Tài liệu miễn phí Ngôn ngữ học

Download Tài liệu học tập miễn phí Ngôn ngữ học

Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: Các từ ngữ gốc Hán

I. Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đường tự nó. Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp... người ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Như thế, điều mà người ta có thể dễ thấy nhất ở đây là nổi lên đường phân giới giữa hai lớp từ ngữ: lớp...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng

1.1. Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn. Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên,... Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng:Thuật ngữ

Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn. Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên,... Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng

1. Các phong cách chức năng, các ứng xử ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, được hình thành và nhận diện dần dần trong quá trình phát triển của ngôn ngữ và xã hội. Từ vựng học cũng phân lớp từ vựng theo tiêu chí phong cách chức năng nhưng không hoàn toàn là sự khảo sát, phân loại của phong cách học. 2. Ngôn ngữ giap tiếp của con người tồn tại dưới hai dạng cơ bản là nói và viết. Về mặt thuật ngữ, trước đây chúng ta vẫn thường gặp các tên gọi:...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Phân tích nghĩa của từ

1. Giới thiệu Phân tích, miêu tả cho được cấu trúc nghĩa của từ là một trong những nhiệm vụ và mục đích hàng đầu của việc nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa. Trong lĩnh vực này, người ta đã đề xướng nhiều phương pháp phân tích nghĩa của từ, nhưng thường gặp và dễ dùng nhất là phương pháp sử dụng ngữ cảnh. 2. Ngữ cảnh là gì? 2.1. Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học

Do ngữ âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm cho nên nó đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu chủ yếu khác nhau: Một loại thích dụng với các khoa học tự nhiên; Một loại thích dụng với các khoa học xã hội. Loại thứ nhất là phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ âm. Sự quan sát có thể tiến hành bằng mắt, bằng tai của người nghiên cứu. Ví dụ, khi quan sát một người nào đó phát âm hai tiếng tu hú người...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Quan hệ nghĩa và cấu trúc trong việc phân tích câu tiếng Việt

• Nghĩa ngôn ngữ & nghĩa cú pháp • Nghĩa và giá trị của câu tạo thành nội dung của câu Cấu trúc của một câu là và ý niệm mà cấu trúc này biểu hiện vốn làm thành nghĩa của câu là hai diện cần phân biệt. Nghĩa là lí do tồn tại của cấu trúc. Cấu trúc nào thì nghĩa ấy. Mỗi cấu trúc tương ứng với với chức năng tải nghĩa nhất định. Vì vậy, vấn đề chọn phương tiện để biểu hiện nghĩa cần diễn đạt là quan trọng đối với cú pháp. Sẽ là sai...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Quy chiếu

1. Một vài nhận xét chung Nội dung các phát ngôn trong giao tiếp bao giờ cũng là các đối tượng, sự vật, hiện tượng... của thế giới. Trong các phát ngôn hiện thực, phạm vi đối tượng của thế giới sẽ chỉ được xác định khi người nói dùng từ ngữ nào đó. Và từ ngữ làm chức năng quy chiếu được gọi là từ ngữ quy chiếu trong phát ngôn. Dụng học – George Yule Chúng ta biết rằng tự thân các từ không quy chiếu đến cái gì cả. Chỉ có con người mới là chủ thể...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Sắc thái tu từ từ Hán Việt

Tu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ. Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn. Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta và được chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chức năng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Trực chỉ

1. Khái niệm chung về trực chỉ - Trực chỉ về thực chất là một hiện tượng nằm trong phạm vi quy chiếu. - Cách gọi trực chỉ bắt nguồn từ những hành động chỉ xuất ngoài ngôn ngữ. Vì vậy, trực chỉ được dùng để áp dụng cho những phương tiện ngôn ngữ thực hiện chức năng quy chiếu. Hay, nói một cách khác, nó chỉ ra và đồng nhất quy chiếu bằng cách trực tiếp dựa ngay vào những mốc do hành động phát ngôn của người nói tạo ra. Những mốc cơ bản là: người nói –...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Từ trong tiếng Việt (phần ba)

2. Phương thức cấu tạo (tiếp theo) 2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Từ trong tiếng Việt (phần hai)

2. Phương thức cấu tạoTừ tiếng Việt được cấu tạo hoặc là bằng các dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó. 2.1. Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Từ trong tiếng Việt (phần đầu)

Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm việc thì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được cho tiếng Việt. Có thể phát biểu lại như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,... đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách... 1....

