngôn ngữ nào, kĩ năng nói cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cả một tiến trình học. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng các tiết học kĩ năng nói tiếng Anh, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, áp dụng một số phương pháp cũng như các trò chơi ngôn ngữ vào dạy kĩ năng nói tiếng Anh nhằm khuyến khích các học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học nói tiếng Anh tốt hơn. Mời bạn đọc tham khảo bài viết để tìm hiểu thêm nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Đặc điểm của thành phần rào đón trong phát ngôn hồi đáp hỏi trực tiếp trong tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt)

Trong bài viết này, tác giả tiến hành khảo sát các kiểu thành phần rào đón xuất hiện và tần suất sử dụng của chúng trong phát ngôn hồi đáp hỏi trực tiếp trong tiếng Anh, sau đó tiến hành đối chiếu song song thành phần rào đón trong phát ngôn hồi đáp hỏi trực tiếp trong tiếng Anh với tiếng Việt trên bình diện chức năng để có thể thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Phong cách từ Hán Việt và việc sử dụng chúng

Từ Hán Việt là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt. Để thảo luận về phong cách của từ Hán Việt, trong bài báo này tác giả chia chúng ra thành 2 nhóm, đó là các từ Hán Việt không có từ thuần Việt tương đương (khái niệm “từ thuần Việt” ở đây chỉ là tương đối nhằm phân biệt với những từ có âm đọc Hán Việt), và các từ Hán Việt có từ thuần Việt tương đương. Mời bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Tục ngữ liên quan đến sức khỏe con người trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ văn hóa

Trong bài viết này tác giả khảo sát khoảng 200 tục ngữ tiếng Anh và khoảng 200 tục ngữ tiếng Việt. Đó là các tục ngữ phản ánh quan niệm của người Việt và người Anh về sức khỏe; quan niệm về bệnh tật, các loại bệnh thường gặp và nguyên nhân gây bệnh; quan niệm về phòng bệnh, chữa bệnh và vai trò của thuốc trong điều trị; những lời khuyên để có một sức khỏe tốt.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Phương thức tu từ tích hợp trong tình khúc Trịnh “Như cánh vạc bay”

Có thể nói rằng, Trịnh Công Sơn là hiện tượng đặc biệt trong nền âm nhạc nước nhà với số lượng công chúng hâm mộ hiếm có suốt hơn bốn mươi năm qua. Phần hồn trong những tình khúc của Trịnh Công Sơn là ca từ, ca từ đã được nhạc sĩ đẩy lên một loại hình ngôn ngữ ấn tượng, đôi khi tưởng như vu vơ, vô nghĩa, nhưng lại chính là sự thăng hoa của tâm hồn ông thể hiện qua nét nhạc. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích phương thức tu từ tích hợp trong tình khúc nhạc Trịnh tiêu biểu “Như cánh vạc bay”.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Ngữ pháp chức năng hệ thống và đánh giá ngôn ngữ “phi chuẩn” của giới trẻ hiện nay theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống

Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập hiện nay, vấn đề phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt đang được đặt ra một cách cấp bách. Bài viết này tác giả tóm tắt cốt lõi lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday và áp dụng lí thuyết này vào việc đánh giá tiếng Việt của thế hệ trẻ hiện nay.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Giới và tương tác ngôn ngữ trên lớp học

Bài viết gồm 6 phần, ngoài phần 1 (Đặt vấn đề) và phần 6 (Kết luận), phần 2 giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu, phần 3 trình bày về tư liệu và phương pháp nghiên cứu, phần 4 trình bày về sự khác biệt giới trong sử dụng câu hỏi, và phần 5 là những kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giới trong sử dụng lời phản hồi. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam

Một trong những vấn đề thường được quan tâm khi đề cập đến nghiên cứu khoa học là việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội. Hiện tại, điều này cũng đang được bàn thảo sôi nổi trên nhiều diễn đàn xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Trong bìa viết này, tác giả trình bày một số suy nghĩ của mình về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của chuyên ngành khoa học này trong đời sống xã hội Việt Nam.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Về những lỗi văn hoá ngôn ngữ trong diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt

Trong bài viết này, tác giả phân tích một số lỗi cơ bản từng xuất hiện trong các diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chủ yếu là trên truyền hình. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Biến động của từ ngữ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thủ đô trên báo Hà Nội mới

Từ góc độ của ngôn ngữ học xã hội, chỉ ra những biến động của bộ phận từ ngữ phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Hà Nội, bài viết sẽ là minh họa nhỏ về mối quan hệ có tính chất đồng biến giữa hai loại biến độc lập và phụ thuộc.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Thử đi tìm giải pháp cho vấn đề chuẩn hóa ngôn xưng hô công sở

Gia đình và xã hội là những thiết chế và không gian kín/mở khác nhau và đa dạng phong phú vô cùng với giao tiếp xưng hô trong tiếng Việt và với người Việt. Nhưng để tìm một quy chuẩn trong giao tiếp xưng hô ở các cơ quan, công sở nhà nước sẽ không phải là điều quá khó. Bài viết này sẽ phân tích và bàn giải pháp cho vấn đề tên dựa trên lí thuyết giao tiếp xưng hô và tính quy định xã hội của vấn đề nghiên cứu.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các dân tộc thiểu số tại đồng bằng Sông Cửu Long

