Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Thế giới nhân vật trong thơ tự sự - trữ tình của người Thái ở Việt Nam

Bài viết giới thiệu về thế giới nhân vật trong truyện thơ tự sự - trữ tình của người Thái ở Việt Nam về cơ bản là thế giới nhân vật của truyện cổ tích. Tuy nhiên so với truyện cổ thì nhân vật ở truyện thơ đã phát triển sang một giai đoạn mới. Đó là nhân vật đã được miêu tả và khắc họa rõ nét về tính cách cũng như tâm trạng của nhân vật.

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00

Những phiên toà trong truyện Kiều

Ngoài các giá trị to lớn của Truyện Kiều, nếu xét từ góc độ viết về pháp luật, thì đây là một cuốn sách viết về vụ án và tư pháp đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.

8/30/2018 5:46:24 AM +00:00

Đề tài phụ nữ - một biểu hiện cách tân của thơ chữ hán Cao Bá Quát

Trong sáng tác chữ Nôm, Cao Bá Quát đã dành nhiều tình cảm cho các “giai nhân”: Phận hồng nhan có mong manh, Nghĩ tiếc cho ai, Giai nhân I, Giai Nhân II, Tài hoa là nợ… Thơ chữ Hán, theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 90/1212 bài2 đề cập tới phụ nữ (đó là chưa kể những bài ông dùng những cụm từ: “tình chăn gối”, “ngủ một mình”… khiến độc giả ít nhiều liên tưởng đến người vợ mà ông yêu thương, xa nhớ).

8/30/2018 5:46:24 AM +00:00

Sự nghiệp sử học của học giả Cao Xuân Dục

Trong khi làm quan đầu Sử quán, thu thập được nhiều sách cổ Việt Nam và trứ thuật biên toản được nhiều sách. Tương truyền, ông là người ham thích sách cổ, mỗi bộ thuê người chép làm 5 bản, giao cho mỗi con cháu giữ một bản, bảo tồn cho sau này. Nhờ đó một số lớn sách Việt sử của Thư viện Long Cương còn đến ngày nay, giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu.

8/30/2018 5:46:24 AM +00:00

Tiếng việt trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững của đất nước

Trên cơ sở phân tích vị thế tiếng Việt, cảnh huống ngôn ngữ của Việt Nam đến năm 2020, bài viết nêu những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng chính sách ngôn ngữ, đặc biệt là ban hành bộ luật ngôn ngữ nhằm bảo vệ phát triển tiếng Việt trong mối quan hệ với sự bảo vệ và phát triển hài hòa ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số anh em trong giai đoạn hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

8/30/2018 5:46:24 AM +00:00

Những tín hiệu của văn học hiện đại thế giới trong các tiểu thuyết của Chị em nhà bronte

Văn học hiện đại thế giới có những thành tựu rực rỡ, trong đó cách tân nghệ thuật là một hiện tượng xuyên suốt thế kỉ XX. Nhiều vấn đề nghệ thuật của văn học hiện đại và hậu hiện đại của thế kỉ XX đã có tín hiệu trong các tiểu thuyết của chị em nhà Bronte, đặc biệt là hai tiểu thuyết Jane Eyre của Charlotte Bronte và Đồi gió hú của Emily Bronte.

8/30/2018 5:45:23 AM +00:00

Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ về kẻ sĩ

Bài viết làm rõ quan niệm của Nguyễn Công Trứ về phẩm chất tinh tuý, vai trò trọng đại và bổn phận nặng nề của kẻ sĩ trong xây dựng và giữ gìn xã hội thái bình, thịnh trị.

8/30/2018 5:45:23 AM +00:00

Phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Khoa học là một trong các động lực phát triển của xã hội loài người. Khoa học bao gồm khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và khoa học xã hội. Mỗi lĩnh vực khoa học đều có chức năng nghiên cứu để tìm ra các quy uật vận động khách quan của thế giới và đều nhằm mục đích góp phần cải tạo thế giới hiện thực vì cuộc sống và sự phát triển của con người.

8/30/2018 5:45:23 AM +00:00

Quan niệm về văn học nghệ thuật của Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng không những là một nhà cách mạng ưu tú, có nhân cách lớn, mà còn là một nhà văn hóa uyên bác của dân tộc. Sinh thời, ông luôn trăn trở, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn học nghệ thuật, một trong những thành tố quan trọng nhất làm nên gương mặt văn hóa dân tộc.

8/30/2018 5:45:22 AM +00:00

Đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ

Bài viết phân tích các đặc trưng trong tang ma của người Sán Chỉ tại Việt Nam. Theo tác giả, giống như một số dân tộc thiểu số cư trú tại vùng núi phía Bắc, người Sán Chỉ vẫn còn duy trì nhiều hình thức tang chế với những tập tục, kiêng kị riêng về cách “quản lý” linh hồn, khâm liệm, chuẩn bị hành trang cho người quá cố về với thế giới bên kia, về cách cúng tế, trang trí quan tài, di quan, chôn cất...

