Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Các nhà văn Pháp đương đại và thi pháp truyện ngắn

Nói đến Thi pháp truyện ngắn là nói đến những thủ pháp nghệ thuật thường được các tác giả sử dụng và được các nhà nghiên cứu đúc kết, coi là quy chuẩn của thể loại này. Tuy nhiên, trong thực tế sáng tác, mỗi nhà văn lại nhìn nhận những cách viết đó một cách khác nhau tuỳ vào quan điểm thẩm mĩ của mình. Bài viết này tổng lược và phân tích ý kiến của các nhà văn Pháp đương đại về một số thủ pháp đặc trưng trong sáng tác truyện ngắn.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Âm cuối của âm Hán Việt trung cổ

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Hán cho rằng trong tiếng Hán trung cổ có 3 cặp âm cuối là: [-ŋ] [-k], [-n] [-t] và [-m] [-p]. Học giả Nhật Bản Mantaro Hashimoto và học giả Trung Quốc Tuyết Phụng Sinh lại cho rằng ngoài 3 cặp âm cuối này trong tiếng Hán trung cổ còn một cặp âm cuối mặt lưỡi [-ŋ] [-c]. Bài viết sau đây bác bỏ quan điểm của 2 học giả này từ góc độ nghiên cứu âm Hán Việt.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Cá thể ngôn ngữ như một phạm trù khoa học

Cá thể ngôn ngữ như một phạm trù khoa học nghiên cứu năng lực sử dụng ngôn ngữ của từng cá thể. Việc nghiên cứu phạm trù này đã được các nhà nghiên cứu Nga đề cập đến trong các lĩnh vực như văn học, phương pháp dạy học tiếng Nga, trong hoạt động lời nói. Trên cơ sở các thành tựu đó tác giả bài báo sử dụng phương pháp liên tưởng tự do đề xuất cách khảo sát đo lường năng lực của cá thể ngôn ngữ.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Tình thái trong câu - phát ngôn: một số vấn đề lý luận cơ bản

Bài báo này tập trung bàn về những vấn đề sau: Tình thái như là một trong bốn loại hình thông tin cơ bản trong câu - phát ngôn, mối quan hệ giữa tình thái và nội dung mệnh đề nghĩa, lý thuyết hành vi ngôn ngữ và sự khu biệt giữa câu và phát ngôn, sự khác biệt giữa tình thái ngữ nghĩa và tình thái ngữ dụng.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Trong phòng khách và ngoài phòng khách: vài điều thảo luận từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận

Bài báo lấy ví dụ hai cụm từ “trong phòng khách” và “ngoài phòng khách” để phân tích và minh họa cho mối liên hệ giữa “góc nhìn” và ngôn ngữ của người phát ngôn. Dưới quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, và cụ thể hơn là khái niệm về trải nghiệm, mỗi chúng ta có một cách định vị không gian khác nhau, một phần tùy thuộc vào trải nghiệm của người nói và một phần tùy thuộc vào môi trường văn hóa của người phát ngôn. Sự khác nhau về trải nghiệm và văn hóa sẽ dẫn tới sự khác nhau trong việc sử dụng các cấu trúc, từ vựng trong ngôn ngữ khi mô tả sự vật hiện tượng.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Bàn về một hướng nghiên cứu giảng dạy kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN

Việc dạy‐học ngoại ngữ thực chất là dạy‐học kiến thức và đặc biệt là các kỹ năng thực hành tiếng (Nghe, Nói, Đọc và Viết) để người học có thể nắm vững ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp nhằm để thoả mãn nhu cầu của bản thân, của xã hội và của nghề nghiệp. Trong bài báo này, tác giả muốn trao đổi ý kiến về việc dạy‐học kỹ năng Nghe nhằm góp phần nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng Nghe hiểu nói riêng và các môn thực hành tiếng nói chung ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Bàn về phương thức biểu đạt ý phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bài viết tiến hành khảo sát, miêu tả, phân tích và so sánh phương thức diễn đạt ý phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt từ góc độ ngữ pháp và ngữ dụng, từ đó tìm ra điểm giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng từ phủ định, từ ngữ có ý nghĩa phủ định và các phương thức dụng học để biểu đạt ý phủ định trong hai ngôn ngữ. Hy vọng nội dung nghiên cứu có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo, cũng như những gợi ý trong việc dạy học, phiên dịch, nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Truyện ngắn Pháp đương đại và khái niệm thể loại

