Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Phong cách học với nghiên cứu, phê bình văn học

Phong cách học là một ngành khoa học nghiên cứu văn chương. Từ lâu nó được biết đến với tư cách là một công cụ phê bình văn học hiệu quả trong việc chỉ ra những nét độc đáo, đặc trưng trong sáng tác của mỗi nhà văn. Tuy nhiên, những vấn đề về nội hàm khái niệm, việc xây dựng những tiêu chí đánh giá theo phong cách học,…vẫn tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau. Việc nhìn nhận lại sự ra đời, phát triển và những ứng dụng của phong cách học đối với phê bình văn học trong và ngoài nước là cần thiết để khẳng định tầm quan trọng của phong cách học đối với đời sống nghiên cứu, phê bình văn học hôm nay.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Một số điểm tương đồng về nghệ thuật trong truyện cổ tích Hàn Quốc - Nhật Bản

Truyện cổ tích Hàn Quốc và truyện cổ tích Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về nghệ thuật qua một số kiểu truyện như Ngưu Lang Chức Nữ, sự đền ơn, sự thông minh; tương đồng về yếu tố thần kì, kết thúc truyện và các motif. Bài viết phân tích những điểm tương đồng trong một số truyện cổ tích Hàn - Nhật; qua đó, thấy được sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc này.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng sử thi Dăm Giông

Dăm Giông là nhân vật trung tâm của hàng trăm sử thi người Bahnar ở Tây Nguyên. Để tạo nên sự kì vĩ của hình tượng nhân vật, tác giả dân gian đã sử dụng rất nhiều yếu tố kì ảo được xây dựng trên các motif quen thuộc trong truyện cổ. Yếu tố kì ảo làm cho nhân vật người anh hùng mang màu sắc thần kì, tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Con người trí tuệ trong thơ Trần Nhân Tông

Bài viết đi sâu khai thác thơ Trần Nhân Tông để khám phá một con người thông tuệ, có cái nhìn minh triết về cuộc đời và con người. Bằng chiều sâu của lí trí, sự mẫn tiệp của tư duy và một tinh thần phá chấp triệt để, con người ấy đã không ngừng suy ngẫm để giác ngộ chân lí, đạt đến cảnh giới cao nhất của trí tuệ Thiền tông; từ đó, hình thành cho mình một cách sống, một bản lĩnh sống theo đúng tinh thần thời đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam và thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn

Bài viết giới thiệu đầy đủ diện mạo thơ sứ trình trung đại Việt Nam qua các triều đại lịch sử; từ đó, giới thiệu và phân tích thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) trong Giới Hiên thi tập. Tập thơ này hiện còn trên 80 bài, trong đó có 53 bài viết trên hành trình đi sứ năm 1314, lúc ông 26 tuổi. Theo tư liệu hiện nay thì đây là những bài thơ đi sứ đầu tiên hiện còn với ngôn ngữ bình dị, trong sáng mà tinh tế, tài hoa; lời thơ hùng hồn mạnh mẽ; chất thơ phóng khoáng với bút pháp hiện thực trữ tình sâu lắng.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Khảo sát các biểu tượng tính dục gắn với mộng trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam

Các giấc mơ tình dục trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam thường không biểu lộ tính dục một cách trực tiếp. Chúng được thể hiện gián tiếp qua các biểu tượng động vật, thực vật, vật dụng, con người và không gian. Thông qua những biểu tượng này người đọc có thể hiểu thêm về văn hóa và phương thức sáng tác trung đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Ngôn ngữ văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỉ XX trong Nghĩa hiệp kì duyên của Nguyễn Chánh Sắt

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về dùng từ, diễn đạt và cách tổ chức văn bản trong Nghĩa hiệp kì duyên (1925) của Nguyễn Chánh Sắt, bài viết đã khái quát những đặc điểm nổi bật của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Chánh Sắt cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở thời kì đầu.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Đề xuất một quy tắc viết tên nước ngoài trong tiếng Việt