8/30/2018 5:45:22 AM +00:00

Truyện ngắn quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX

Truyện ngắn quốc ngữ Nam Bộ hình thành từ cuối thế kỷ XIX, bị đứt quãng một thời gian và phát triển liền mạch vào đầu thế kỷ XX. Truyện ngắn quốc ngữ giai đoạn đầu thế kỷ XX có bước chuyển biến từ truyện dân gian truyền thống đến truyện ngắn hiện đại mang tính nghệ thuật, từ truyện mang cảm hứng đạo lý, giáo huấn đến truyện phản ánh sinh động thực tại đời sống. Truyên ngắn giai đoan đó có đóng góp không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa thể loại nói riêng và hiện đại hóa văn học dân tộc nói chung.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Văn học đại chúng ở Việt Nam trong hiện nay

Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừa nhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt góp phần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sự suy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Dấu ấn văn hóa dân gian trong văn học dân tộc Dao thời kỳ hiện đại

Đội ngũ các tác giả văn học dân tộc Dao hiện đại tuy chưa thực sự đông đảo nhưng đã có những trang viết mang dấu ấn độc đáo, góp phần làm phong phú đời sống văn học dân tộc thiểu số. Những sáng tác đó thể hiện sự cộng sinh của yếu tố truyền thống và hiện đại, từ phản ánh hiện thực cuộc sống đến việc tìm ra một lối biểu đạt mới.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trước yêu cầu phát triển mới

Nội dung bài viết là văn hoá của dân tộc Việt Nam hiện nay gồm có văn hoá truyền thống và văn hóa hiện đại. Văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, giống như văn hoá truyền thống của các dân tộc khác, đều có một số yếu tích cực và một số yếu tố tiêu cực trước yêu cầu phát triển mới của xã hội hiện nay.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Giá trị văn học của Nam phong tạp chí

Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học. nước nhà.

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Nguồn gốc của từ đòi một trong Truyện Kiều

Nội dung bài viết sự ra đời của Từ “đòi một” trong Truyện Kiều là từ gây khó khăn cho các nhà biên khảo Truyện Kiều, nhiều khi tạo ra một số cách lí giải chung chung, thiếu cụ thể. Trong Truyền kì mạn lục giải âm (thế kỷ XVI-XVII) “đòi một” được dịch từ cụm từ 獨步 (độc bộ) trong Hán văn, trong đó 獨 (độc) được dịch thành “một”, 步 (bộ) được dịch thành “đòi” (với nghĩa là đi, đi theo, như trong tổ hợp từ “theo đòi”); khi ấy “đòi một” với nghĩa đen là “đi một mình”, với nghĩa phái sinh là “không ai theo kịp, không ai sánh bằng”

8/30/2018 5:45:13 AM +00:00

Tiếng cười trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng viết theo khuynh hướng hiện thực, thành công của nó là đã gây được tiếng cười, một chuỗi cười dài giòn giã, hả hê từ đầu đến cuối tác phẩm. Vũ Trọng Phụng sáng tạo ra hàng loạt tình tiết, tình huống hài hước và các bức ký họa, biếm họa rất độc đáo và sinh động. Tác giả đã phát hiện ra một cách nhìn chính xác, sâu sắc bản chất và quy luật khách quan của xã hội đương thời.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Đại từ nhân xưng trong các bài báo khoa học xã hội ở Việt Nam

Đại từ nhân xưng trong các bài nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ tính liên nhân và ngữ dụng của lựa chọn đại từ ngôi thứ nhất. Tần suất xuất hiện đại từ nhân xưng trong các bài báo khoa học xã hội Việt Nam khá lớn để làm tường minh ý kiến của tác giả, tạo mối liên kết cộng đồng, thể hiện tính khách quan trong lập luận.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Định danh các nông cụ và hoạt động nghề nông ở Nghệ An

Trong vốn từ vựng tiếng Việt, từ nghề nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, lớp từ này được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Ở Nghệ An, việc định danh các nông cụ và hoạt động nghề nông chủ yếu theo: đặc điểm hình thức sự vật, đặc điểm màu sắc, cách thức và mục đích hoạt động sử dụng, đặc điểm và chất liệu, vật liệu, hình thức, vị trí của sự vật. Mỗi vùng ở Nghệ An cũng có các cách định danh khác nhau đối với một nông cụ

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu

Bài viết phân tích việc tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu trong lịch sử Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, Lương Khải Siêu là nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài trong lịch sử Trung Quốc.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Quan niệm của Xuân Diệu về sáng tạo thơ

