Xem mẫu

  1. Quan hệ nghĩa và cấu trúc trong việc phân tích câu tiếng Việt • Nghĩa ngôn ngữ & nghĩa cú pháp • Nghĩa và giá trị của câu tạo thành nội dung của câu Cấu trúc của một câu là và ý niệm mà cấu trúc này biểu hiện vốn làm thành nghĩa của câu là hai diện cần phân biệt. Nghĩa là lí do tồn tại của cấu trúc. Cấu trúc nào thì nghĩa ấy. Mỗi cấu trúc tương ứng với với chức năng tải nghĩa nhất định. Vì vậy, vấn đề chọn phương tiện để biểu hiện nghĩa cần diễn đạt là quan trọng đối với cú pháp. Sẽ là sai lầm là nếu ai đó muốn nghiên cứu một hình thức, một cấu trúc câu nào đó lại không tự đặt ra điều này: hình thức này, cấu trúc này phục vụ cho cái gì, biểu hiện cái gì, nhằm mục đích gì? 1. Thế nào là nghĩa ngôn ngữ? Thế nào là nghĩa cú pháp? Mỗi đơn vị ngôn ngữ có nội dung nhất định và tiềm tàng trong nó một lượng thông tin nhất định. Khối lượng thông tin của mỗi đơn vị phụ thuộc vào đại lượng, đặc trưng và tính độc lập của đơn vị đó. Quả là rất khó nếu chúng ta phân biệt rành mạch các khái niệm nội dung, ý nghĩa, thông tin trong một đơn vị ngôn ngữ. Tuy nhiên, để tiện việc nhận diện nghĩa ngôn ngữ vàn nghĩa cú pháp, chúng ta có thể chấp nhận nội dung cơ bản của các khái niệm trên như sau:
  2. Nội dung của đơn vị ngôn ngữ là tổng thể các đặc trưng của khái niệm được đơn vị này biểu hiện. Ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ là biểu thị một trong những đặc trưng của khái niệm đó. Thông tin của đơn vị ngôn ngữ là mức độ nội dung của đơn vị này được thể hiện cụ thể nhằm mục đích thông báo cụ thể về phạm trù tồn tại – không tồn tại, xác định – không xác định; lí giải – hay thuyết minh, phủ định – hay khẳng định, nghi ngờ – hay mệnh lệnh v.v... Ý nghĩa của câu được xác định nhờ sự phân tích vị trí-chức năng của các đơn vị tạo thành sơ đồ cấu trúc câu. Vị trí, đến lượt mình, được xác định nhờ các kiểu quan hệ cú pháp nhất định. Các kiểu quan hệ cú pháp cơ bản là: 1, Quan hệ chủ – vị, xác lập vị trí chủ ngữ và vị ngữ; 2, Quan hệ xác định, xác lập vị trí của định ngữ; 3, Quan hệ bổ sung, xác lập vị trí của bổ ngữ và trạng ngữ. Những mối quan hệ này gắn liền với ngữ nghĩa-cú pháp của đơn vị cú pháp. Những quan hệ trên đây tạo ra nghĩa của câu ở trong sự tác động qua lại của hai quan hệ cơ bản: quan hệ hệ hình & quan hệ cú đoạn trong cú pháp. Ở đây, cần nói rõ thêm về quan hệ hệ hình trong cú pháp. Quan hệ hệ hình được dùng trong cú pháp để miêu tả các biến thể câu và quy các phát ngôn thành các loại hình khác nhau. Vai trò của phương pháp này đối với việc phân tích câu chỉ là
  3. bổ trợ khi phương pháp cú đoạn kém hiệu lực hoặc không thích hợp với một số kiểu câu nào đó. Chẳng hạn, so sánh hai câu: (a) Tôi bảo anh vào nhà. (b) Tôi đặt con gà vào mâm. Về cú đoạn thì (a) và (b) như nhau, nhưng về hệ hình lại khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở các động từ "bảo" và "đặt" trong mối quan hệ với cú đoạn của mỗi câu. (a') Tôi bảo anh – anh vào nhà (+) (b') Tôi đặt con gà– con gà vào mâm (-) Nhưng thay "đặt" bằng một động từ "đuổi" cùng hệ hình với nó ta có: (b'') Tôi đuổi con gà – con gà vào mâm (+). Hệ hình có tác dụng sau đây: - Phân loại cú pháp các câu, nhất là tìm các biến thể câu. Câu có thể chia thành các tiểu loại, hoặc chia thành câu một thành phần và nhiều thành phần. - Phản ánh được các thuộc tính cần yếu đối với câu có cùng cấp độ, song, không thích hợp với tính đa dạng của câu ở các cấp độ khác nhau.
