Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Phỏng vấn với vai trò là một hoạt động xã hội: cách tiếp cận mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng

Bài viết giới thiệu cho độc giả một cách tiếp cận mới về phỏng vấn, đó là phỏng vấn với tư cách là một hoạt động xã hội (còn được gọi là phỏng vấn tích cực). Trong bài viết, cách tiếp cận này được so sánh với phương pháp phỏng vấn với tư cách là công cụ thu thập dữ liệu để thấy được sự khác nhau về bản chất của hai phương pháp.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Luận giải sự phát triển nghĩa của động từ chạy theo hướng tri nhận

Bài viết trình bày về nghĩa của động từ chạy. Động từ chạy thể hiện một trong những động tác vận động cơ bản, phổ biến nhất của động vật nói chung, và con người nói riêng. Trải qua hàng ngàn năm sử dụng và phát triển, ngữ nghĩa của động từ chạy đã mở rộng ra rất nhiều. Khảo sát sâu ngữ nghĩa của động từ chạy và các động từ chuyển động khác theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn sẽ đem lại những hiểu biết mới về mối liên hệ giữa nhận thức, văn hoá, tư duy và ngôn ngữ.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học Pháp - Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành y tại Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thuật ngữ Y học Pháp - Việt tại Việt Nam, phân tích tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ Y học Pháp - Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Nghiên cứu đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại (có đối chiếu với tiếng Việt)

Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, miêu tả, phân tích, đối chiếu ngôn ngữ, tập trung khảo sát đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại trên bình diện kết cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa và từ vựng, từ đó đối chiếu so sánh với dạng tương đương trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam nói chung và ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

目 mục trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt

Bài viết điểm qua đôi nét về đặc điểm văn tự, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, làm nổi rõ mối liên hệ giữa chữ và nghĩa cũng như đặc điểm tri nhận của người xưa qua trường hợp chữ 目 mục. Từ đó, bài viết liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra mối tương quan giữa 目mục, 眼nhãn trong tiếng Hán và mục, nhãn, mắt trong tiếng Việt, nhằm góp một tài liệu tham khảo, giúp nâng cao hiệu quả dạy học chữ Hán nói riêng và tiếng Hán nói chung cho sinh viên Việt Nam.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Mô hình chức năng - dụng học trong đánh giá chất lượng bản dịch văn học: Từ lý thuyết tới thực tiễn áp dụng

Bài viết này nghiên cứu thử nghiệm áp dụng mô hình chức năng dụng học của House (1997) để đánh giá chất lượng bản dịch văn học Anh-Việt thông qua trường hợp bản gốc “The Great Gatsby” của nhà văn F. Scott Fitzgerald và dịch phẩm “Đại gia Gatsby” của dịch giả Trịnh Lữ. Phương pháp nghiên cứu chính bao gồm phân tích định tính nhằm so sánh đối chiếu giữa bản gốc và bản dịch, phương pháp định lượng được sử dụng phụ nhằm tính số lỗi dịch dựa trên mô hình của House (1997).

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Đặc điểm cấu trúc định danh của tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bài viết khảo sát 652 tên gọi các loài chim trong tiếng Hán và 318 tên gọi các loài chim trong tiếng Việt, và phân tích những điểm giống và khác nhau về đặc điểm cấu trúc định danh của tên gọi các loài chim trong hai ngôn ngữ. Những tên gọi này chủ yếu cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ, bao gồm yếu tố chỉ loại và yếu tố khu biệt.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Nhận diện chiến lược điều chỉnh khúc mắc trong hội thoại phim tiếng Anh và đề xuất ứng dụng trong giảng dạy kỹ năng tương tác bằng lời cho người học tiếng Anh cấp độ B2

Bài báo này nhận diện, phân tích các chiến lược điều chỉnh khúc mắc và nêu ra một số đề xuất áp dụng các chiến lược đó trong việc giảng dạy kỹ năng tương tác bằng lời cho người học tiếng Anh cấp độ B2.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Một số đặc điểm của giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích trong tiếng Hán hiện đại

