Xem mẫu

  1. Từ trong tiếng Việt (phần đầu) Nếu không đòi hỏi thật nghiêm ngặt và chấp nhận một cách nhìn để làm việc thì quan niệm về từ đã trình bày ở phần trên là có thể dùng được cho tiếng Việt. Có thể phát biểu lại như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. V í d ụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì,... đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách... 1. Đơn vị cấu tạo Đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việt là các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết. Mặc dù nguyên tắc phổ biến là các từ được cấu tạo từ các hình vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không như nhau.
  2. 1.1. Tiếng của tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết (morphemesyllable) – âm tiết có giá trị hình thái học. - Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên được gọi là âm tiết (syllable). - Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện. Chí ít nó cũng có giá trị hình thái học (cấu tạo từ). Sự có mặt hay không có mặt của một tiếng trong một "chuỗi lời nói ra" nào đó, bao giờ cũng đem đến tác động nhất định về mặt này hay mặt khác. Ví dụ: đỏ – đo đỏ – đỏ đắn – đỏ rực – đỏ khé – đỏ sẫm... vịt – chân vịt – chân con vịt... 1.2. Xét về ý nghĩa, về giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ... không phải tiếng (hình tiết) nào cũng như nhau. Trước hết có thể thấy ở bình diện nội dung: a. Có những tiếng tự nó mang ý nghĩa, được quy chiếu vào một đối tượng, một khái niệ m như: cây, trời, cỏ, nước, sơn, hoả, thuỷ, ái... b. Có những tiếng tự thân nó không quy chiếu được vào một đối tượng, một khái niệ m, nhưng có sự hiện diện của nó trong cấu trúc từ hay khong, sẽ làm cho tình
  3. hình rất khác nhau. Đó là chưa kể không ít trường hợp đã tìm ra nghĩa của chúng trong quá khứ lịch sử của tiếng Việt. Chúng, nhiều khi là kết quả của hiện tượng hao mòn ngữ nghĩa (desemantic) đến mức tối đa như vẫn thường gặp. Ví dụ: (dai) nhách; (xanh) lè; (áo) xống; (tre) pheo; (cỏ) rả; (đường) sá; (e) lệ; (trong) vắt; (nắng) nôi;... c. Có những tiếng tương tự như loại b. vừa nêu, nhưng chúng lại xuất hiện trong những từ mà tất cả các tiếng tham gia tạo từ đều như thế cả (đều không quy chiếu vào một khái niệ m, một đối tượng, nếu tách rời nhau). Ví dụ: mồ – hôi – bồ – hòn – mì – chính – a – pa – tít... Các từ ở đây có thể thuộc nguồn gốc Việt như: mồ hôi, bồ hòn... nhưng cũng có thể thuộc nguồn gốc ngoại lai như: mì chính, a-pa-tít... Sự tranh luận về giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập trung ở những tiếng thuộc loại b. và c., nhất là loại c. Tuy nhiên, tư cách và giá trị tương đương với hình vị trong tiếng Việt vẫn có thể chứng minh được (mặc dù chưa thực sự có sức thuyết phục tuyệt đối cho tất cả mọi trường hợp) qua các hiện tượng tách rời, lặp, chen thành tố, rút gọn... Ví dụ: sung sướng – ăn sung mặc sướng (quần) xi mi li – (quần) xi v.v...
  4. Mặt khác, cũng cần thấy rằng các tiếng thuộc loại c. này không chiếm số lượng nhiều trong tiếng Việt; và đa số trong số đó lại thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ không phải ở vùng tâm của tiếng Việt. Hơn nữa, mặt dù chưa có những chứng cứ đầy đủ về mặt tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý đến một điều là: trong ứng xử ngôn ngữ, dường như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗi tiếng (bất kể tiếng đó như thế nào) một phần nghĩa nào đấy; hoặc sẵn sàng cấp cho nó một nghĩa nào đấy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thể chấp nhận được những tiếng, những câu như sau: “Trời đất khen sao khéo khéo phòm” của Hồ Xuân Hương? Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu lấy tiêu chí “có chỉ ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm nào hay không” thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kể trên là loại tiếng có nghĩa; còn các tiếng thuộc loại b. và c. là tiếng vô nghĩa. 1.3. Về năng lực hoạt động ngữ pháp, có thể căn cứ vào tiêu chí: “có khả năng hoạt động tự do hay không” để chia các tiếng thành hai loại: x – Loại tiếng tự do: Có thể hoạt động tự do trong lời nói với tư cách từ. Thật ra thì chúng là những tiếng mà tự thân một mình đã đủ khả năng tạo thành từ. Chẳng hạn: làng, xã, người, đẹp, nói, đi... y – Loại tiếng không tự do: Loại này gồm hai nhóm:
  5. + Những tiếng không tự do nhưng tự thân chúng có mang nghĩa: thuỷ, hoả, hàn, trường, đoản, sơn... + Những tiếng không tự do mà tự thân không mang nghĩa: (lạnh) lẽo; (đen) nhánh; mồ, hôi, cà, phê... Tuy nhiên, ranh giới của các loại tiếng không phải là hoàn toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp trung gian giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.
nguon tai.lieu . vn