Xem mẫu

Phần II PHỤ LỤC TRỊNH CÔNG SƠN VẾT CHÂN DÃ TRÀNG 69 Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC TẬP NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Phần Phụ lục Danh mục các tập nhạc này, gồm 29 tập nhạc, được soạn từ những tài liệu của Diễn đàn Hội Văn hoá Trịnh Công Sơn – Pháp (tcs-home.org), do Tiến sĩ Khoa học Phạm Văn Đỉnh sưu tầm từ năm 2002, sửa chữa và bổ sung 2/2004. Các tập nhạc được sắp theo thứ tự thời gian xuất bản, với các chi tiết cần thiết trong chừng mực người biên soạn biết được (Nxb, năm phát hành, bìa, phụ bản, lời tựa, khổ in, v.v...); những chỗ có đánh dấu hỏi (?) là chưa biết chính xác. Mục lục các bài hát chép theo thứ tự in trong tập nhạc; trong những lần tái bản, thứ tự các bài, cũng như bìa, lời tựa, phụ bản có thể ít nhiều thay đổi theo những lần tái bản. Danh mục các tập nhạc này đến nay vẫn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, kính mong qúy bạn đọc góp ý, bổ sung và chỉnh sửa những sai sót. Xin chân thành cảm tạ. 01. Ca khúc Trịnh Công Sơn; An Tiêm, 1967, in lần thứ 2, 18x18cm, giá 80 đồng. Mục lục: 1. Phúc âm buồn 2. Xin mặt trời ngủ yên 3. Nước mắt cho quê hương 4. Lại gần với nhau 5. Ca daomẹ 6. Người già em bé 7. Du mục 8. Xin cho tôi 9. Vết lăn trầm 10. Lời của dòngsông 11. Tuổi đá buồn 12. Cúi xuống thật gần. Bìa 1: Đinh Cường. Lời tựa: Huyền thoại về con người(*), Tô Thuỳ Yên, 01/1967. Phụ bản: + Đinh Cường, Chân dung Trịnh Công Sơn (**) (dessin, 8/1966). + Đinh Cường, Đêm hoả châu, Thần thoại. + Trịnh Cung, Dấu chim. Bìa 4: Đinh Cường, 1970?,Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận. Ghi chú: Theo Bửu Chỉ (Về những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn, Diễn Đàn, số 110, 09/2001, Paris) thì An Tiêm xuất bản năm 1966, chúng tôi nghĩ không hẳn đúng, tuy giấy phép xuất bản được ký ngày 15/11/1966, vì lời tựa Tô Thuỳ Yên viết cho tập nhạc đề ngày 1/1967. Hay là, ấn bản lần thứ nhứt (1966), không có lời tựa của Tô Thuỳ Yên? Nxb Nhân Bản tái bản: 1970 (?), 18x18cm, với tranh bìa khác, và trên bản chúng tôi có trong tay (sao ảnh), không thấy có in lại lời tựa và các phụ bản. Đã tái bản ít nhất là 5 lần trước 1975, lần thứ 5, in 5000 cuốn. (*) Lời tựa do chúng tôi đặt đề. (**) Jean-Claude Pomonti có lấy lại chân dung này cho bài viết dài chiếm cả 1 trang báo Le Monde đề ngày 17/05/1969, và hình như là các thơ ca của Trịnh Công Sơn trên báo là do Bửu Ý dịch mà Trịnh Công Sơn đã chuyển cho Gs Christian Cauro trước đó (1966), lúc ông này dạy ở Huế. 