Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Tình hình tiếp thu các lý thuyết văn học của thế giới từ ngày đổi mới đến nay

Nhìn chung, trong giai đoạn đương đại, ngành nghiên cứu văn học của Việt Nam đã phát triển xứng đáng là một trong những ngành khoa học cơ bản. Nghiên cứu văn học của Việt Nam không còn chỉ là công việc khen chê, bình phẩm theo cảm hứng, mà hầu hết đều dựa trên các lý thuyết khoa học. Có thể nói, nghiên cứu văn học của Việt Nam đã hội nhập được với thế giới. Bài viết trình bày tình hình tiếp thu các lý thuyết văn học của thế giới từ ngày đổi mới đến nay.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Bước đầu khảo sát hiện tượng ý niệm hóa cảm xúc qua các động từ chuyển động

Bài viết này đi sâu khảo sát vai trò của động từ chuyển động trong việc biểu đạt các trạng thái cảm xúc thông qua việc đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt, tập trung vào cảm xúc HAPPINESS trong tiếng Anh và một trong những biểu đạt tương đương của nó là VUI SƯỚNG trong tiếng Việt để hiểu rõ hơn về hiện tượng ý niệm hóa các cảm xúc thông qua việc mở rộng ngữ nghĩa của các động từ chuyển động bằng phương tiện ẩn dụ.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Tính khả chấp của câu và vai trò của tiêu điểm thông tin trong tiếng Việt

Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là dạy khẩu ngữ, có những câu người học nói đúng ngữ pháp nhưng không hoặc khó được chấp nhận (không khả chấp). Ngược lại có những câu không chuẩn tắc về mặt ngữ pháp nếu đứng tách biệt, nhưng lại có thể được chấp nhận (khả chấp) trong một tình huống giao tiếp nhất định. Câu hỏi đặt ra là, nhân tố nào chi phối tính khả chấp của một câu (phát ngôn) cụ thể như vậy? Bài viết này thử trả lời câu hỏi trên dựa trên việc phân tích vai trò của tiêu điểm thông tin đối với tính khả chấp của câu.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Thuật ngữ hóa từ thông thường: Một trong các con đường tạo thành thuật ngữ tiếng Việt

Việc thay đổi chức năng và ý nghĩa của từ ngữ thường được sử dụng thành ngữ là một trong những cách để thiết lập hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Điều này xảy ra trong ba loại từ tiếng Việt (danh từ, động từ và tính từ), trong đó danh từ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thông qua quá trình này, các từ ngữ mới một cách hiệu quả và kinh tế tạo ra. Điều này sau đó cho phép để làm giàu và mở rộng vốn từ vựng tiếng Việt.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Từ ngữ địa phương trong văn học dân gian (miền biển) Quảng Nam

Tiếng địa phương Quảng Nam bộc lộ ở cả bình diện từ vựng và ngữ âm nhưng ở đây chúng tôi không đi miêu tả chi tiết tiếng địa phương Quảng Nam trên bình diện ngữ âm bởi vì ở bình diện ngữ âm trên văn bản viết thường không phản ánh hết đặc trưng ngữ âm của phương ngữ. Trong bài báo này, tác giả tập trung vào việc tìm kiếm những từ địa phương trong văn học dân gian của tỉnh Quảng Nam, cụ thể là văn hóa dân gian của cư dân ven biển.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong sách giáo khoa Ngữ văn trung học ở Hàn Quốc (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống)

Bài viết này trình bày kết quả điều tra và một số nhận xét về việc đào tạo kỹ năng cho học sinh trung học trong sách giáo khoa Văn học & Ngôn ngữ tại Hàn Quốc. Những kết quả này có thể được sử dụng như những kinh nghiệm để biên soạn sách giáo khoa Văn học & Ngôn ngữ ở Việt Nam.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Tiếp xúc ngôn ngữ: Hệ quả đối với hệ thống từ vựng tiếng Nhật