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Từ trong tiếng Việt (phần cuối)

3. Biến thể của từ Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng lời nói của từ. Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Sau 1945 đến trước 1990 (tt)

Trong những năm 70, 80 cũng nổi lên xu hướng hình thức hoá trong nghiên cứu cú pháp tiếng Việt, thể hiện ở một số nghiên cứu của nhà Việt ngữ người Nga Panfilov về thành phần câu tiếng Việt. Có lẽ Panfilov đã chịu ảnh hưởng từ những nghiên cứu trước đó của Jakhontov về thành phần câu tiếng Hán, mà tinh thần chủ yếu là xây dựng những thủ pháp phân xuất, nhận diện các thành phần cấu trúc trong câu một cách nghiêm ngặt. Panfilov đã xây dựng “những khái niệm xuất phát” để có thể phân...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Vấn đề quốc ngữ hoá hệ thống phụ âm đầu trong các địa danh gốc Hán quan

2.3. Vấn đề quốc ngữ hoá dãy phụ âm ngạc trong tiếng Hán quan thoại Tây Nam Dãy phụ âm ngạc trong tiếng Hán gồm có các âm /tɕ, tɕh, ɕ, j, ɲ/. Nếu so sánh với tiếng Việt thì trong dãy phụ âm này chỉ có âm /ɲ/ là có sự tương ứng với nhau. Do vậy, con chữ (nh) sẽ được dung ghi lại âm đọc /ɲ/ trong các địa danh gốc Hán.

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Về hiện tượng trái nghĩa qua một số câu tục ngữ

Francis Bacon từng nói thiên tài, trí tuệ, và tinh thần của một dân tộc được nhận biết thông qua vốn tục ngữ của dân tộc ấy. Tục ngữ chuyển tải những quan niệm và giá trị văn hoá hết sức đặc sắc của từng dân tộc. Bằng ngôn ngữ, trí tuệ của người xưa được tinh lọc và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy giá trị của tục ngữ thường được mọi người chấp nhận như là chân lí. Thế nhưng khi tìm hiểu tục ngữ, chúng ta thường gặp những cặp câu...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Về hiện tượng

Một hiện tượng khá thú vị về tục ngữ ta thường bắt gặp đó là nhiều câu tục ngữ được cải biên. Đây không phải là vấn đề dị bản của tục ngữ, mà là vấn đề chơi chữ, thường để đạt mục đích tạo sự hài hước, bông đùa. Tuy vậy, không chỉ đơn thuần là hình thức chơi chữ giải trí, các câu tục ngữ cải biên như thế cũng đôi khi có sức mạnh châm biếm, phê phán một cách sâu sắc và sáng tạo. Người ta cải biên tục ngữ không phải vì một số câu...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Ý nghĩa ngữ pháp

1. Theo Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Phần Trừu tượng ngữ pháp, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp [1])Các đơn vị ngôn ngữ là kết quả của quá trình trừu tượng hoá khác nhau về chất.

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Các giai đoạn trong lịch sử tiếng Việt 2

3.1. Tính chất và thời gian tương đối Tiếp theo thời kì tiền Việt-Mường là thời kì tiếng Việt chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường). Người ta có thể giải thích đây là quãng thời gian khối tiền Việt-Mường do có sự khác biệt nội bộ trước đây đã dẫn tới sự chia tách ra thành một bên là một bộ phận về sau này trở thành các ngôn ngữ như Arem, Rục, Mã Liềng, Thà Vựng v.v... hiện nay (thường được gọi là các ngôn ngữ song tiết) và một bên khác...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Các ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Nam Á có mặt tại Việt Nam

Nhóm Khmer • Nhóm Bahnar • Nhóm Katu • Nhóm Việt Mường • Nhóm KhmúTheo danh sách chính thức hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Mon-Khmer, họ Nam Á với số người sử dụng tổng cộng là 2.620.371 người (1989). Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Mon-Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt

1. Về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng... khác nhau, tuỳ...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Giai đoạn tiền Việt-Mường

2.1. Về tên gọi Tiền ngôn ngữ là một khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ gốc của các ngôn ngữ hiện tại. Cách gọi tiền Việt-Mường có nghĩa đây là ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ cơ sở hay là ngôn ngữ chung cho cả nhóm ngôn ngữ Việt-Mường (thuộc nhánh MonKhmer), trong đó tiếng Việt là một ngôn ngữ thành viên. Như vậy, để xác định lịch sử phát triển của tiếng Việt hay của một ngôn ngữ ViệtMường khác, các nhà nghiên cứu thường bắt đầu từ thời điểm này, tức là thời điểm tiền Việt-Mường....

