Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Mù chữ và vấn đề nguồn nhân lực dân tộc thiểu số: kết quả khảo sát ở tỉnh Điện Biên

Bài viết tìm hiểu và phân tích chất lượng nguồn nhân lực ở tình Điện Biên - một tỉnh dân tộc chậm phát triển, nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:31 AM +00:00

Đặc trưng ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi trong giao tiếp của người Thanh Hoá

Bài viết này mô tả đặc trưng ngữ nghĩa của tiểu từ tình thái cuối phát ngôn dùng để hỏi trong giao tiếp của người Thanh Hoá. Từ tình thái nói chung, tiểu từ tình thái cuối phát ngôn nói riêng là một trong những phương tiện quan trọng để biểu hiện tình cảm, thái độ của người nói. Chúng không mang nghĩa từ vựng và nghĩa miêu tả. Ý nghĩa của chúng là góp phần biểu đạt đích ngôn trung của phát ngôn và biểu thị thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với thông báo, với hiện thực và với người đối thoại.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Phát triển các nghiên cứu của M.A.K. Halliday trong giáo dục ngôn ngữ

Bài viết nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của Halliday qua những đóng góp làm thay đổi nhiều quan điểm truyền thống của việc dạy tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ hay là thứ tiếng thứ hai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Sự khác nhau về nội hàm văn hóa của hai từ rồng (龙, dragon) và chó (狗 dog) trong ngôn ngữ Việt - Hán - Anh

Bài viết này nghiên cứu nhằm giúp người đọc hiểu được phần nào sự khác nhau giữa nội hàm văn hóa của từ ngữ chỉ loài vật trong ba ngôn ngữ Việt - Hán - Anh. Hiểu được sự khác nhau đó, chúng ta có thể thận trọng hơn khi sử dụng ngôn ngữ và tránh được những lỗi sai không cần thiết khi giao tiếp.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Tiểu trường các từ ngữ chỉ quá trình vận động của “nước” trong tiếng Việt

Bài viết này tập trung khảo sát tiểu trường các quá trình tự vận động của “nước” trong trường “nước”, gồm các từ: chảy, dâng, dậy, dội, gợn, lặng, lụt, lượn, nhỏ, ngấm, ngập, rò, rỏ, rỉ, sa, sủi, tản, tuôn, tràn, trào, trút, thấm, vỗ,... Mời các bạn cùng tham khảo,

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Tác động của tiếng Anh đến sự phát triển kinh tế và chiến lược nâng cao trình độ tiếng Anh của Việt Nam

Tiếng Anh giúp thu hút đầu tư, tăng cường xuất khẩu và nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học của một nước, dẫn đến việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy việc nâng cao trình độ tiếng Anh của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Yếu tố văn hóa trong dạy - học ngoại ngữ

Trong quá trình giao tiếp, việc hiểu biết những yếu tố văn hóa của người bản ngữ giúp cho người giao tiếp cũng như người học tiếp thu được ngoại ngữ một cách có hiệu quả, bởi vì nghĩa của một từ, nội dung lời thoại của bất kì một ngôn ngữ nào cũng có thể được thay đổi theo từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Các kiểu cấu tạo thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt và tiếng Anh

Bài viết nghiên cứu cho thấy trật tự các thuật tố cấu tạo thuật ngữ theo một nguyên tắc nhất định từ khái quát đến cụ thể, thuật tố trên bao hàm thuật tố dưới. Trong tiếng Việt, thuật tố thứ nhất là thuật tố khái quát nhất, các thuật tố tiếp theo cụ thể dần các đặc điểm, tính chất, thuộc tính của thuật ngữ ấy. Còn trong tiếng Anh, theo quy tắc ngữ pháp tiếng Anh thành phần phụ làm định ngữ đứng trước, còn danh từ chính được định ngữ đứng sau nên thuật tố đứng sau cùng bao giờ cũng là thuật tố khái quát nhất, đóng vai trò trung tâm và định danh thuật ngữ.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Vận dụng phương pháp dạy học theo nhiệm vụ trong tiến trình giảng dạy ngoại ngữ - công đoạn xây dựng hoạt động dạy học

Bài viết này không trình bày phương pháp dạy học theo nhiệm vụ trong tất cả tiến trình dạy học mà chỉ dựng lại ở một công đoạn nhỏ là công đoạn xây dựng các hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Nghệ thuật chơi chữ trong slogan quảng cáo