Bài viết này phân tích những cách thức khác nhau để viết các danh từ riêng (tên đất, tên người) của nước ngoài trong tiếng Việt hiện hành (phiên âm Latin, phiên âm Hán Việt, giữ nguyên cách viết của ngôn ngữ gốc…). Từ đó, dựa trên các ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc, đề xuất một quy tắc để viết tên nước ngoài cho tiếng Việt hiện đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, bên cạnh một thế giới thực với những miêu tả, phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc sống xã hội, con người còn có sự tồn tại hiển nhiên của một thế giới khác, vô hình – thế giới của những giấc mộng. Trong bài viết này, tác giả đưa ra đôi điều suy nghĩ về những giấc mộng, những tưởng tượng mơ hồ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, đồng thời chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật đặc sắc của nó.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Tiếp nhận văn học từ góc độ mĩ học - một hướng nghiên cứu cần thiết, nhiều triển vọng

Tiếp nhận văn học từ quan điểm mĩ học là sự vận dụng những phạm trù mĩ học để nhấn mạnh một cách có ý thức cả chức năng xã hội và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Hướng tiếp cận này đang được xem như là một phương pháp nghiên cứu nhiều triển vọng nhằm phát hiện và lí giải những vấn đề văn chương còn để ngỏ.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Đề tài đồng tính trong một số tác phẩm văn học Việt Nam

Từ trước đến nay, đã có nhiều ý kiến xoay quanh về vấn đề văn học đồng tính, khen nhiều mà chê cũng không ít. Tuy nhiên, trong bài viết này,tác giả không quan tâm nhiều đến những ý kiến ấy mà chủ yếu nhìn nhận và đánh giá xem văn học đồng tính Việt Nam có những đóng góp gì cho nền văn học nước nhà, cũng như đã có hay chưa một dòng văn học đồng tính qua việc khảo sát một số tác phẩm văn học đồng tính đã được công bố.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Về việc nghiên cứu cú bị bao trong câu tiếng Việt và tiếng Anh

Cú pháp câu là đối tượng nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ học, trong đó cú bị bao (CBB) được các tác giả đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở khảo sát ý kiến và hướng nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học và Anh ngữ học về CBB, bài viết cung cấp cho độc giả những quan điểm về thuật ngữ, về cách phân loại câu có chứa CBB và những ý kiến khác nhau về CBB trong câu tiếng Việt và tiếng Anh.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Nho học và giáo dục công lập ở Nam Kì thuộc Pháp thời kì 1867 – 1917

Sau khi chiếm trọn “Lục tỉnh Nam Kỳ” vào năm 1867, giặc Pháp đã tiến hành việc tổ chức cai trị Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. Trong chính sách cai trị của chính quyền thuộc địa, cho đến năm 1917, một trong những bước tổ chức và quản lí giáo dục là loại bỏ dần Nho học và hình thành một nền giáo dục công lập mới tại Nam Kỳ. Bài viết này góp thêm nhận định về tình hình Nho học và giáo dục công lập tại Nam Kỳ từ 1867 đến 1917.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Sự Việt hóa âm cuối của từ tiếng Anh trên báo điện tử Nhân dân

Bài viết trình bày các phương thức Việt hóa âm cuối của các từ tiếng Anh xuất hiện trên báo điện tử Nhân dân trong thời gian gần đây. Các quá trình Việt hóa chủ yếu xử lí các tổ hợp phụ âm và các thành phần âm cuối “bất hợp pháp” với hệ thống ngữ âm tiếng Việt, nhằm đảm bảo cấu trúc âm tiết chuẩn của ngôn ngữ vay mượn và đảm bảo tính trung thành đối với ngữ âm ngôn ngữ được vay mượn.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Kì vọng trong giao tiếp liên nhân

Kì vọng khi được xem là một yếu tố gắn với niềm tin trong cấu trúc tri nhận sẽ cho ta có một cái nhìn thông thoáng về vai trò của nó trong giao tiếp liên nhân. Trong thực tế giao tiếp, kì vọng mà người nói dành cho đối ngôn có thể phản ánh nếp suy nghĩ hay tình cảm của người nói và cả mối quan hệ xã hội của họ. Tương tự, trong đời sống văn học, khái niệm kì vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ đời sống nội tâm cũng như mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật trong tác phẩm.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Sự tương đồng và khác biệt về không gian trong truyện cổ tích thần kì người Việt và người Hàn