Từ cuối thế kỷ XX, truyện ngắn Pháp trở nên vô cùng phong phú đa dạng cả về chủ đề lẫn loại hình, buộc người ta phải đặt lại câu hỏi: ʺTruyện ngắn là gì?ʺ. Câu trả lời không hề đơn giản. Việc khảo cứu các định nghĩa của một số từ điển có danh tiếng, của một số nhà nghiên cứu và của chính các nhà văn cho thấy khó có thể tìm được một định nghĩa cho truyện ngắn Pháp đương đại, bởi luôn có sự bất cập giữa lý thuyết thể loại và thực tiễn sáng tác của các nhà văn.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Các yếu tố cần thiết trong thiết kế và xây dựng chương trình ngoại khoá nghe ‐ nói cho sinh viên năm thứ II Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh ‐ Mỹ

Bài viết nêu ra các yếu tố cơ bản trong thiết kế và xây dựng chương trình dạy ngoại ngữ nói chung và chương trình ngoại khóa nói riêng cho sinh viên năm thứ II Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh - Mỹ, Trường Ðại học Ngoại ngữ, Ðại học Quốc gia Hà Nội. Những yếu tố này rất quan trọng trong việc làm cho chương trình trở nên thiết thực và thực tế khi nó giúp sinh viên một cách có hiệu quả trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, tính tự giác trong học tập và cả sự tự tin và tinh thần hợp tác với các sinh viên khác.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Bàn về phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng

Bài viết này đề cập đến hai nội dung chính: đặc điểm của phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng và các loại hình kiểm tra đánh giá thường được dùng trong phương pháp chất lượng cũng như ưu khuyết điếm của các loại hình kiếm tra đánh giá này.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Ebook Thả một bè lau: Phần 1 - Thích Nhất Hạnh

Ebook Thả một bè lau này được tác giả viết để phân tích về truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán. Theo tác giả, nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều, chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Nhìn truyện Kiều dưới con mắt của thiền ta có thể thấy được những điều rất mới. Cùng tham khảo phần 1 của cuốn sách để cảm nhận truyện Kiều ở một góc độ khác đầy mới mẻ.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Ebook Thả một bè lau: Phần 2 - Thích Nhất Hạnh

Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể học được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển. Mời các bạn cùng tiếp tục cảm nhận về truyện Kiều thông qua phần 2 của cuốn sách sau đây.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Ebook Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng: Phần 1 - Ban Mai

Trong nền âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn được xem là một trong những nhạc sĩ viết lời ca hay nhất, là phù thuỷ của ngôn ngữ. Gần nửa thế kỷ sáng tạo, Trịnh Công Sơn đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam một di sản đồ sộ trên 300 ca khúc. Cuốn sách này tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn văn học đồng thời tìm hiểu những đóng góp của Trịnh Công Sơn trong nền văn hóa Việt Nam. Sách gồm có 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 sau đây để tìm hiểu về ca từ trong tác phẩm của Trịnh cũng như đóng góp của Trịnh trong nền âm nhạc Việt.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Ebook Trịnh Công Sơn - Vết chân dã tràng: Phần 2 - Ban Mai

Bên cạnh việc tìm hiểu giá trị ca từ và những đóng góp của Trịnh Công Sơn trong nền văn hóa Việt Nam, trong phần 2 của cuốn sách này sẽ trình bày tương đối đầy đủ những ca từ của Trịnh Công Sơn dựa trên các các nghiên cứu từ các tạp chí, website trong nước và nước ngoài. Đây là tất cả những cố gắng của tác giả với mong muốn cung cấp thêm tư liệu cho bạn đọc. Hy vọng cuốn sách sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều hữu ích.

8/30/2018 4:52:53 AM +00:00

Ebook 100 năm phát triển tiếng Việt: Phần 1 - Phụng Nghi

Sách này được tái bản ở Hoa Kì với ước mong phục vụ quý vị độc giả ở hải ngoại và đặc biệt là để giúp giới trẻ, đã xa quê hương rành ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ – hiểu thêm về tiếng Việt mến yêu của Tổ quốc Việt Nam. Sách được chia thành 2 phần, phần 1 này sẽ trình bày về một số nội dung như: Sự hình thành của chữ Quốc ngữ, những chặng đường phát triển, đặc điểm của tiếng Việt,... Mời bạn đọc tham khảo.