Sự xuất hiện của các từ mới trong một ngôn ngữ thường xuất phát từ hai yếu tố: sự phát triển từ vựng nội bộ của ngôn ngữ để kịp thời phản ánh sự phát triển của cộng đồng văn hóa xã hội sử dụng nó; và vay từ tiếng nước ngoài vì nhiều lý do, trong đó hình thành một từ vựng có nguồn gốc nước ngoài bằng ngôn ngữ dễ tiếp thu. Đây là một hiện tượng ngôn ngữ chung và sự xuất hiện các từ có nguồn gốc nước ngoài trong một ngôn ngữ có thể được coi là một hiện tượng tự nhiên và không thể tránh khỏi. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào quá trình hình thành của các khoản vay của Nhật Bản do ảnh hưởng của sự tiếp xúc với các ngôn ngữ khác và trên các yếu tố văn hóa và lịch sử ảnh hưởng đến nó.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Giải pháp nâng cao năng lực sản sinh ngôn ngữ dựa trên học phần ngữ pháp thực hành từ thực tiễn khoa Tiếng Anh - Viện Đại học Mở Hà Nội

Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Ngữ pháp tiếng Anh ở một đơn vị cụ thể: Khoa tiếng Anh - Viện Đại học Mở Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả môn học Ngữ pháp nói riêng, và tăng cường năng lực sản sinh ngôn ngữ dựa trên môn học nói chung cho sinh viên chuyên ngữ các trường đại học, cao đẳng.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Tìm hiểu tính cách nhân vật Bá Kiến thông qua nghĩa tình thái của câu

Chí Phèo là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được lược bớt hai đoạn (có tóm tắt) và được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11 hiện hành. Hai trong số những nhiệm vụ của người giáo viên ngữ văn trước phần văn bản này là giúp học sinh thấy được giá trị hiện thực của tác phẩm và trình độ nghệ thuật bậc thầy của nhà văn Nam Cao. Vấn đề đặt ra ở đây là có thể thấy được tính cách nhân vật bá Kiến thông qua việc phân tích nghĩa tình thái của câu hay không? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên. Mời tham khảo.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

“Chương trình ngôn ngữ sư phạm tiếng Anh” từ góc nhìn lí luận và thực tiễn

Trong bài viết này, trước hết trình bày một số vấn đề lí luận về ngôn ngữ trong lớp học tiếng Anh nói chung (Classroom language) và mô hình phân tích ngôn ngữ trong lớp học của Sinclair and Coulthard (1975). Sau đó, dựa trên những phân tích định tính và định lượng tác giả có những ý kiến nhận xét về chương trình này ở hai khía cạnh nội dung và phương pháp thực hiện. Cuối cùng là một số ý kiến đóng góp về việc triển khai đại trà nội dung học phần này ở các địa phương trong tương lai gần đây.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh

Trong số các nhóm danh từ có xu hướng chuyển loại trong tiếng Anh, nhóm từ chỉ tên gọi bộ phận cơ thể người được nhìn nhận là một trong những nguồn bổ sung từ mới đáng kể vào kho từ vựng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghiên cứu, xu hướng chuyển loại của các từ chỉ bộ phận cơ thể người mới chỉ được mô tả một cách khái quát. Trong bài viết này sẽ làm rõ các đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Anh.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Nghiên cứu các phương thức dịch ẩn dụ tu từ tiếng Anh sang tiếng việt dựa trên cứ liệu diễn văn của Martin Luther King

Trong diễn văn, ẩn dụ xuất hiện một cách rất tự nhiên và trở nên vấn đề cần nghiên cứu để học hỏi không những về cách thức hành văn, mà là để xem như một mô hình sử dụng ẩn dụ, từ đó nghiên cứu ứng dụng các phương thức dịch thuật mới để chuyển dịch nội dung ẩn dụ sang tiếng Việt một cách hiệu quả.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Các yếu tố văn hóa và văn minh trong giảng dạy tiếng nước ngoài

Các giá trị văn hóa và văn minh trong giáo dục ngôn ngữ nước ngoài về khía cạnh chéo văn hóa là trung tâm của sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ trong ULIS-ĐHQGHN. Mục đích của nghiên cứu là hình thành một quan điểm mới trong giảng dạy ngoại ngữ và học tập trong giai đoạn đầu của nó. Các cơ sở dữ liệu đầu vào là một bảng hiển thị độ tương phản và so sánh các nền văn hóa giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Mẹo sử dụng các con số trong diễn ngôn quảng cáo tiếng Việt

Dựa trên quan điểm của số ở phía Đông và các nền văn hóa phương Tây, tác giả phân tích và làm sáng tỏ những tính năng thú vị của các số liệu được sử dụng trong ngôn quảng cáo Việt Nam hiện nay. Bài báo cũng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo Việt Nam và tương lai của nó.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của định danh: Khảo sát các từ ngữ chỉ phương tiện, công cụ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa

Bài báo chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ-văn hóa của nhận dạng (thông qua các cuộc điều tra về những từ ngữ liên quan đến ngư cụ khai thác tại tỉnh Thanh Hóa) với hy vọng xác định các đặc điểm của tư duy nhận thức và nhận thức của ngư dân ở Thanh Hoá về việc đánh bắt cá.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Thơ mới như một hình thức giao tiếp nghệ thuật mới

Với tư cách là người đọc thực tế, ở bài viết này, tác giả chủ yếu tìm hiểu cơ sở hình thành và những yếu tố ảnh hưởng tới hình thức giao tiếp, cách thức tổ chức giao tiếp nghệ thuật Thơ mới. Qua đó, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Thơ mới trong hành trình cách tân thơ ca dân tộc.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Một số đặc điểm chính của hệ thống luận cứ trong văn bản luật tục của người Ê Đê ở Tây Nguyên

Ra đời trong bối cảnh một xã hội còn in đậm dấu ấn của tổ chức công xã thị tộc; tôn giáo và tín ngưỡng đang ở thời kì phát triển cuối cùng của tín ngưỡng nguyên thủy, để phù hợp với môi trường sống và khả năng nhận thức, luật tục của người Êđê đã tạo được một lối lập luận sắc sảo nhưng cụ thể dễ hiểu về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm hướng tới những mục tiêu có tính chuẩn mực trong một cộng đồng tự quản khép kín kéo dài hàng trăm hàng nghìn năm. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm về hệ thống luận cứ trong văn bản luật tục của người Ê Đê ở Tây Nguyên.

8/30/2018 5:06:40 AM +00:00

Bàn về tính chính xác của ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước - ThS. Nguyễn Thị Hà

Tính chính xác của việc dùng từ trong văn bản, cách sử dụng câu trong văn bản là những vấn đề được trình bày trong bài viết Bàn về tính chính xác của ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.

8/30/2018 5:06:31 AM +00:00

Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt: Phần 1

(BQ) Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt là cuốn giáo trình cơ sở về ngôn ngữ và tiếng Việt. Phần 1 giáo trình trình bày tổng luận về ngôn ngữ, cơ sở ngữ âm học và ngữ âm tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:29 AM +00:00

Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt: Phần 2

(BQ) Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, phần 2 giới thiệu tới người học các kiến thức cơ sở từ vựng học và từ vựng tiếng Việt, cơ sở ngữ pháp học và ngữ pháp tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

8/30/2018 5:06:29 AM +00:00

Cái nhìn tiến bộ trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát

Ta bắt gặp thơ của Cao Bá Quát có chủ đề khác nhau, chủ đề nào cũng mang những hàm nghĩa phong phú, chẳng hạn như: khát vọng của tuổi trẻ, muốn đem hết năng lực tài trai ra đóng góp cho đời; tình bạn, tình thầy trò; giải phóng cá nhân... Bài viết đề cập tới con người và văn minh Phương Tây biểu hiện trên đất thuộc địa và những tiến bộ trong nhận thức của Cao Bá Quát trong thơ chữ Hán của ông.

8/30/2018 5:06:28 AM +00:00

Nghịch lý trong Truyện Kiều

Ngoài nghệ thuật và ngôn ngữ siêu việt, với ngòi bút thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn, Truyện Kiều đã chạm đến số phận của mỗi con người, ai cũng thấy có một chút mình trong đó. Đó chính là vấn đề mà nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại (thế kỷ XX và XXI) đề cập đến. Hóa ra nghệ thuật của văn học hiện đại thế giới đã được Nguyễn Du thể hiện xuất sắc trong Truyện Kiều từ trước đây hai trăm năm. Một trong những thủ pháp nghệ thuật ấy là cái nghịch lý được thể hiện trong tình yêu của Thúy Kiều. Tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết.