70 BAN MAI 02. (Những) Tình khúc Trịnh Công Sơn; Nhân Bản, 1967,tác giả chép tay, 18x18cm. Mục lục: 1. Nhìn những mùa thu đi 2. Diễm xưa 3. Nắng thuỷ tinh 4. Dấu chân địa đàng 5. Ru em từng ngón xuân nồng 6. Còn tuổi nào choem 7. Mưa hồng 8. Xa dấu mặt trời 9. Cuối cùng cho một tình yêu (thơ Trịnh Cung) 10. Gọi tên bốn mùa 11. Tôi ru em ngủ 12. Tình sầu. Bìa 1: Tôn Thất Văn. Ghi chú: Trong ấn bản “Tác giả ấn hành” lần đầu dưới tên Nxb Nhân Bản có đề "Những...", nhưng trong các lần tái bản sau không thấy ghi từ đó nữa; thí dụ trong lần tái bản 1973 với bìa Đinh Cường (1970) và với nốt và lời bằng chữ in (giá bán: 220 đ). Không biết An Tiêm có xuất bản tập này trước khi tác giả tự ấn hành dưới tên Nxb Nhân Bản như trường hợp Ca khúc Trịnh Công Sơn trên đây? 03. Ca khúc da vàng; Nhân Bản, 1967, tác giả chép tay, 18x18cm Mục lục: 1. Ngày dài trên quê hương 2. Người con gái Việt nam 3. Ngủ đi con 4. Đại bác ru đêm 5. Tôi sẽ đi thăm 6. Tình ca của người mất trí 7. Đi tìm quê hương 8. Đêm bây giờ đêm mai 9. Ngụ ngôn của mùa Đông 10. Nhưng hôm nay 11. Hãy nói giùm tôi 12. Gia tài của Mẹ. Bìa 1: Đinh Cường. Ghi chú: Không biết Nxb An Tiêm có xuất bản tập Ca khúc da vàng và tập (Những) tình khúc Trịnh Công Sơn trước khi tác giả tự ấn hành, dưới tên Nxb Nhân Bản, như trường hợp tập Ca khúc Trịnh Công Sơn không? Bản của chúng tôi không thấy đề năm xuất bản, theo Bửu Chỉ, bđd, thì Ca khúc da vàng được ấn hành khoảng cuối 1966 - đầu 1967, nếu như vậy, trong vòng hai ba tháng, Trịnh Công Sơn đã cho xuất bản liên tiếp 3 tập nhạc “thần thoại”: Ca khúc Trịnh Công Sơn, Tình khúc Trịnh Công Sơn và Ca khúc da vàng. 04. Kinh Việt Nam;Nhân Bản, 1968, 18x18 cm,in 7 500 cuốn. Bìa 1: Đinh Cường. Lời tựa: Xin hãy dừng tay (*), Trịnh CôngSơn, 1968. Mục lục: 1. Dân ta vẫn sống 2. Chờ nhìn quê hương sáng chói TRỊNH CÔNG SƠN VẾT CHÂN DÃ TRÀNG 71 3. Dựng lại người dựng lại nhà 4. Ngày mai đây bình yên 5. Cánh đồng hoà bình 6. Ta thấy gì đêm nay 7. Sao mắt mẹ chưa vui 8. Đôi mắt nào mở ra 9. Hãy đi cùng nhau 10. Hành Ca 11. Đồng dao hoà bình 12. Nối vòng tay lớn Phụ bản: Đinh Cường. Ghi chú: (*) Lời tựa của Trịnh CôngSơn do chúng tôi đặt đề. 05. Ca khúc da vàng II; Nhân Bản, 1969, 18x18 cm,tái bản lần thứ 5,in 10 000 cuốn. Bìa 1: Đinh Cường. Phụ bản: 4 phụ bản, Đinh Cường, 11/1969. Mục lục: 1. Ngày dài trên quê hương 2. Ngủ đi con 3. Người con gái Việt Nam 4. Đại bác ru đêm 5. Tôi sẽ đi thăm 6. Tình ca của người mất trí 7. Đi tìm quê hương 8. Đêm bây giờ đêm mai 9. Ngụ ngôn của