Trong truyện cổ tích thần kì của người Việt và người Hàn, không gian thiên giới, thủy phủ và động tiên được miêu tả với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, con người trở nên bất tử. Không gian địa ngục phản ánh niềm tin của dân gian hai nước về thế giới sau khi chết,... Bên cạnh những điểm tương đồng, không gian trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam, Hàn Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sử thi Hi Lạp và Ấn Độ

Trong các tác phẩm sử thi của Hi Lạp và Ấn Độ, nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm. Ý chí và sức mạnh của họ đều tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, sức mạnh thể chất và tinh thần của cả cộng đồng. Việc tìm hiểu cội nguồn, ý chí sức mạnh của người anh hùng trong những sử thi Hi Lạp và sử thi Ấn Độ qua cái nhìn đối sánh góp phần mang lại cho người đọc một cách cảm nhận sâu sắc, giàu ý nghĩa về những giá trị nghệ thuật độc đáo của sử thi.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của A. Puskin – câu chuyện dùng sử để đọc văn và việc lấy văn để viết sử

Puskin là tác giả tiểu thuyết Người con gái viên đại úy (1836) mà cũng là người soạn tác phẩm sử học nhan đề “Lịch sử cuộc phiến loạn của Pugatsốp”. Đối thoại với quan điểm cho rằng Người con gái viên đại úy là tiểu thuyết lịch sử mượn nhân vật hư cấu Grinhốp để viết về lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Pugatsốp, bài viết đã chỉ rõ cần phải nhận thức sâu hơn như thế nào câu chuyện dùng sử để đọc văn và việc lấy văn viết sử trong trường hợp tác phẩm của Puskin.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Vấn đề văn bản Ngự chế thi tam tập tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Bộ Ngự chế thi tam tập của vua Minh Mệnh tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (NCHN) là tập thơ thứ 3 của vua Minh Mệnh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tập thơ này, chúng tôi nhận thấy văn bản bị mất nhiều nhất so với các thi tập khác. Do đó, để đảm bảo tính chính xác của văn bản, bài viết này nghiên cứu đối chiếu để xác lập một văn bản thơ ngự chế của vua Minh Mệnh hoàn chỉnh về văn bản và nội dung.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Thiên nhiên - nguồn cảm hứng bất tận của văn chương phương Đông

Thiên nhiên có một địa vị trung tâm trong tâm thức của người phương Đông từ xưa đến nay. Điều đó thể hiện ở tình yêu tha thiết với thiên nhiên trên mọi chủ đề. Nếu như văn học phương Tây luôn coi tự nhiên là nền cảnh để làm nổi bật con người thì trong văn học phương Đông, thiên nhiên là biểu tượng cơ bản để biểu hiện tâm hồn. Đó cũng là nơi mà con người vơi bớt những buồn phiền, hệ lụy của thế sự nhiêu khê. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về vấn đề này.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Thưởng thức vẻ đẹp tiếng Việt qua thế giới nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Tuân

Trong cuộc đời văn chương của mình, Nguyễn Tuân đã dụng tâm xây dựng một thế giới nghệ thuật ngôn từ đa dạng, đầy màu sắc và luôn biến chuyển linh hoạt, thể hiện qua vốn từ vựng phong phú, những câu văn đầy sáng tạo và hệ thống các thủ pháp nghệ thuật. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Tuân.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Nam Bộ

Xuất phát từ ba nguyên lí tri nhận: Thực thể nào gần gũi nhất thì xuất hiện trước nhất, thực thể nào gần gũi nhất thì xuất hiện nhiều nhất, thực thể nào gần gũi nhất thì tầm tác động lớn nhất, bài viết này, thông qua tri thức dân gian về môi trường sông nước, dựa vào sự xuất hiện đậm/ nhạt, chỉ ra một số phương thức ý niệm hóa, phạm trù hóa của người Nam Bộ.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