8/30/2018 4:52:51 AM +00:00

Ebook 100 năm phát triển tiếng Việt: Phần 2 - Phụng Nghi

Nối tiếp nội dung ở phần 1, phần 2 của cuốn sách 100 năm phát triển tiếng Việt đề cập đến một số vấn đề sau: Câu đối trong tiếng Việt, tiếng Việt có thống nhất không?, phiên âm tên riêng nước ngoài, vấn đề thay thế y và i trong chữ quốc ngữ,...và một số nội dung khác.

8/30/2018 4:52:51 AM +00:00

Bức tranh thôn quê – một dấu hiệu của xu hướng dân tộc hóa thể loại Đường luật trong Hồng Đức quốc âm thi tập

Trong bài viết này, tác giả tập trung tìm hiểu bức tranh thôn quê được các thi nhân Hồng Đức tái hiện theo xu hướng dân tộc hóa thể loại, phá vỡ dần lối tư duy mang tính ước lệ, điển phạm của thơ Đường luật, mở ra một trường mĩ cảm mới và tạo một diện mạo mới cho Đường luật Nôm.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Một số khuynh hướng mới của nghiên cứu tiếp nhận đầu thế kỉ XXI

Bài báo giới thiệu một số khuynh hướng mới trong nghiên cứu tiếp nhận đầu thế kỉ XXI. Jack Bratich xem “công chúng” như sự kiến tạo diễn ngôn. Steven Mailloux biện chính cho một thông diễn học tu từ nơi các quy ước tu từ quy định thực hành lí giải của người đọc. Patrocinio Schweikart luận chứng cho một đạo đức học về sự quan tâm, nơi người đọc tạo ra một sự thấu hiểu biểu hiện mối quan tâm trọn vẹn và công bằng với tác giả hay văn bản.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Hoán dụ ý niệm trong kết cấu x (vị từ) + “mặt” trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Bài viết này, trên cơ sở khảo sát các kết cấu vị từ + “mặt”, sẽ phân tích các hoán dụ ý niệm (HDYN) mà chúng biểu trưng dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận. Hi vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của HDYN trong việc tạo nghĩa các ngữ cố định hay thành ngữ có chứa bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt; từ đó có cái nhìn khái quát hơn, sâu rộng hơn về cơ chế và phạm vi của HDYN.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Bước đầu tìm hiểu về từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ

Bài viết nêu đặc trưng về ngữ âm và ngữ nghĩa của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ. Về hình thức ngữ âm, từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ tồn tại ở ba dạng: từ ngữ Hán Việt có âm đọc toàn dân, từ ngữ Hán Việt có âm đọc phương ngữ hóa và từ ngữ Hán Việt có hai âm đọc Hán Việt. Về ngữ nghĩa, nổi bật nhất trong ca dao Nam Bộ là những từ ngữ Hán Việt chỉ tình cảm gia đình và quan hệ đạo nghĩa. Bên cạnh đó, bài viết còn làm nổi bật giá trị sử dụng của từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Giông cứu đói dân làng mọi nơi - bài ca lao động hùng tráng

“Giông cứu đói dân làng mọi nơi” (Giông gŭm kon tơ ring pơ ngot hrăh) là một trong số các tác phẩm thuộc bộ sử thi liên hoàn về Dăm Giông của người Bahnar trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Sử thi kể về Giông cứu đói dân làng trong một nạn đói khủng khiếp và dạy họ cách sản xuất ra nhiều lúa, gạo. Giông xứng đáng là người anh hùng văn hóa trong việc xây dựng cuộc sống no ấm của người Bahnar thời cổ xưa.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Trí thức kinh kì – người trần thuật trong Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục

Người trần thuật - một vấn đề trung tâm của lí thuyết tự sự hiện đại. Tìm hiểu hình tượng này sẽ có cơ sở hiểu đúng và sâu hơn về tư tưởng tác giả, tác phẩm. Bài viết không đi vào tìm hiểu ngôi kể hay nghệ thuật kể mà là tìm hiểu người trần thuật – hình thái của hình tượng tác giả đã chi phối như thế nào đến thế giới nghệ thuật của tác phẩm, đã làm nên diện mạo riêng cho tác phẩm ra sao.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy – niềm tin tâm linh trong văn học trung đại

