Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Ý nghĩa biểu trưng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa qua hiện tượng các từ đồng âm trong tiếng Hán

Ý nghĩa biểu trưng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc chính là biểu đạt tâm tư tình cảm, mong ước nguyện vọng và những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của người Trung Quốc, được thể hiện thông qua công cụ trung gian như thực phẩm, công cụ nấu nướng, kĩ thuật nấu nướng, phương thức chế biến và trình bày, không gian và thời gian ẩm thực, trong đó vai trò của thực phẩm có thể coi là quan trọng nhất.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Một số ghi nhận về nguồn gốc của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam

Từ xưng hô trong Phật giáo là vốn từ được sử dụng trong xưng hô giao tiếp của cộng đồng người theo đạo Phật và được xem như là một trong những bộ phận quan trọng góp phần tạo nên ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt. Với tinh thần từ bi vô ngã và triết lí uyên thâm, đạo Phật đã sớm bám rễ ăn sâu vào đời sống tinh thần của dân tộc Việt.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Về những lỗi khi sử dụng thể bị động trong tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ Trường Đại học Hồng Đức

Với mục đích giúp các sinh viên không chuyên ngữ về vấn đề thể bị động và nhằm giải quyết các khó khăn về câu bị động, chúng tôi đã tiến hành trắc nghiệm các dạng bài tập về thể bị động trong tiếng Anh, phân tích các lỗi của sinh viên và rút ra những gợi ý cho các sinh viên nhằm khác phục các lỗi thường gặp khi sử dụng thể bị động.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Lỗi phát âm thường gặp của sinh viên Đồng Nai ở phụ âm, tổ hợp phụ âm kết thúc từ tiếng Anh

Bài viết này trình bày về các loại lỗi phát âm cuối điển hình của họ trong các từ tiếng Anh có kết thúc là phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Một số phương pháp thu nhập dữ liệu trong nghiên cứu ngữ dụng học

Bài viết bàn về các phương pháp thu thập ngữ liệu phổ biến trong nghiên cứu dụng học giao văn hóa bao gồm: điền câu hỏi hoàn thành diễn ngôn; ghi âm đàm thoại có định hướng; điền câu hỏi siêu dụng học; quan sát thu thập ngữ liệu tự nhiên và thu thập ngữ liệu có sẵn.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Ý nghĩa bổn phận trong Luân lý giáo khoa thư

Bài viết điểm qua các nội dung - bổn phận học sinh tiểu học của thời kỳ đó đã được trang bị; phân tích trình bày các phương tiện ngôn ngữ biểu đạt các ý nghĩa bổn phận trong lý luận giáo khoa thư, đồng thời tóm tắt các phương tiện lập luận về tính tất yếu, cần thiết của bổn phận đó.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Nghi thức lời cảm ơn nhìn từ văn hóa Việt và Úc

Bài viết đề cập đến một số tương đồng và khác biệt trong nghi thức cảm ơn (bầng lời) và giữa hai nền văn hóa Việt và Úc. Cụ thể, bài viết tìm hiểu có nên sử dụng lời cảm ơn hay không trong cùng một số tình huống giao tiếp ở hai nền văn hóa. Những tình huống khảo sát là tương tác giữa người thân với người thân, người quen với người quen, và giữa những người lạ với nhau.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng bản tin VOA Special English trong dạy kĩ năng nói theo Thuyết hành vi

Bài viết tìm hiểu hiệu quả của việc dạy nói qua các bản tin của chương trình VOA SE và thái độ của người học đối với chương trình, dựa trên cơ sở lý thuyết của Thuyết hành vi và Ngữ pháp chức năng hệ thống.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt nghĩa cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bài viết nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các phương tiện tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến bằng tiếng Anh và so sánh với tiếng Việt, thông qua các câu hỏi nghiên cứu cần làm rõ: Các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến tiếng Anh và tiếng Việt; Sự giống và khác nhau của các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến về cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Một số lỗi trong sử dụng thì quá khứ hoàn thành động từ tiếng Pháp của sinh viên ngành tiếng Anh

Trong quá trình học một ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nước ngoài, việc mắc lỗi là không tránh khỏi, các lỗi được xác định phần lớn gắn liền với từ vựng và ngữ pháp. Bài viết mong muốn tìm ra các biện pháp phù hợp để hạn chế những lỗi này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Pháp cho sinh viên ngành tiếng Anh ở bậc đại học.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Suy nghĩ về ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt và tiếng Việt thời đại Hồ Chí Minh