8/30/2018 5:06:28 AM +00:00

Vai trò của hình tượng bi kịch trong việc giáo dục tình cảm thẩm mỹ

Bài viết phân tích lý do vai trò của hình tượng bi kịch trong giáo dục thẫm mỹ. Theo đó, hình tượng bi kịch tác động đến hệ thống tình cảm thẩm mỹ của con người một cách đặc thù thông qua khoái cảm bi kịch, là lo sợ và cảm thương.

8/30/2018 5:06:28 AM +00:00

Cuộc đời con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thế kỷ mà Nguyễn Du sống đầy biến động dữ dội, có nhiều đổi thay ngang trái, nó làm cho mỗi con người trong một khoảng thời gian ngắn có thể sống trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có nhiều bước ngoặt với bao thăng trầm, vinh nhục của đời người. Câu chuyện cuộc đời trầm luân của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả đã đi qua hàng mấy thế kỷ, nhưng vẫn gây thổn thức trong tim người đọc.

8/30/2018 5:06:28 AM +00:00

Đơn giản hóa việc định nghĩa thuật ngữ

Định nghĩa một thuật ngữ nào đó là một thao tác quan trọng trong tranh luận để tránh hiểu lầm ý của nhau. Vì vậy, trong một công trình nghiên cứu khoa học (bài báo, luận văn, luận án, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, cuốn sách…), người trình bày cần phải định nghĩa các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm. Trong bài viết này sẽ trình bày về vấn đề đơn giản hóa việc định nghĩa thuật ngữ, mời bạn đọc tham khảo để biết thêm chi tiết.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00

Ứng dụng phân tích văn bản vào việc phân tích các bài đọc hiểu phần 2 FCE trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu Âu

Bài viết vận dụng lí thuyết phân tích văn bản với các lí thuyết hữu quan như phân đoạn thực tại câu, cấu trúc thông tin với đề và thuyết, các phương tiện liên kết hình thức để phân tích 73 bài đọc Phần 2 trình độ B2 trong 13 quyển sách FCE.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00

Kết quả luyện tập kĩ năng lựa chọn đề tài và soạn đề cương nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết trình bày kết quả luyện tập kĩ năng lựa chọn đề tài và soạn đề cương nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) sau khi học xong môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ các kĩ năng nói trên của sinh viên chỉ đạt mức bước đầu hình thành.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00

Ngôn ngữ giao tiếp trong hôn lễ của người Nam Bộ qua một số nghi lễ, nghi thức

Dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu thực tế tại 19 tỉnh thành ở Nam Bộ, tác giả đã tiến hành tìm hiểu về ngôn ngữ giao tiếp trong hôn lễ của người Nam Bộ qua một số nghi lễ, nghi thức để hiểu sâu hơn về nét đẹp của văn hóa dân tộc cũng như tìm ra những đặc trưng tiêu biểu nhất của ngôn ngữ giao tiếp thể hiện trong nghi lễ này và khu biệt chúng với nghi lễ khác thuộc lễ tục vòng đời.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00

Sự “trưng dụng” tư tưởng F. Dostoievski của văn nghệ đô thị miền Nam 1954 – 1975

Bài viết cho thấy các trí thức Sài Gòn “trưng dụng” Dostoievski theo cách thức “nội hóa” những “yếu tố ngoại sinh”, đưa một nhà văn ngoại quốc gia nhập thời cuộc một dân tộc khác, và bằng cách ấy đã kéo dài và gia tăng giá trị di chúc văn hóa của ông. Cách tiếp nhận này có phần đi ra từ một “Dostoievski đích thực”, phần khác đi ra từ nhu cầu có một “Dostoievski khác với nguyên bản” để đáp ứng đời sống thực tại.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00

Về đặc trưng của thể tài chân dung văn học

Bài báo làm rõ đặc trưng của chân dung văn học từ góc nhìn thể tài. Đây là thể tài văn học khắc họa gương mặt, “chân dung tinh thần” của các nhà văn nhằm khẳng định tài năng, đóng góp của họ. Thể tài này có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa yếu tố kí, yếu tố phê bình và sáng tác văn chương. Bài báo cũng tiến hành so sánh, phân biệt chân dung văn học với các thể văn khác gần gũi với nó.

8/30/2018 5:06:27 AM +00:00