mùa Đông 10. Nhưng hôm nay 11. Hãy nói giùm tôi 12. Gia tài của Mẹ 13. Hát trên những xác người 14. Bài ca dành cho những xác người. Ghi chú: Trong Ca khúc da vàng tái bản sau Tết Mậu Thân, có thêm 2 bài mới kết thúc tập nhạc, đánh dấu 13 và 14 trên đây; để phân biệt với Ca khúc da vàng in lần đầu (1966-67), chúng tôi mạn phép đổi tựa tập nhạc này thành Ca khúc da vàng II. 06. Ta phải thấy mặt trời; Nhân Bản, 1969(*), 18x18 cm, in 7 000 cuốn. Bìa 1: tranh Đinh Cường. Mục lục: 1. Ta phải thấy mặt trời 2. Những giọt máu trổ bông 3. Những ai còn là Việt Nam 4. Tuổi trẻ Việt Nam 5. Chính chúng ta phải nói 6. Ta đi dựng cờ 7. Đừng mong ai, đừng nghi ngại 8. Việt nam ơi hãy vùnglên 9. Ta quyết phải sống 72 BAN MAI 10. Chưa mòn giấc mơ 11. Huế Sài Gòn Hà Nội. Ghi chú: Trang chót của tập nhạc có thông báo: "Sẽ phát hành vào tháng 9/1970 2 tuyển tập ca khúc mới nhất, Ca khúc Trịnh Công Sơn (15 tình khúc), Ca khúc Trịnh Công Sơn (thân phận ca)". Có lẽ, tập đầu là tập sau này khi phát hành đã được đặt tên Như cánh vạc bay, cũng gồm 15 tình khúc, và tập thứ nhì là tập Cỏ xót xa đưa (10 ca khúc). Hơn nữa, từ đó về sau, người ta nhận thấy, mỗi tập là có tên riêng, lấy từ tên một ca khúc trong tập (trừ mấy Tuyển tập đồ sộ chót). (*) Trên bìa tập nhạc không ghi năm xuất bản, nhưng trong đầu tập nhạc có đề "Viết xong cuối tháng 10, 1969". Theo Bửu Chỉ, bđd, tập Ta phải thấy mặt trời xuất bản năm 1970. 07. Như cánh vạc bay; Nhân Bản, 1972, 18x18 cm. Mục lục: 1. Tình nhớ 2. Tình xa 3. Những con mắt trần gian 4. Ru ta ngậm ngùi 5. Như cánh vạc bay 6. Một ngày như mọi ngày 7. Người về bỗng nhớ 8. Rừng xưa đã khép 9. Ru em 10. Tình xót xa vừa 11. Hãy khóc đi em 12. Em đã cho tôi bầu trời 13. Rồi như đá ngây ngô 14. Này em có nhớ 15. Hãy cứ vui như mọi ngày. Phụ bản: Đinh Cường. Ghi chú: Không cóin năm xuất bản, chúng tôi ghi 1972 là căn cứ vào phụ bản in trong tập. 08. Cỏ xót xađưa; Nhân Bản, 1972, 18x18cm. Mục lục: 1. Cát bụi 2. Từng ngày qua 3. Nghe tiếng muôntrùng 4. Còn có bao ngày 5. Nghe những tàn phai 6. Em hãy ngủ đi 7. Còn thấy mặt người 8. Vẫn nhớ cuộc đời 9. Hãy yêu nhau đi 10. Cỏ xót xa đưa. Phụ bản: Đinh Cường. Ghi chú: Không thấy ghi năm in, nhưng chúng tôi nghĩ 1972 là hợp lý, vì Cỏ xót xa đưa nằm giữa các tập xuất bản cùng năm. 09. Khói trời mênh mông; Nhân Bản, 1972(*), 18x18cm. Bìa 1: tranh Trịnh Công Sơn, 1972(**). Mục lục: 1. Lời ở phố về 2. Em đi trong chiều TRỊNH CÔNG SƠN VẾT CHÂN DÃ TRÀNG 73 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn