Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Kết cấu trần thuật (KCTT) là sự liên kết giữa các yếu tố hình thức trong một truyện kể để tạo thành một chỉnh thể tác phẩm nghệ thuật. Vấn đề xây dựng KCTT liên quan mật thiết đến hình tượng người kể chuyện. Tiểu thuyết Việt Nam trong giai đoạn 1986-2000 đã cho thấy sự biến hóa linh hoạt của các hình thức KCTT nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của nhận thức văn học và sự vận động của đời sống thời kì đổi mới sau chiến tranh.

8/30/2018 4:51:04 AM +00:00

Khái niệm chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay

Bài viết này đề cập đến hai vấn đề cơ bản của khái niệm, đó là: Khái quát về nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa của khái niệm humanism ở phương Tây; phân tích nội dung, ý nghĩa và các khuynh hướng khác nhau trong việc sử dụng khái niệm Chủ nghĩa nhân văn, Chủ nghĩa nhân đạo trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1945 đến nay.

8/30/2018 4:51:04 AM +00:00

Một số khuynh hướng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Một trong những điều quan trọng và đáng bàn nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại là vấn đề nhận thức và xử lí chất liệu hiện thực, nhằm đưa lại những hiệu quả thẩm mĩ mới phù hợp với nhu cầu của xã hội. Bài viết trên cơ sở lấy chức năng (nhận thức hiện thực) và thi pháp thể loại (phương thức, bút pháp khai thác hiện thực) của tiểu thuyết, đưa ra một cái nhìn bao quát, xác định những đặc điểm cơ bản và thành tựu của một số khuynh hướng tiểu thuyết tiêu biểu ở nước ta trong thời gian qua.

8/30/2018 4:51:04 AM +00:00

Vua Minh Mạng và quan điểm về thơ

Mỗi thi nhân đều có quan điểm và cách tiếp cận riêng của mình về thơ. Có người xem làm thơ là mục đích để tiến thân và lưu danh. Đối với vua Minh Mạng, thơ chỉ xếp sau việc triều chính, thơ cũng chỉ được làm trong những lúc rảnh rỗi hoặc trong khi cao hứng ngâm vịnh cùng quần thần… Tuy vua Minh Mạng không đặt nặng vấn đề làm thơ, nhưng khi đọc toàn bộ thi tập với khoảng 3700 bài thì mới thấy hết sự dày công của ông.

8/30/2018 4:51:04 AM +00:00

Đặc điểm của diễn ngôn viết

Khái niệm diễn ngôn viết không chỉ bó hẹp trong phương tiện văn tự, dựa vào lí thuyết ngữ vực, bài viết đã chỉ ra một số đặc điểm chi phối, cũng như đặc điểm ngôn ngữ. Ở khía cạnh sau, bên cạnh nhận xét về chức năng của một số ngữ đoạn liên kết, bài viết còn đúc kết được một số đặc điểm của tiêu đề và một số khung bố cục thường gặp trong tiếng Việt.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Mạch lạc diễn ngôn hội thoại trong các cặp thoại hỏi – đáp không tương hợp trong truyện ngắn Nam Cao

Trong bài viết này, tác giả trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về mạch lạc trong các cặp thoại Hỏi-Đáp không tương hợp trong truyện ngắn Nam Cao. Qua đó cho thấy Nam Cao đã xây dựng các cặp thoại Hỏi-Đáp mà câu hỏi và câu đáp tưởng chừng không hề có sự ăn nhập với nhau, giữa chúng thiếu vắng hoàn toàn các phương tiện liên kết hiển ngôn nhưng lại vẫn là câu trả lời xác đáng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Một số cách thức biểu đạt hàm ý hội thoại trong Truyện ngắn Lỗ Tấn

Cách tạo hàm ý hội thoại phổ biến nhất là người phát ngôn vi phạm các phương châm hội thoại, vi phạm nguyên lí lịch sự. Trong “Truyện ngắn Lỗ Tấn”, điều này hoàn toàn đúng, có vi phạm thì sẽ phát sinh ý nghĩa hàm ẩn, đây thuộc về nguyên tắc chung. Ngoài ra, còn có những cách thức khác tạo hàm ý hội thoại nổi bật như: Dùng văn ngôn, tiếng Anh, thành ngữ, nói bỏ lửng, nói so sánh.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Thơ Nôm Nguyễn Trãi và truyền thống văn hóa Việt

Nếu thành ngữ cho thấy tập quán, tâm lí của dân tộc, tục ngữ là túi khôn của dân tộc và ca dao bộc lộ đời sống tình cảm của dân tộc thì Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, tập thơ chữ Nôm xưa nhất còn lại đến nay, hàm chứa trong nó cả ba yếu tố này để tạo nên một tính cách Việt phổ quát và tiêu biểu. Tác phẩm có thể xem là một kho báu về kinh nghiệm sống, những minh triết trong ứng xử với môi trường tự nhiên, với đời sống xã hội, với tha nhân và cả với bản thân mình.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân quốc ngữ thi tập: các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật

“Bạch Vân quốc ngữ thi tập” là tập thơ chữ Nôm được Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác chủ yếu trong thời gian ở ẩn tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại. Khác với các nhà nho ẩn dật khác trước và sau ông, con đường trở về với không gian ẩn này với Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nhẹ nhàng, thanh thản. Ông đã lựa chọn được một cách ứng xử với thời cuộc rất độc đáo, có một không hai. Từ điểm nhìn không gian Trung Am, thi nhân đã diễn đạt thành công các hình thức ẩn của mình trong tập thơ. Đây là nội dung chính được tác giả triển khai trong bài báo của mình.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Kiểu tác gia Nguyễn Du và hành trình khắc khoải đi tìm mình

Bài viết nhằm khẳng định Nguyễn Du như là một kiểu tác gia có con đường đi riêng, và trên con đường đó ông thể hiện bản chất con người riêng của mình.Trong ông có sự giằng xé soi xét nhiều góc cạnh của cuộc đời nhưng cuộc đời chưa bao giờ vỡ ra để cho ông có thể lí giải, soi rõ ngọn ngành. Cuộc đời cứ như một lối đi quanh co không lối thoát như đùa giỡn, trêu ngươi ông. Nguyễn Duluôn suy tư, nghiền ngẫm, tự dằn vặt mình để nghiệm ra hoặc giải thích một điều gì đó. Thơ ông là một cuộc tìm mình vất vả, khắc khoải.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Mô hình thời gian tự sự đơn – đẳng tuyến qua một số truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975

Mô hình thời gian tự sự đơn – đẳng tuyến là một trong các mô hình thời gian nghệ thuật được sử dụng trong một số truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975. Mô hình này một mặt thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn trước thực tại thời đại; mặt khác, cho thấy sự giao thoa giữa truyền thống với hiện đại của nghệ thuật tự sự ở phương diện xử lí thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nam Bộ 1945 – 1975.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Người trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Người trần thuật là một thành tố quan trọng trong cấu trúc của văn bản truyện kể. Người trần thuật là người đứng ra trần thuật những tình huống và sự kiện trong truyện. Để xác định người trần thuật, tự sự học căn cứ vào ba yếu tố: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể và giọng điệu. Trong bài viết sau đây sẽ trình bày một số đặc điểm về người trần thuật trong một số tá phẩm tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. Mời bạn đọc tham khảo.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Lí luận, phê bình tiểu thuyết ở Nam Bộ đầu thế kỉ XX

Nam Bộ là vùng đất mới, nền văn học Nam Bộ cũng chưa có bề dày truyền thống như ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, nơi đây lại có ưu thế sớm tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Những tờ báo quốc ngữ đầu tiên ra đời ở Nam Bộ đã giúp cho hoạt động lí luận, phê bình văn học phát triển với việc định hình các thể loại, lựa chọn phương pháp và minh xác mục đích sáng tác văn học.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Quan điểm của Trương Vĩnh Ký về khả năng kết hợp của động từ tiếng Việt trong tác phẩm Grammaire de la langue Annamite - 1884

Theo Trương Vĩnh Ký, việc phân chia động từ thành những tiểu loại khác nhau dựa vào khả năng kết hợp của chúng với các tiểu từ. Các tiểu từ này có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đơn thuần trong cách cấu tạo, mà còn nhằm làm rõ nghĩa của một ngữ hay câu trong những ngữ cảnh khác nhau. Chẳng hạn những từ: đi, lên, xuống, ra, vào…, khi dùng riêng lẻ, chúng là những động từ chỉ sự chuyển động; nhưng khi kết hợp với một động từ khác, chúng trở thành những tiểu từ.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Từ kinh điển trang nghiêm đến tiểu thuyết hoạt kê – một cách đọc hiểu liên văn bản (Đọc hiểu nhân vật Nho lâm ngoại sử bằng từ khóa của Luận ngữ)

Bài viết khái quát hóa bộ ba nhân vật trần thuật ở trung tâm tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử bằng nhóm ba từ khóa “cuồng quyến”, “hương nguyên”, và “trung dung” của Luận ngữ, điều này giúp ta đi xa hơn trên con đường tiếp cận nội hàm văn hóa của danh tác này. Thưởng thức Chuyện làng Nho trên nền tri thức chú giải sách chép lời thầy - Luận ngữ cũng là một dịp nhìn lại lịch sử - lịch sử của cái quá trình tạm gọi “từ lời của Thầy đến trò của Thầy”. Kinh điển nghiêm trang lẽ nào lại không được mở đọc cùng tiểu thuyết hoạt kê?

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Ngôn ngữ biểu cảm và hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ trong thơ Thiền Tuệ Trung

Bài viết tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của thơ Thiền Tuệ Trung: ngôn ngữ biểu cảm và ngôn ngữ tượng trưng, ẩn dụ. Trên cơ sở khảo sát những tác phẩm thơ Thiền Tuệ Trung, bài viết cho thấy những sắc thái biểu cảm khác nhau của ngôn ngữ thơ Thiền, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong cách vận dụng hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ. Từ đây, có thể thấy thêm những đóng góp của thơ Thiền Tuệ Trung cho ngôn ngữ thơ trung đại nói chung, thơ Thiền Lý – Trần nói riêng.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Diễn ngôn hội thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Bài viết thống kê, phân tích các cuộc hội thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao; qua đó, chỉ ra một trong những biệt tài sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo là cách bố trí, xây dựng các cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm. Nam Cao đã rất ý thức và khéo léo trong việc sử dụng các diễn ngôn đối thoại và độc thoại nội tâm như một phương tiện hữu hiệu để kể, tả và khắc họa tính cách nhân vật.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Nỗi suy tư về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Bài viết đi sâu khai thác sự thể hiện con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, khám phá những kiểu người xuất hiện trong những trang viết của ông với mục đích tìm hiểu quan niệm cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về con người, từ đó có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn lớn trên văn đàn Việt Nam đương thời.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Logic trong ngôn ngữ

Giữa logic của thế giới khách quan và các quy tắc của ngôn ngữ không thể không có một mối liên hệ. Điều đó giải thích tại sao có những cách nói được chấp nhận, một số khác thì không, dù đó là ngôn ngữ nào. Tiếng Việt là đối tượng đầu tiên cần được xem xét trên phương diện này, nếu chúng ta quan tâm đến tiếng mẹ đẻ.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Từ biểu tượng tâm lí đến biểu tượng thẩm mĩ

Bài viết này đề cập một trong những nghiên cứu quan trọng nhất của Carl Jung – biểu tượng. Sau khi phân tích quan niệm chung, chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về biểu tượng như biểu tượng thuộc về tâm lí, biểu tượng thuộc về tính thẩm mĩ bên cạnh nguồn gốc và mối liên hệ giữa chúng. Thực sự, biểu tượng không chỉ là đối tượng của tâm lí học mà còn là đối tượng của lí luận và phê bình văn học.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - một vài đặc điểm về thể loại

Du kí xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, nhưng đến những năm đầu thế kỉ XX, thể loại này mới thực sự nở rộ. Hàng loạt tác phẩm ra đời tạo nên sự phong phú, đa dạng cho hệ thống thể loại cũng như cho đời sống văn học lúc bấy giờ. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào giới thiệu một cách đầy đủ diện mạo và sự đóng góp của du kí vào tiến trình văn học Việt Nam. Bài viết này góp phần bổ khuyết vào du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX những vấn đề cơ bản về đặc trưng thể loại mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Đặc điểm của văn bản nói

Vận dụng lí thuyết ngữ vực, dựa vào tính tương tác ngữ cảnh, bài viết đã khái quát được một số đặc điểm trong ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ của văn bản nói. Về khía cạnh thứ nhất, đặc điểm ngôn ngữ được đúc kết từ cấp độ ngữ âm đến tổ chức văn bản, về khía cạnh thứ hai, một số nhân tố chi phối đến cách tích hợp kiến thức cũng như quản lí thông tin từ góc độ hội thoại đã được phân tích.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Vài nét về kết cấu gây khiến trong tiếng Việt

Bài viết này giới thiệu một cách khái quát về kết cấu gây khiến trong tiếng Việt theo hướng ngữ nghĩa học và cú pháp học tri nhận. Theo đó, mô hình cú pháp-ngữ nghĩa của tiếng Việt phản ánh cách miêu tả, nhận thức sự tình trong thực tại của người Việt. Mời bạn đọc tham khảo.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Dấu hiệu ngữ dụng và văn hóa trong lời cảm thán tiếng Việt

Bài viết này hệ thống lại theo mục đích và yêu cầu của ngữ dụng trong mối tương quan với văn hóa, làm cơ sở cho việc phân tích từng dấu hiệu cảm thán. Việc phân tích các loại dấu hiệu cảm thán và hệ thống lời cảm thán sẽ là cơ sở cho việc giải thích một số khía cạnh văn hóa và đề xuất một cách tiếp cận từ góc độ văn hóa. Mời bạn cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về đề tài này.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Về bốn ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính

Qua khảo sát 102 văn bản thơ Nguyễn Bính, trong bài viết này, tác giả vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để xác lập bốn ẩn dụ ý niệm thi ca xuất phát từ các miền nguồn con thuyền và việc dệt vải, đồng thời chỉ ra các cơ chế tạo thành chúng, nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm văn hóa và việc ý niệm hóa thế giới trong thơ Nguyễn Bính.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Định hướng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bài báo này tập trung đánh giá thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đó tìm kiếm các định hướng thích hợp, cách khai thác có hiệu quả nhất cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của vùng trong mối quan hệ của vùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986

Bài viết này nhấn mạnh đến phương thức tổ chức diễn ngôn người kể chuyện như lời trần thuật, lời miêu tả, lời bình luận như là cách thức hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh, khám phá, diễn giải lịch sử và số phận con người. Vận dụng lí thuyết tự sự học về diễn ngôn, tác giả muốn khẳng định những cách tân nghệ thuật và sự vận động tư duy tự sự lịch sử của các nhà văn trong bối cảnh, tâm thế hiện đại, hậu hiện đại.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Lý Văn Sâm

Lý Văn Sâm là một tài năng lớn của văn nghệ Đồng Nai nói riêng, văn nghệ miền Đông Nam Bộ nói chung. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước tiến bộ các đô thị miền Nam 1945 – 1975. Trong văn xuôi, Lý Văn Sâm có quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo, sâu sắc với các dạng tiêu biểu: con người duyên phận, con người bổn phận, con người thân phận. Đó cũng là một trong những đóng góp quan trọng của nhà văn đối với dòng văn học yêu nước các đô thị miền Nam.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Huyền Quang (1254-1334): Vị thi tăng tài hoa đời Trần

Huyền Quang (1254-1334) là một thiền sư đắc đạo, vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một nhà thơ tài hoa với những vần thơ “bay bướm, phóng khoáng”, “tinh tế, cao siêu”. Bài viết đi sâu nghiên cứu thơ của vị thi tăng đời Trần nổi tiếng tài hoa này.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00

Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của Erich Maria Remarque

Erich Maria Remarque là nhà văn lớn của Đức, cũng là tác giả của những cuốn tiểu thuyết được đánh giá là “hay nhất viết về hai cuộc đại chiến thế giới”. Bài viết đi vào tìm hiểu vấn đề thời gian trần thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh của E.Remarque với các phương diện như thời gian ngắt quãng, thời gian đồng hiện, thời gian nén chặt. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sức sống và giá trị tư tưởng trong sáng tác của E. Remarque.

8/30/2018 4:51:03 AM +00:00