Bài viết tiến hành phân tích một số đặc điểm của giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích điển hình trong tiếng Hán hiện đại thông qua hướng nghiên cứu như phân tích hiện tượng đa nghĩa và cơ sở tri nhận của chúng, khảo sát nghĩa của các ngữ tố hàm chứa trong giới từ chỉ nguyên nhân, mục đích; tái hiện đặc trưng ngữ nghĩa của chúng bằng giản đồ hình nguyên mẫu và luận giải những vấn đề về thành phần chỉ mục đích và thành phần chỉ nguyên nhân đứng sau giới từ liên quan.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

V.N. Voloshinov và khởi đầu của ngữ dụng học

Bài viết trình bày về ngữ dụng học hiện đại ra đời năm 1955 cùng với những bài thuyết trình tại Harvard của J. L. Austin về lý thuyết Hành động ngôn ngữ. Tuy nhiên, vị tiền bối của ngữ dụng học hiện đại là nhà ngôn ngữ học Liên Xô V.N. Voloshinov, người đã đi trước Austin tới bốn chục năm trong việc xây dựng một hệ thống triết học ngôn ngữ khá hoàn chỉnh, cho phép vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ học truyền thống, đặc biệt là ngôn ngữ học cấu trúc của Saussure, để nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội sống động.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ của hai từ “mặt trời”, “mặt trăng” trong tiếng Hán và tiếng Việt

Bài viết sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ thực tiễn ngôn ngữ và các tác phẩm văn học Trung Quốc, Việt Nam, tiến hành khảo sát ý nghĩa, nhất là ý nghĩa ẩn dụ của từ “mặt trời”, “mặt trăng”, từ đó chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng, nhằm góp một tài liệu tham khảo về nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung - Việt.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Mối liên hệ giữa tiêu đề và lời dẫn trong báo điện tử tiếng Anh

Bài viết này được khảo sát từ 150 bài báo được lựa chọn từ 3 báo điện tử tiếng Anh tiêu biểu như ‘BBC’, ‘The Guardian’ và ‘The Reuters’ để phát hiện tính phổ quát và đặc thù trong phong cách của các báo. Tuy khác nhau về mức độ phát triển chủ đề của tiêu đề các báo và bài báo cụ thể, một loạt các phương thức từ vựng và cú pháp nhằm liên kết duy trì và phát triển chủ đề thường đồng loạt xuất hiện trong một lời dẫn nhằm hỗ trợ lẫn nhau tạo nên mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời giữa hai phần của văn bản báo.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Hàm ý hội thoại trong phim kinh điển “Spotlight”

Bài báo này phân tích các cách thức biểu đạt hàm ý hội thoại dựa trên ngữ liệu từ tác phẩm điện ảnh kinh điển “Spotlight” (đoạt giải Oscar 2015). Ngữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hội thoại của các nhân vật chính là thành viên của đội điều tra Spotlight. Tổng cộng 41 đoạn hội thoại trong phim cho thấy có sự “cố ý vi phạm” các phương châm hội thoại.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt

Bài viết này đề cập đến cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt. Kết quả khảo sát ngữ liệu trong 06 bản dịch truyện ngắn hiện đại của Nhật Bản cho thấy, khi chuyển dịch sang tiếng Việt đối với trường hợp danh hóa cho động từ, thì ở cả câu có vị ngữ danh từ, vị ngữ tính từ, vị ngữ động từ đều có những phương thức chuyển dịch giống nhau.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Văn tự Hán và vai trò của giới trong hôn nhân

Bài viết tập trung phân tích về vai trò của giới trong hôn nhân được biểu hiện qua văn tự Hán, nhằm làm rõ thêm đặc điểm xã hội Trung Hoa được thể hiện trong ngôn ngữ. Đồng thời, bài viết cũng góp phần làm tài liệu tham khảo trong dạy học, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Đặc trưng tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ so sánh tiếng Việt

Bài viết miêu tả đặc trưng tín hiệu thẩm mỹ của các đơn vị thành ngữ so sánh tiếng Việt có cấu trúc t như B theo hướng đồng đại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đơn vị có thuộc tính so sánh t là động từ đòi hỏi bổ ngữ và t là động từ không cần bổ ngữ có phạm vi hoạt động rộng, chiếm ưu thế.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Đặc điểm của việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài tại khoa quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Bài viết này phân tích một số đặc điểm của việc dạy tiếng Việt cho NNN tại Khoa Quốc tế học, ĐHNN - ĐHĐN, và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho NNN tại Khoa Quốc tế học nói riêng, và tại Việt Nam nói chung.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Giá trị văn hóa: Một số hàm ý cho nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở giá trị văn hóa và giao tiếp liên văn hóa

Bài viết này trình bày tổng quan về vai trò của giá trị văn hóa, đặc biệt là tính cá nhân, tính cộng đồng trong nghiên cứu ngôn ngữ và giao tiếp liên văn hóa. Bài viết tìm hiểu một mô hình nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên giá trị văn hóa có thể được tiến hành như thế nào, và tổng quan một số hàm ý cho giao tiếp liên văn hóa dựa trên sự đối lập giữa hai giá trị gốc là tính cá nhân và tính cộng đồng trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Chủ quan tính và khách quan tính trong hệ thống xưng hô Việt và Anh

Bài viết đưa ra các định nghĩa công cụ về chủ quan tính và khách quan tính, trình bày về các hình thức/cặp xưng hô trong ngôn ngữ xét theo hệ hình T-V. Trên cơ sở nguồn nguyên cấp và thứ cấp, bài viết đi sâu phân tích các biểu đạt của chủ quan tính-khách quan tính trong hệ thống xưng hô Việt và Anh.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán (Đối chiếu với tiếng Việt)

Bài báo đi sâu miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của từng thành tố cấu tạo nên biểu thức so sánh không ngang bằng cơ bản trong tiếng Hán. Trên cơ sở khung miêu tả về tiếng Hán, thông qua các ví dụ được dịch sang tiếng Việt, bài báo liên hệ biểu thức so sánh không ngang bằng trong tiếng Hán với biểu thức so sánh không ngang bằng tương đương trong tiếng Việt, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Khoa học nước ngoài, Tạp chí khoa học, Đại hội lần thứ 19, Chính sách đối ngoại đối với Việt Nam, Báo cáo chính trị

Bài viết sử dụng những phương pháp và thủ pháp nghiên cứu như thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh đối chiếu, trên ngữ liệu thu thập từ từ điển và trong các tác phẩm văn học cũng như thực tế đời sống, tiến hành phân tích, đối chiếu các tầng nghĩa của những từ ngữ có chứa tên gọi chó trong tiếng Hán và tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Khảo sát lỗi biên dịch của sinh viên năm thứ ba trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài viết trình bày nghiên cứu khảo sát các lỗi biên dịch trong các bản dịch của sinh viên năm thứ ba tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Trên cơ sở khung phân tích lỗi biên dịch về nội dung và hình thức, nhóm tác giả phân tích các bản dịch của 406 bài tập biên dịch từ tuần 1 đến tuần 7 và các bài kiểm tra giữa học kỳ I của 58 sinh viên năm học 2017-2018, qua đó chỉ ra nguyên nhân các lỗi biên dịch về nội dung như lỗi ngữ pháp, lựa chọn từ, văn phong, ngữ dụng và các lỗi về hình thức liên quan đến vấn đề kỹ thuật.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt dưới góc nhìn của quy luật vận động và phát triển

Bài viết phân tích về quy luật ngôn ngữ, mọi sự vật và hiện tượng đều vận động và phát triển nên ngôn ngữ - với tư cách là phương tiện giao tiếp của con người - cũng không nằm ngoài quy luật này. Thành ngữ, tục ngữ cũng biến đổi, song do có tính cố định nhất định nên các từ ngữ cấu tạo nên chúng biến đổi chậm hơn so với từ ngữ trong lớp từ vựng thông thường.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán (Đối chiếu với cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt)