Ngày nay, khi nói “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”, thì tiếng Việt ấy chắc chắn là tiếng Việt thời đại Hồ Chí Minh - một thứ tiếng Việt được hình thành và phát triển trong giao tiếp cách mạng được quần chúng hóa và xã hội hóa cao độ, với mức chưa từng có trước thời đại Hồ Chí Minh.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Bước đầu tìm hiểu quan hệ giữa ngữ nghĩa học tri nhận và bộ lọc văn hóa qua một số ví dụ dịch Việt - Anh

Bài viết này là một nỗ lực ban đầu nhằm xem xét việc sử dụng cái mà House (1998) gọi là “bộ lọc văn hóa” (cultural filter) theo góc độ ngữ nghĩa học tri nhận qua một vài ví dụ dịch Việt - Anh cụ thể như: xe ôm, ô sin, ngô bao tử, cơm thừa canh cặn, bộ (tượng) tam đa, tiền mừng tuổi.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Bàn về diễn ngôn chính trị

Bài viết này phân tích diễn ngôn để bàn về đặc điểm của DNCT đặt trong mối quan hệ với việc xây dựng hình ảnh nhà chính trị và quyền lực chính trị, sau đó áp dụng những hiểu biết về DNCT để soi chiếu vào một số diễn ngôn về quản lí giáo dục đại học - một kiểu dạng DNCT để tìm hiểu sự vận hành của mục đích chính trị trong các diễn ngôn này.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng nguyên dạng từ gốc Anh trong báo tiếng Việt

Nghiên cứu này tìm hiểu về số lượng từ gốc Anh được sử dụng ở nguyên dạng hoặc được phiên chuyển trong 111 ấn phẩm của báo Hoa Học Trò từ tháng 10 năm 1991 (số báo đầu tiên) đến tháng 12 năm 2000. Số lượng của mỗi dạng mượn: nguyên dạng (original orthography) hay phiên chuyển (orthographic adaptation) được tổng kết từng năm và xuyên suốt những năm được nghiên cứu này.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Đồng nghĩa và đồng sở chỉ - những điểm đồng nhất và khác biệt

Bài viết đưa ra quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, từ đó phân biệt nó với hiện tượng đồng sở chỉ - một hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng rất phổ biến nhưng chưa được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thống nhất về cách hiểu.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Xác định ý nghĩa hữu đích

Ý nghĩa hữu đích là thuộc tính thể quan yếu trong việc xác định ý nghĩa hoàn thành (perfectivity) của một sự tình. Chỉ những sự tình hữu đích mới có thể được miêu tả dưới góc độ hoàn thành. Vì vậy, ngữ nghĩa của thể hoàn thành bao giờ cũng gắn liền với ý nghĩa hữu đích.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt giai đoạn 1930-1945

Nghiên cứu hành vi hỏi trong giao tiếp vợ chồng người Việt giai đoạn 1930-1945, bài viết tiến hành khảo sát gần 200 cuộc hội thoại (qua tư liệu tác phẩm văn học tiêu biểu của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Kim Lân, Tô Hoài,…) và phân thành hành vi hỏi trực tiếp và hành vi hỏi gián tiếp.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Thực trạng sử dụng tiếng Việt “phi chuẩn” của giới trẻ hiện nay nhìn từ góc độ ngôn ngữ học xã hội

Kết quả nghiên cứu này cho thấy một nửa số thanh thiếu niên không nhận ra sự khác biệt giữa ngữ pháp tiếng Anh chuẩn và ngôn ngữ thông tục. Ngôn ngữ giới trẻ là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, không mang tính cá biệt đối với giới trẻ của bất kì nước nào. Điều này được thể hiện rõ trên các diễn đàn, blog cá nhân, nơi giới trẻ chia sẻ, bộc lộ cảm xúc của mình.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Nghĩa tình thái về đạo nghĩa trong câu văn tác phẩm Tắt đèn

Tình thái về đạo nghĩa - một bộ phận trong nghĩa tình thái chủ quan của câu đã được các nhà nghiên cứu như Palmer, Lyon, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Hiệp, ... đề cập tới trong các công trình của mình. Đó là phần tình thái thể hiện thái độ, ý chí, mức độ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hoặc chính người nói thực hiện có liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực xã hội.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Xưng hô trong thương lượng mua bán

Đối với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam, xưng hô là một trong những phần có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Thông qua từ xưng hô, chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá và biểu lộ thái độ, tình cảm với người giao tiếp và ngược lại.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Một lỗi nhỏ nhưng dễ mắc khi dùng lượng từ tiếng Anh

Bài viết này trao đổi về vấn đề mắc lỗi khi dùng lượng từ tiếng Anh trong quá trình học ngoại ngữ nhằm giúp người học tiếng Anh nắm vững và sử dụng tốt cấu trúc danh ngữ nói chung và cấu trúc chỉ bộ phận tiếng Anh nói riêng người học sẽ không mắc lỗi, góp phần làm cho câu văn của mình hoàn chỉnh và hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Một số phương thức chuyển dịch hàm ý hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Hàm ý hội thoại là hàm ý không quy ước mà dựa vào sự giả định của người nghe rằng người nói đang tuân theo các phương châm hội thoại hay vi phạm chúng. Hàm ý hội thoại phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó được sinh ra.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Bàn về ẩn dụ trong sách kinh tế tiếng Anh

Bài viết này chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật; và vì vậy ẩn dụ được sử dụng trong các ngành khác ngoài văn học như khoa học, công nghệ hay kinh tế học.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Xu hướng ưu tiên sử dụng hình thức phủ định biểu thị khả năng trong tiếng Hán và tiếng Việt

Trong tiếng Hán, để biểu thị phạm trù khả năng, ngoài việc sử dụng các động từ năng nguyện như 能, 可以, 会, 要, v.v. thì trong ngôn ngữ này còn tồn tại một hình thức biểu thị khả năng rất đặc biệt khác, đó là cấu trúc bổ ngữ khả năng “V 得/不 C”, mà theo như Ngô Phúc Tường (2012) thì cấu trúc này là một hiện tượng cú pháp “đặc trưng của tiếng Hán” và “hiếm có trong số các ngôn ngữ trên thế giới.”

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Đặc điểm và vai trò của từ ngữ thông tục qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai

Để tìm hiểu rõ hơn về vốn từ thông tục sử dụng cho ngôn ngữ nhân vật, bài viết nghiên cứu khảo sát các loại từ ngữ thông tục của ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai qua lượt từ được dùng.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Vấn đề sử dụng các biện pháp tu từ xây dựng độc thoại nội tâm trong Chiến tranh và Hoà bình của Lép Tônxtôi

Bài viết này phân tích một vấn đề - L. Tôn xtôi sử dụng các biện pháp tu từ: tương phản, phản ngữ và nghịch ngữ trong độc thoại dưới hai dạng là độc thoại thành lời riêng và độc thoại được dẫn trong lời người kể chuyện, như là một thủ pháp rất đặc trưng trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Chất Nam bộ qua ca từ của soạn giả Viễn Châu

Văn hóa Nam Bộ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam một loại hình âm nhạc sân khấu đậm đà bản sắc dân tộc, đó chính là cải lương, vọng cổ. Soạn giả Viễn Châu - người con ưu tú đất phương Nam, mảnh đất của cư dân sông nước, của những người viễn xứ với tinh thần mến khách, chiều người, “tứ hải giai huynh đệ” - đã làm được một việc đáng trân trọng, là lưu giữ được “chất Nam bộ” trong kho tài sản đồ sộ của mình, với hơn 50 bài cải lương và hơn 2.000 bài vọng cổ.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Vấn đề mù chữ và tái mù vùng dân tộc thiểu số: Trường hợp xã Mường Mươn và Na Sang huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên

Vào thời điểm tháng 12/2012, tình trạng mù chữ ở địa bàn xã Mường Mươn và Na Sang huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên là như sau: Tỉ lệ mù chữ ở độ tuổi 15 – 25 của huyện là 1.4%; Tỉ lệ mù chữ ở độ tuổi 26 – 35 là 9.7%; Còn tỉ lệ mù chữ ở độ tuổi 36 trở lên là 30.9%.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp: Nghiên cứu trường hợp người hoa ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Mục đích của bài viết là tìm hiểu năng lực ngôn ngữ (tiếng Hoa phương ngữ, tiếng Việt, tiếng Khmer) và sự lựa chọn ngôn ngữ của người Hoa trong từng phạm vi giao tiếp với người cùng dân tộc, khác dân tộc.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00

Góp thêm một “mẹo” (quy luật) đặt dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt

Bài viết nhằm góp thêm ý kiến để có thể có được một cách ghi dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt dễ nhớ, dễ dùng, tiến tới việc thống nhất các ghi thanh điệu, góp phần “chuẩn hóa” tiếng Việt trong đời sống, làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng trong sáng hơn.

8/30/2018 5:51:29 AM +00:00