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Giai đoạn tiếng Việt hiện đại

Từ giữa thế kỉ 19, tiếng Việt đã phát triển sang giai đoạn tiếng Việt hiện đại và, có thể nói, trong thời gian gần 2 thế kỉ, tiếng Việt hiện đại đã hoàn thiện cấu trúc của mình theo những khía cạnh khác nhau để thoả mãn cho cộng đồng người Việt trong việc sử dụng làm công cụ giao tiếp, tư duy. 7.1. Hai đặc điểm nổi bật về xã hội ở giai đoạn phát triển hiện đại của tiếng Việt - Thứ nhất: Vào thời kì đầu của giai đoạn này, tiếng Việt có sự tiếp xúc...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Giai đoạn tiếng Việt trung đại

6.1. Tính chất và thời gian tương đối - Về mặt thời gian Giai đoạn này ước chừng kéo dài từ cuối thế kỉ 15 (đầu thế kỉ 16) cho đến đầu thế kỉ 19. Đây là thời kì, về cơ bản, tiếng Việt đã hình thành nên các vùng phương ngữ như đã có như hiện nay theo hướng tiếng Việt từng bước tiến dần về phương Nam theo con đường phát triển của dân tộc. - Về mặt lịch sử Giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Giai đoạn Việt-Mường chung

Giai đoạn Việt Mường chung là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử phát triển của tiếng Việt. Theo nghiên cứu hiện nay, vào giai đoạn này tiếng Việt và tiếng Mường đang còn là một ngôn ngữ thống nhất. Chỉ về sau giai đoạn này tiếng Việt mới tách ra thành một ngôn ngữ riêng lẻ thực sự. 4.1. Tính chất và thời gian tương đối Giai đoạn Việt-Mường chung là giai đoạn tiếng Việt được người Việt sử dụng ở thời kì độc lập sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc....

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Giai đoạn Việt-Mường cổ

3.1. Tính chất và thời gian tương đối - Thời gian: ứng vào quãng sau thế kỉ 1–2 sau công nguyên và kéo dài đến thế kỉ 8–9, thậm chí là có thể đến thế kỉ 10. Về mặt lịch sử, giai đoạn này tương ứng với thời kì Bắc thuộc. Điều kiện lịch sử này là nhân tố ngoài ngôn ngữ cho chúng ta biết rằng đây là giai đoạn tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Hán nhiều nhất trên cả hai bình diện: tự nguyện và ép buộc. - Vào thời kì này, trên vùng địa lí của...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Khái quát hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ

Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3 phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau: 1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc 1.1. Hệ thống thanh điệu - Số lượng: 6 thanh. - Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu. 1.2. Hệ thống phụ âm đầu - Số lượng: 20 âm vị....

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 3)

Giai đoạn hiện đại bắt đầu từ năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, khi tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước. Về đường hướng lí luận, nếu giai đoạn cận đại lệ thuộc vào truyền thống ngôn ngữ học châu Âu thì giai đoạn hiện đại là giai đoạn các nhà Việt ngữ học vận dụng tất cả các lí thuyết hiện đại nhất của ngôn ngữ học thế giới vào miêu tả tiếng Việt. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết chúng tôi xin liệt kê dưới đây những công...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00

Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học (Phần 1)

Việt ngữ học với tư cách là một ngành khoa học chỉ mới xuất hiện gần đây, khi nước ta giành được quyền độc lập dân tộc (1945), cùng với sự ra đời của các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng những quan sát, suy nghĩ về tiếng Việt thì đã có từ lâu. Cũng như mọi ngành khoa học khác, Việt ngữ học ra đời xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn chứ không phải từ những suy nghĩ trừu tượng. Bản tính của con người là tò mò, hiếu kì, luôn luôn...

8/29/2018 10:59:13 PM +00:00