Bài viết trình bày về kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán. Bổ ngữ là một trong những thành phần chính trong câu tiếng Hán. Bổ ngữ tiếng Hán nói chung và bổ ngữ thời lượng tiếng Hán nói riêng có tần suất sử dụng rất cao. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung bàn về trật tự kết cấu câu mang bổ ngữ thời lượng tiếng Hán, đồng thời tiến hành so sánh đối chiếu với trật tự kết cấu câu có cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Ảnh hưởng tiêu cực của nhân tố cảm xúc đối với người học ngoại ngữ và cách khắc phục

Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm xây dựng động cơ học tập đúng đắn, giảm bớt áp lực trong thi cử, xây dựng môi trường học tập thân thiện, kiến tạo mối quan hệ học tập có tính cạnh tranh cao, v.v.. sẽ giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do nhân tố cảm xúc mang lại, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ngoại ngữ.

8/30/2018 5:46:32 AM +00:00

Tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam thời kỳ đầu đến năm 1975

Bài viết trình bày những yếu tố cấu thành phức hệ và khả năng đóng góp của lý thuyết phức hệ trong việc nghiên cứu vị trí của văn học dịch trong một phức hệ văn học. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung nghiên cứu quá trình tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam từ trước tới nay. Bài viết tìm hiểu các yếu tố như thể chế, văn chương, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ... và chỉ rõ các yếu tố này giao thoa, tương tác với nhau như thế nào và tác động đến việc tiếp nhận văn học Pháp, từ đó làm nổi bật vị trí của hoạt động dịch văn học Pháp, về việc lựa chọn các tác phẩm dịch và về các chiến lược dịch văn học của các dịch giả Việt Nam.

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00

Vấn đề kết cấu tự sự và các khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Bài viết giới thiệu về tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI đang có xu hướng phân chia phức tạp thành nhiều “nhóm”, nhiều “dòng” khác nhau. Thông qua việc khảo sát, đối sánh phương thức kết cấu tác phẩm của hai nhóm tiểu thuyết nổi bật A và B (phân chia dựa trên độ dài, dung lượng, quy mô tác phẩm), bài viết sẽ tập trung đi đến trả lời một câu hỏi khoa học: Hai nhóm A và B đó có thực sự tạo ra hai khuynh hướng phát triển riêng biệt của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI hay không?

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00

Hình tượng già làng, trưởng bản với khối đoàn kết cộng đồng trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại về đề tài dân tộc miền núi

Bài viết giới thiệu về thể loại văn xuôi. Văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi trong những năm qua với sự phong phú, đặc sắc và độc đáo của mình trên các phương diện cùng với những thành tựu đạt được sau hơn nửa thế kỷ vận động và phát triển đã có những đóng góp nhất định cho văn xuôi hiện đại Việt Nam cả về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật.

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00

Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn

Bài này thuộc địa hạt Giáo dục ngôn ngữ trong Ngôn ngữ học ứng dụng. Tác giả đề cập đến diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn qua nghiên cứu trường hợp sinh viên ở một lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Úc. Các nội dung cụ thể là: Cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu trường hợp, bàn luận.

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00

Phẩm chất nhà báo trong sự nghiệp văn chương của Vũ Bằng

Bài viết giới thiệu về truyền thống của nền báo chí cách mạng Việt Nam, suy ngẫm về Vũ Bằng, người đọc nhận thấy những phẩm chất cao quý của một nhà báo trong ngòi bút của ông. Đó là một con người có những quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp, một nhà báo hay kể tội mình, thành thực với mảng sáng tối trong con người mình. Hơn hết, dũng khí là phẩm chất nhà báo đặc biệt trong con người ông. Vũ Bằng đã dựng được bức tranh chân thực về diện mạo báo chí Việt Nam trong già nửa thế kỷ XX.

8/30/2018 5:46:31 AM +00:00