Bài viết trình bày kết quả khảo sát tình hình giao tiếp ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tại đồng bằng Sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, góp phần vào việc nghiên cứu hiện tượng đa ngữ xã hội từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề giao tiếp trong xã hội đa ngữ, sự phân bố chức năng giữa một ngôn ngữ cao (H) như tiếng Việt, ngôn ngữ giao tiếp chung với ngôn ngữ thấp (L) như các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tiếng Hoa, tiếng Khmer và tiếng Chăm.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Đặc điểm nội dung khen về hình thức bên ngoài của con người từ góc độ giới

Trong giao tiếp, ngoại hình là yếu tố rất quan trọng bởi nó tạo nên ấn tượng đầu tiên, đồng thời, cũng góp phần thể hiện nội tâm, tính cách, tâm trạng, thẩm mĩ,... thậm chí có thể là số phận của một người nào đó. Ở bài viết này, tác giả tập trung khảo sát đặc điểm nội dung khen về hình thức bề ngoài của con người từ góc độ giới theo hai nhóm tuổi thanh niên và trung niên.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Biến đổi từ ngữ về quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp ở Việt Nam

Trong bài viết này tác giả tập trung vào sự biến đổi từ ngữ quy định quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, cùng với sự tham gia vào tổ chức Nhân quyền thế giới, vấn đề về quyền con người, quyền công dân là những vấn đề quan trọng nhất trong Hiến pháp: từ Hiến pháp các vấn đề cụ thể liên quan quyền con người được luật định một cách cụ thể và đầy đủ trong các văn bản pháp luật

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Đặc điểm ngữ nghĩa nhóm từ ngữ chỉ cõi âm của ngôn ngữ nhà Phật

Cõi âm trong quan niệm dân gian là nơi con người sẽ đến sau khi từ giã dƣơng gian/cõi dương/cõi đời này. Theo Phật giáo, sau khi chết con người sẽ tái sinh vào 6 cảnh giới luân hồi, đó là: thiên đạo, nhân đạo, a tu la đạo, súc sanh đạo, ngạ quỷ đạo và địa ngục đạo. Trong bài viết này sẽ chỉ tập trung vào khảo sát đặc điểm của các từ ngữ được sử dụng trong bốn cảnh giới, gồm địa ngục đạo, ngạ quỷ đạo, súc sanh đạo và a tu la đạo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Đặc điểm phát ngôn hỏi trong giao tiếp giữa công chức và công dân tại một số cơ quan công quyền trên địa bàn Hà Nội

Giao tiếp công quyền là loại hình giao tiếp mang tính chất pháp lí, tính chất công vụ, vừa bị ràng buộc bởi các nhân tố quy thức vừa bị chi phối bởi những yếu tố thuộc về tuổi tác, quyền thế, giới tính, nghề nghiệp, văn hóa,... Trong bài viết này, tác giả tiến hành nghiên cứu đặc điểm các phát ngôn hỏi của công chức và công dân tại một số cơ quan công quyền trên địa bàn Hà Nội.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Địa danh học Việt Nam: Những vấn đề cần bàn

Địa danh học - một chuyên ngành của Ngôn ngữ học, nghiên cứu các tên gọi địa lí, giải thích sự cấu tạo, lịch sử xụất hiện của chúng và phân tích ý nghĩa ban đầu của các từ cấu tạo nên địa danh. Trong bài viết này sẽ trình bày một số vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu lĩnh vực nói trên, mời bạn đọc tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Ẩn dụ và hoán dụ trong cấu tạo từ tiếng Việt

Mục đích của nghiên cứu này nhằm giúp chúng ta thấy được rõ hơn phương thức cấu tạo từ, phương thức định danh, xác định được chính xác hơn nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo từ, là cơ sở để ghi chú các loại nghĩa phái sinh trong từ đa nghĩa là nghĩa đen hay là nghĩa ẩn dụ, hoán dụ phục vụ tốt hơn cho việc tra cứu nghĩa của từ trong từ điển.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Ngữ nghĩa của kết cấu [Đã + X] trong tiếng Việt

Trong bài viết này, tác giả trình bày cách tiếp cận một hiện tượng cú pháp-ngữ nghĩa thường được giải thích một cách lược giản hoặc được mô phỏng theo đặc trưng ngữ pháp của các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, tiếng Nga: ‘đã’ hành chức thế nào trong tiếng Việt? Mời các bạn cùng tham khảo.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00

Về ý nghĩa đặc trưng của tính từ

Trong bài viết này, tác giả bàn sâu về quan điểm của Givón để góp phần lí giải về ý nghĩa đặc trưng của tính từ, so sánh tính từ tiếng Việt và tiếng Anh ở phương diện ý nghĩa đặc trưng để xác định rõ hơn bản chất của tính từ nói chung, tính từ tiếng Việt nói riêng.

8/30/2018 5:06:41 AM +00:00