Bài viết này tập trung vào việc nghiên cứu nghệ thuật của sự lựa chọn từ vựng khác nhau để khám phá sức mạnh từ phía sau khẩu hiệu, mang đến cho chúng những ý nghĩa sâu sắc và thú vị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Một số vấn đề về phong cách thể loại của du kí

Văn học du lịch là một thể loại văn học từ lâu, nhưng nó đã chỉ được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu về văn học du lịch hiện nay có rất nhiều khó khăn vì thiếu thể loại lý thuyết. Một số vấn đề về thể loại phong cách của văn học du lịch mà chúng ta đang xây dựng có thể được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu về các đặc điểm của thể loại này.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Sự chuyển nghĩa của từ mình, thân trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh

Theo cách tiếp cận ngôn ngữ văn hoá học, bài viết tiến hành khảo sát các từ “đầu” (NN & ĐS số 7 (11)-2010), và trong bài báo này các từ “mình”, “thân”, tiếp theo sẽ là các từ “tay” và “chân” và các từ tương ứng với chúng trong tiếng Anh (“head”, “body”, “arm”, “hand”, “leg”, “foot”) về các phương diện định danh, chuyển nghĩa và nghĩa văn hàm.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Một số chiến lược tranh cãi trong gia đình người Việt

Giao tiếp trong các cuộc tranh cãi gia đình là hình thức giao tiếp dạng hội thoại, đều diễn ra với cấu trúc gồm ba phần: mở thoại, thân thoại và kết thoại. Ngoài ra một cuộc tranh cãi cũng có những yếu tố như cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, hành vi ngôn ngữ và những yếu tố có liên quan như quy tắc điều hành luân phiên lượt lời, quan hệ liên cá nhân, nguyên tắc cộng tác hội thoại, và giao tiếp.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Nguồn gốc của các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt

Trong bài viết này chỉ sơ lược bước đầu tìm hiểu nguồn gốc của năm màu sắc cơ bản trong tiếng Việt dựa trên Bảng 100 từ cơ bản của Swadesh. Có thể thấy hai từ chỉ màu đen và màu trắng đều có nguồn gốc Nam Đảo rõ nét, hai từ chỉ màu vàng và xanh lại xuất xứ từ tiếng Hán. Tuy nhiên từ chỉ màu đỏ lại có sự tiếp xúc giữa các nhóm Việt-Mường, Đồng-Đài và cả Nam Đảo.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Trường từ vừng “tình yêu” từ các bài hát về tình yêu đôi lứa trong tiếng Anh và tiếng Việt giai đoạn nửa sau thế kỷ XX

Bài viết này chỉ ra một số sự khác nhau trong cách người phương Đông và người phương Tây thể hiện tình yêu của họ. Bằng cách nào đó, sự phân biệt như vậy có thể được giải thích bởi sự khác biệt về văn hóa của hai khu vực.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Đối chiếu đặc điểm cấu trúc lời cảm ơn trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga

Bài viết này có mục tiêu khảo sát cấu trúc lời cảm ơn bằng tiếng Nga và tiếng Việt, như là một bước đầu tiên để mô tả cấu trúc của hành vi trong ngôn ngữ, để đối chiếu họ chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập tiếng Nga và tiếng Việt, hỗ trợ người học qua đó tránh những sai lầm về ngôn ngữ - văn hóa trong giao tiếp.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Diễn đàn ngôn ngữ trong đời sống xã hội: Quy trình ngược

Diễn đàn gồm hai bài viết của hai tác giả: Vương Toàn với bài viết Quy trình ngược và tác giả Nguyễn Văn Khang với bài viết Phó giáo sư Đào Thản - Người lượm nhặt sợi rơm vàng trên cánh đồng Việt ngữ.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Xưng hô giữa lực lượng thần kì và người trần thế trong giao tiếp gia đình trên tư liệu truyện cổ tích thần kì người Việt

Mục đích của bài viết là tìm hiểu về ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp gia đình giữa một loại nhân vật đặc biệt chỉ xuất hiện trong trí tưởng tượng của người xưa thông qua tín ngưỡng dân gian với người trần thế.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Giáo dục tiếng mẹ đẻ như một môn học trong trường tiểu học ở Gia Lai và thái độ của học sinh Gia-rai