  4. Nghĩa của một câu vừa phụ thuộc vào nghĩa của những từ trong câu và phụ thuộc vào kết cấu cú pháp của cả câu. Điều này thể hiện rõ khi chúng ta thay từ nào đó thì nghĩa của câu có biến động, hoặc cải biên kết cấu cú pháp nghĩa của câu cũng có biến dạng. Chẳng hạn: Tôi ăn cơm – Tôi ăn thịt Tôi uống nước – Tôi uống bia. Sự luân phiên giữa "ăn – uống", "cơm – nước – thịt – bia" có các nghĩa biểu vật khác nhau, mặc dù nghĩa biểu hiện không thay đổi. Ngược lại, nếu cải biên: "Cơm tôi ăn (còn) thịt tôi không ăn" cho ta ý nghĩa cú pháp và ý nghĩa biểu vật khác nhau. Vì vậy, ý nghĩa ngữ pháp của một câu không phải là ý nghĩa cụ thể thông thường của từ mà là ý nghĩa khái quát của từ và các vị trí của các từ đó trong quan hệ kết cấu câu. Điều đó cho phép phân biệt câu đúng ngữ pháp mà không có nghĩa và mỗi kết cấu cú pháp có một ý nghĩa riêng của nó ngoài ý nghĩa của từ được dùng trong câu. Nếu cấu trúc của câu không rõ ràng chúng ta sẽ hiểu câu đó một cách mập mờ: Ví dụ:
  5. (a) Đồng chí công an đuổi theo tên ăn trộ m đang chạy trên đường phố. (b) Cô đang nói chuyện với Loan là bạn tôi. Câu (a) mơ hồ vì vị trí của kết cấu "đang chạy trên đường phố". Kết cấu này là vị ngữ của chủ ngữ "Đồng chí công an" hay là vị ngữ của kết cấu chủ vị "tên ăn trộm đang chạy" [1]... Mối quan hệ của trật tự cấu trúc ở câu này không rõ, tạo nên mấy cách nhận nghĩa của câu. Câu (b) gây ra 2 cách hiểu: cô đang nói chuyện là bạn tôi, hoặc, Loan là bạn tôi. Quan hệ vị ngữ của toàn câu và kết cấu chủ--vị làm định ngữ cho một từ của vế câu không phân biệt rõ do vắng tín hiệu cú pháp của cấu trúc câu. Câu (b) có hai cách phân tích cú pháp: Cô (mà) đang nói chuyện với Loan // là bạn tôi Cô // đang nói chuyện với Loan (mà Loan) là bạn tôi. Ở đây có khả năng chủ ngữ mở rộng bằng kết cấu C–V và có khả năng nhóm vị ngữ mở rộng bằng kết cấu C–V. Từ tình hình trên đây chúng ta nhận thấy một điều cục kì quan trọng: nghĩa và cấu trúc là những nhân tố thường trực của tổ chức câu. Bởi vậy, khi miêu tả và phân tích nghĩa của một câu không thể không biết câu đó được cấu tạo như thế nào và đồng thời không thể không chú ý đến cấu trúc đó nhằm một mục đích thông báo gì.
  6. Điều này cũng có nghĩa là một nội dung ngữ nghĩa tương ứng với giá trị của kết cấu. Trong hoạt động giao tế bằng ngôn ngữ, người nói chú ý trước hết là cái cần truyền đạt chứ không phải cái phương tiện truyền đạt. Cho nên, để xác định mức độ hoàn chỉnh của ý nghĩa cấu trúc của một câu và để biết câu đó được xây dựng lên như thế nào, chúng ta phải xác định xem những đơn vị với tư cách các yếu tố cấu tạo và các thành tố của câu đó được tập hợp như thế nào. Điều này chẳng khác nào như những đáp số cho những tập hợp có cùng các đơn vị sau: 9 + (6 x 10) = 9 + 6 (10–5) = (9 + 6) (10–5) = ...........= Đến đây cũng cần nói rõ hơn ý nghĩa của câu có phải là giá trị cú pháp của các yếu tố cấu thành chúng không và những nhân tố gì tạo nên câu. Mặc dù nhấn mạnh điều này dễ gây ấn tượng đi xa cú pháp tiếng Việt, nhưng chúng tôi muốn làm rõ quan niệm về nghĩa câu, vốn dĩ còn mơ hồ trong nhận thức của học sinh. Đồng thời thông qua cách phát biểu ý kiến về vấn đề nghĩa câu để chúng tôi thể hiện một cách nhìn nhận mới về nghiên cứu câu tiếng Việt là: nghiên cứu câu trong mối quan hệ giữa nghĩa và hình thức của câu.