So sánh đối chiếu hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh

Bài viết đối chiếu so sánh những điểm giống và khác nhau của hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời đưa ra các yếu tố cũng như phương pháp danh hóa động từ ở hai ngôn ngữ trên. Sự so sánh này nhằm giúp người học tiếng Anh hay tiếng Việt có khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Thực chất vẻ đẹp hình tượng Vương Miện và tư tưởng hồi truyện mở đầu tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử

Theo tác giả, nhân vật Vương Miện trong Nho lâm ngoại sử không phải là “trốn cõi tục” mà là chỉ muốn “tránh thế quyền”. Câu chuyện Vương Miện là chuyện lánh trốn chính quyền chứ không phải là chuyện ẩn dật truyền thống. Hồi truyện mở đầu tiểu thuyết không phải là bài ca nhiệt thành đời sống ẩn dật mà là tiếng than dài cho mối quan hệ giữa chính quyền và trí thức – những kẻ thường vẫn được xem là tự giác hơn dân chúng trong ý thức về số phận mình trong cơn dâu bể thay triều đổi đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Văn chương trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX thật sự nổi bật với hai tác giả Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Nguyễn Khuyến châm biếm nhẹ nhàng, có ý khuyên răn để tạo nên sự thay đổi còn Tú Xương thì phê phán một cách thẳng thừng, mạnh mẽ nhằm đánh thẳng vào bản chất của những con người xấu xa. Với mảng sáng tác này, hai nhà thơ đã góp phần tạo tiền đề cho sự hình thành dòng văn học phê phán của văn học hiện đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Hình ảnh “trăng” trong thơ thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc

Thơ thiền Lý Trần và thơ Đường đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo. Cho nên, đối với một hiện tượng hoặc một đối tượng thường gặp, cảm nhận của các nhà thơ như thế nào, cách thể hiện có giống nhau hay không, tình cảm của họ ra sao… là những vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm. Bài viết nghiên cứu thơ thiền Lý Trần và thơ Đường trong so sánh tương quan để có thể tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên; từ đó, tìm hiểu về tư duy nghệ thuật cũng như tình cảm đối với cuộc sống của các nhà thơ.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Một số biện pháp để chuẩn hóa bảng chữ cái tiếng Việt

Bài viết phân tích một số nhược điểm và thiếu sót của Bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành: có một số chữ cái bị kì thị (Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư) và lại thiếu 4 chữ cái đã trở nên thông dụng trong tiếng Việt hiện đại là F, J, W, và Z. Dựa trên sự phân tích đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để chuẩn hóa Bảng chữ cái tiếng Việt hiện đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Vấn đề phân loại từ theo cấu tạo ở tiểu học

Bài viết đề cập việc dạy phân loại từ vựng ở tiểu học; từ đó đưa ra những nhận xét, phân tích nhằm giúp người học phân loại từ thuận lợi hơn.

8/30/2018 4:51:02 AM +00:00

Ẩn dụ hóa - Một trong những cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc hai

Bài viết Ẩn dụ hóa - Một trong những cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc hai phân biệt rõ các khái niệm ẩn dụ hóa (cơ chế ẩn dụ hóa hay phép ẩn dụ) với ẩn dụ nói chung (và ẩn dụ tu từ nói riêng). Đồng thời làm rõ bản chất của ẩn dụ hóa (hay cơ chế ẩn dụ hóa) là cơ trình lâm thời chuyển nghĩa của từ ngữ dựa vào quan hệ liên tưởng tương đồng mà biến một từ ngữ thông thường, vốn biểu thị sự vật này, thành một ẩn dụ, tức là từ ngữ có giá trị như một hình ảnh ngôn từ cảm tính có khả năng gợi lên ở người đọc, người nghe biểu tượng về một sự vật khác. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

8/30/2018 4:51:01 AM +00:00

Báo cáo Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam (1980 - 2014) - GS.TS. Vương Xuân Tình

Báo cáo Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam (1980 - 2014) - Vấn đề chung và những nghiên cứu về các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, Hán-Tạng và Mã Lai-Đa Đảo là đề dẫn Hội nghị Thông báo Dân tộc học 2014 do GS.TS. Vương Xuân Tình trình bày cung ấp khái quát về mục đích, ý nghĩa của hội nghị. Mời các bạn tham khảo.

8/30/2018 4:50:59 AM +00:00