Xuân Diệu có hệ thống quan niệm nghệ thuật phong phú, giàu nội lực, cởi mở nhưng nhất quán. Quan niệm của ông về sáng tạo thơ rất sâu sắc, thuyết phục. Ông đòi hỏi sự lao động nghiêm ngặt, sự chọn lọc kỹ càng, sự say mê bền bỉ, sự công phu sâu sắc... Bằng kinh nghiệm thực tế phong phú của mình, những ý kiến của Xuân Diệu là bài học dạy nghề, truyền nghề cho các nhà thơ trẻ,.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Sự tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ Huy Thông, bài viết giới thiệu ý kiến đánh giá của giới phê bình, nghiên cứu và sáng tác đương thời về thơ Huy Thông (1916-1988) vào giai đoạn đầu phong trào Thơ mới (1932-1945). Theo tác giả bài viết thơ Huy Thông có giọng điệu mới mẻ, tạo lập một phong cách bi hùng độc đáo. Cách thức tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời gắn với không khí phê bình văn chương, thực sự có nghề, chuyên nghiệp, cởi mở và dân chủ.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Quan niệm của một số nhà mỹ học Đức về bi kịch con người

Vấn đề con người luôn là sự quan tâm luận bàn của các trường phái triết học xưa nay. Tuy nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự nghiên cứu về con người có góc độ và khía cạnh khác nhau. Con người đã có nhiều khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh nhưng còn ít khám phá, tìm hiểu về chính mình, đặc biệt về những bi kịch của con người trong xã hội.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Hình ảnh ma quái trong Truyện Kiều

Hình ảnh ma quái trong văn học trước thời của Nguyễn Du tuy đã xuất hiện, nhưng chỉ xuất hiện đơn lẻ và thưa thớt. Bằng tài năng uyên bác của mình, Nguyễn Du đã biến thế giới ma quái trong Truyện Kiều thành một thủ pháp nghệ thuật.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Nhận thức mới về xung đột của con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày bằng cái nhìn trung thực, táo bạo. Sự thể hiện số phận con người được đưa vào trường nhìn mới, hướng tới những gấp khúc trong đường đời và thân phận con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Biểu tượng trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là sự kế tục và phát triển của dòng thơ ca yêu nước. Trong thơ kháng chiến có các biểu tượng như: mặt trời, chiến sĩ, hoa, cánh chim, dòng sông, mùa xuân… Mặt trời là biểu tượng của ánh sáng chân lý, lý tưởng. Chiến sĩ là biểu tượng của tinh thần Việt Nam thời chiến. Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp thời đại cách mạng. Cánh chim là biểu tượng của tự do. Dòng sông là biểu tượng của dòng chảy lịch sử và sự nối liền. Mùa xuân là biểu tượng của thành quả cách mạng.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Con gà trong ngôn ngữ và văn hóa Việt

Con gà là một trong 12 con giáp. Nó còn được gọi là ca, dậu, ga, cha, kê. Gà không chỉ có giá trị kinh tế và ẩm thực, mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Gà biểu trưng cho đồng hồ thời gian; về trạng thái, đức tính, phẩm chất con người; về năng lực, vận hội, sự may rủi, nghèo khó và giàu sang. Con gà là khái niệm thường dùng trong ngôn ngữ và là biểu tượng đặc sắc trong văn hóa Việt Nam.

8/30/2018 5:45:12 AM +00:00

Sự kế thừa, phát triển tư tưởng và nghệ thuật trong Truyện Kiều

Chủ nghĩa nhân đạo được Nguyễn Du kế thừa từ tinh thần nhân văn của văn hóa bản địa vốn đề cao người phụ nữ, từ tinh thần nhân đạo và dân chủ của văn học dân gian, từ các giá trị nhân bản của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, từ nền tảng văn hóa Đông Á và Đông Nam Á.

8/30/2018 5:45:11 AM +00:00

Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận

Trên cơ sở phân tích luận giải hai vấn đề này từ cuộc đời và số phận của Kiều - người phụ nữ dám chủ động vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt để dấn thân cho sự tự do luyến ái, bài viết khẳng định tư tưởng nhân văn vượt tầm thời đại của Nguyễn Du.

8/30/2018 5:45:11 AM +00:00

Đặc điểm của lý luận phê bình văn học Trung Quốc đương đại

Lịch sử lý luận phê bình văn học Trung Quốc đương đại (1949 - nay) đã từ những bước đường phát triển gian nan rơi vào sai lầm, khủng hoảng rồi từng bước hòa cùng không khí chung của thời đại, giải thoát khỏi sự trói buộc của đường lối “cực tả” trong Đại cách mạng văn hóa, bước vào công cuộc cải cách mở cửa với những thành tựu rực rỡ.

8/30/2018 5:45:11 AM +00:00