  7. 2. Nghĩa và giá trị của câu tạo thành nội dung của câu. Các yếu tố và các phương thức biểu hiện các quan hệ thành tố làm thành diện biểu hiện mô hình cú pháp của câu với tư cách là một kí hiệu của ngôn ngữ. Khi nói nghĩa của câu là phải bao gồm cả nghĩa biểu vật lẫn nghĩa quan hệ trong mô hình. Cái tổng thể nghĩa đó quy định và hiện thực hoá những giá trị các cách dùng của câu. Vả lại, nghĩa cú pháp làm chỗ dựa cho sự phân biệt các lớp đơn vị cú pháp cùng nằm trong một câu. Chẳng hạn, câu "Tôi là sinh viên" có nghĩa biểu vật không phải là biểu vật của từ "sinh viên" (nghĩa định danh của sự vật) mà là nội hàm của phán đoán thể hiện qua các cách sử dụng mô hình chủ ngữ (đại từ) – vị ngữ (danh từ). Nghĩa của câu được biểu hiện như trên là do 3 nhân tố sau đây tạo thành: -1- Ý nghĩa của các nghĩa vị (lexeme) trong câu. Ý nghĩa này gắn với các biểu vật (denotate). -2- Ý nghĩa của các phương thức ngữ pháp được vận dụng trong câu gắn với phạm trù ngữ pháp. -3- Ý nghĩa của các kết cấu cú pháp gắn với quan hệ cú pháp. Tổng thể các nhân tố này được biểu hiện bằng tính vị ngữ của sơ đồ câu. Vị ngữ tính được xem như dấu hiệu ngữ nghĩa của câu. Và, câu với tư cách một kí hiệu
  8. ngôn ngữ phân biệt với các kí hiệu ngôn ngữ của các cấp độ khác như: hình vị, từ, tổ hợp từ... lừa dựa vào tính vị ngữ. Chính tính vị ngữ là phạm trù ngữ pháp của câu, gắn nội dung câu với thực tế giao tế. Trong hoạt động giao tế, câu thực hiện chức năng gắn thế giới nghĩa với âm của ngôn ngữ. Xuất phát điểm của hành vi nói năng là nghĩa và kết thúc hành vi cũng là nghĩa. Chính nghĩa tạo thành cấu trúc sâu của ngôn ngữ. Trong cấu trúc này, tính vị ngữ là yếu tố trung tâm, các yếu tố còn lại là những yếu tố biên. Chính sự liên kết các yếu tố ý nghĩa làm thành cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Cấu trúc ngữ nghĩa không có tính hình tuyến mà lại có nhiều chiều và được thể hiện bằng cấu trúc mặt một chiều. Phân tích cấu trúc câu cũng là phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu tương ứng với cấu trúc ngữ pháp của câu. Tuy nhiên, về nhận diện đơn vị cấu có thể xuất phát từ cấu trúc ngữ pháp, sau đó nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa và trở lại cấu trúc ngữ pháp để xác định mô hình cấu tạo và các biến dạng hoạt động của mô hình đó. Bởi lẽ, một đơn vị kí hiệu ngôn ngữ được nhận diện một cách tiêu cực và được thừa nhận một cách tích cực. Cũng vậy, việc đi tìm nghĩa của một đơn vị câu nào đó ta chưa hề biết đến phải tìm trong các mối liên hệ của phát ngôn. Mối quan hệ biện chững giữa ngữ nghĩa và cấu trúc của câu làm cơ sở cho việc phân tích câu chia theo cấu trúc ngữ nghĩa và theo mục đích phát ngôn.
nguon tai.lieu . vn