Bài viết nhìn nhận thực tế tình hình dạy - học tiếng Gia - rai như một môn học ở trường tiểu học trong thời gian qua và thái độ của học sinh đối với môn học này. Trên cơ sở đó, chúng ta có cách nhìn đúng hơn về giáo dục tiếng mẹ đẻ như một môn học cho học sinh, phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục song ngữ Việt - dân tộc đối với cư dân, học sinh dân tộc Gia-rai nói riêng và cư dân, học sinh các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Xác định và phân loại hành động ngôn ngữ chửi mắng trong tiếng Việt

Nội dung bài báo đi vào nghiên cứu sâu hơn về hành động ngôn ngữ chửi mắng trên các phương diện cơ bản như: các kiểu chửi mắng; lời dẫn của hành động ngôn ngữ chửi mắng; lời dẫn của hành động ngôn ngữ chửi mắng trong tác phẩm văn học và văn hóa mắng chửi của người Việt

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Dấu ấn tư duy – văn hóa của cư dân biển Thanh Hóa qua tên gọi nghề cá

Bài viết này nghiên cứu tên gọi nghề cá từ góc độ ngôn ngữ, bài viết tập trung khảo sát các cách thức định danh gọi tên công cụ, phương tiện đánh bắt cá và tên gọi “cá” trong tâm thức ngư dân, trong thơ ca dân gian để phác thảo ra nét tư duy văn hóa của một cộng đồng cư dân sống bằng nghề biển ở Thanh Hóa.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Xưng hô trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt

Bài viết tiến hành khảo sát đặc điểm xưng hô trong giao tiếp vợ chồng nông dân người Việt dựa trên những cứ liệu một số tác phẩm văn học thời kì 1930-1945. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa ngữ pháp của thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt

Bài viết đề cập đến một hiện tượng đặc biệt – thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt, trong đó, xác định được 228 nhóm/ cặp đơn vị trái nghĩa. Các nhóm/ cặp thành ngữ trái nghĩa này có những đặc điểm rất độc đáo về mặt cấu tạo và ý nghĩa khái quát.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Vai trò của chữ Katakana trong cấu tạo thuật ngữ tiếng Nhật

Nội dung bài viết nêu ra một cách sơ lược những vấn đề nảy sinh trong phiên âm thuật ngữ bằng Katakana. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là Katakana mang lại cho hệ thống thuật ngữ tiếng Nhật sự ổn định, hầu như là nhất quán, là cái mà thuật ngữ tiếng Việt hiện nay đang rất cần.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Chuyển mã giữa tiếng Việt và tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở nơi làm việc

Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào mã chuyển đổi giữa tiếng Việt và tiếng Anh như một thiết bị thông tin liên lạc trong các cuộc hội thoại tại nơi làm việc. Nghiên cứu được tiến hành bằng các phương tiện quan sát, phỏng vấn, ghi âm và các câu hỏi trên 200 đại biểu đến từ 20 công ty, văn phòng và nơi làm việc ở Huế, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Chiến lược giao tiếp xưng hô của thành viên ban giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh

Bài viết nghiên cứu phát biểu của các thành viên ban giám khảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình truyền hình thực tế, phản ánh chiến lược năng động giữa các cá nhân. Qua các ứng xử khác nhau với các thí sinh thể hiện văn hóa ứng xử, tính cách của mối một nền văn hóa.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Vài nét về việc sử dụng hình ảnh “con chó” trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích để thấy sự khác nhau giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có chứa từ chó cũng như các tính năng cụ thể của văn hóa Anh và văn hóa Việt đối với loài chó bên cạnh những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và thành ngữ Việt có chứa từ chó.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Tiếng việt hôm nay: Sự trong sáng và vấn đề chuẩn hoá

Bài viết nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Việt hiện nay bàn về vấn đề bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân: Một nhà giáo tâm huyết với nghề

Bài viết nói về chân dung Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân, một nhà giáo tâm huyết với nghề. Trong suốt cuộc đời giáo dục và nghiên cứu của mình, ông đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp ngôn ngữ của nước nhà.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00

Đặc trưng giới qua việc sử dụng từ tình thái trong phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp

Bài viết phân tích những khác biệt giới tính qua việc sử dụng từ tình thái ở phần dẫn nhập cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp, qua đó nhận thấy, ngoài đặc điểm chung, hầu hết nam giới và nữ giới đều sử dụng nhiều các từ tình thái thuộc phương ngữ Nam Bộ, thì sự khác biệt cũng khá rõ.

8/30/2018 5:51:30 AM +00:00