Bài viết giới thiệu một số yếu tố tâm linh như phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy… Những yếu tố này tồn tại trong văn học trung đại như một niềm tin tuyệt đối về mặt tâm linh. Và đứng ở góc độ văn hóa, bài viết nhận xét đánh giá về sự hiểu biết cũng như trình độ tư duy của con người được phản ánh trong văn học thời kì đó.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết Sơn Nam

Một trong những thành công của Sơn Nam là khắc họa tâm lí, tích cách nhân vật, điều đó không chỉ làm cho nội dung tác phẩm hoàn hảo mà còn thể hiện cái nhìn, tâm tư tình cảm của tác giả. Bằng nhiều cách thể hiện, nhiều điểm nhìn, Sơn Nam đã tạo cho các nhân vật của mình sự sống động, chân thật, giản dị và mang đậm chất “văn minh miệt vườn”, đồng thời thể hiện tài năng văn học của người con vùng đất Nam Bộ.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Dạng kết cấu trần thuật trùng phức các mạch truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Qua khảo sát “Mảnh trăng cuối rừng”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Phiên chợ Giát”)

Trong bài viết này, tác giả đi sâu tìm hiểu về sự trùng phức mạch truyện (thể hiện ở vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật), trùng phức cả trong thời gian và giọng điệu trần thuật trong các truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Phiên Chợ Giát” nhằm góp phần làm rõ hơn cái hay, cái đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ (truyện Genji) và ý nghĩa văn học của nó

Bài viết thông qua việc nghiên cứu những nhân tố văn hóa Trung Quốc trong Nguyên thị vật ngữ để tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với tác phẩm hàng đầu của văn học Nhật Bản, đồng thời để có cái nhìn toàn diện hơn về sự tương đồng và khác biệt trong ý thức văn hóa cũng như trong thực tiễn sáng tác văn học của hai dân tộc.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Vương Duy và Yosa Buson – “Thi trung hữu họa”

Mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa là một lí thuyết cơ bản trong mĩ học Đông Tây, đặc biệt là phương Đông với loại hình tác gia trung đại giỏi cả thi lẫn họa. Vương Duy và Buson là hai đại diện tiêu biểu cho loại hình tác gia này.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Bước đầu tìm hiểu về quan hệ xã hội - nhân sinh của người Việt và người Hàn qua truyện cổ tích

Các quan hệ trong gia đình, xã hội được dân gian Việt và dân gian Hàn phản ánh rất sinh động, rõ nét là một nội dung cơ bản của thể loại cổ tích. Quan hệ ấy thật đa dạng và phức tạp, bao gồm quan hệ cha mẹ - con cái, chồng - vợ, anh - em, mẹ ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu, địa chủ - nông dân gắn liền với sự đối lập giữa giàu nghèo, xấu tốt, thiện ác. Qua đó, chúng ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về nội dung của truyện cổ tích hai nước Việt Nam, Hàn Quốc.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt

Bài viết nghiên cứu vấn đề xác định và miêu tả cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Việt. Giống như động từ, tính từ trong tiếng Việt có thể là hạt nhân của cấu trúc tham tố. Phần lớn tính từ trong tiếng Việt là vị từ đơn trị, một số tính từ là vị từ song trị.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00

Cơ chế tri nhận các ngữ biểu trưng có yếu tố “tay” (đối chiếu với tiếng Anh và tiếng Pháp)

Trong bài này, tác giả áp dụng phương pháp ngữ nghĩa học tri nhận để so sánh tính biểu trưng của bộ phận cơ thể “Tay” trong các ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Phát hiện chủ yếu là mỗi ngôn ngữ đều thể hiện cơ chế ẩn dụ, hoán dụ và những cấu trúc tương tác giữa chúng. Các mô hình tương tác ý niệm của Ruiz de Mendoza được sử dụng để mô tả các loại tương tác có thể xảy ra giữa ẩn dụ và hoán dụ.

8/30/2018 4:52:44 AM +00:00