Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

QCVN 01:2019/BXD

Quy chuẩn này quy định về các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (sau đây gọi tắt là quy hoạch đô thị - nông thôn) bao gồm quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch và làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn địa phương trong lĩnh vực quy hoạch đô thị - nông thôn. Đối với công tác quy hoạch xây dựng các khu chức năng ngoài việc tuân thủ các quy định trong quy chuẩn này còn phải tuân thủ theo các quy chuẩn có liên quan.

5/19/2020 8:54:59 PM +00:00

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2019/BCT

QCVN 01:2019/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019. Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 02:2008/BCT và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm và nghiệm thu vật liệu nổ công nghiệp số QCVN 01:2012/BCT.

5/19/2020 8:54:52 PM +00:00

QCVN 01:2019/BCA

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với việc trang bị, bố trí và quản lý hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại các kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên (sau đây gọi chung là khí đốt) và áp dụng cho tất cả các giai đoạn từ thiết kế, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và đến vận hành sử dụng.

5/19/2020 8:54:45 PM +00:00

QCVN 01-190:2020/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn (chất không mong muốn) và quy định quản lý nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi (bao gồm thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi trừ thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-183:2016/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi).

5/19/2020 8:54:39 PM +00:00

QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

Quy chuẩn này quy định về phân loại, chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, phương pháp thử và yêu cầu quản lý đối với phân bón trong quá trình sản xuất, buôn bán và nhập khẩu phân bón. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.

5/19/2020 8:54:33 PM +00:00

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 120:2019/BTTTT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật về: Các gói tin cơ bản phục vụ kết nối cổng Dịch vụ công (DVC) và hệ thống thông tin một cửa điện tử (MCĐT) cấp bộ, cấp tỉnh với cổng DVC quốc gia; Định dạng dữ liệu gói tin cơ bản phục vụ kết nối cổng DVC và Hệ thống thông tin MCĐT cấp bộ, cấp tỉnh với cổng DVC quốc gia, bao gồm: gói tin đồng bộ trạng thái xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; gói tin đồng bộ số liệu thăm dò ý kiến, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công; gói tin đồng bộ số liệu thống kê về tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; gói tin về chia sẻ thông tin dữ liệu về thủ tục hành chính (TTHC) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; gói tin chia sẻ thông tin phản ánh kiến nghị; gói tin về thông tin trả lời góp ý, hỏi đáp...

5/19/2020 8:54:25 PM +00:00

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được ban hành vào tháng 9 năm 2015, tổ chức, doanh nghiệp có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày ISO 9001:2015 được ban hành. Như vậy, các tổ chức, doanh nghiệp hiện đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 và có mong muốn duy trì hệ thống phải chuyển đổi sang ISO 9001:2015 chậm nhất vào tháng 9 năm 2018. Việc cập nhật theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tạo cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp rà soát và đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của mình phù hợp với các ưu tiên chiến lược của tổ chức.

5/19/2020 8:54:19 PM +00:00

QCVN XXX:2012/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giải mã (Set Top Box) trong mạng truyền hình số mặt đất

Quy chuẩn quốc gia QCVN xxx: 201x/BTTT quy định yêu cầu tối thiểu đối với thiết bị máy thu Set Top Box (STB) sử dụng để thu tín hiệu truyền hình số mặt đất không mã hóa (Free To Air – FTA) theo chuẩn DVB-T/DVB-T2, mức SDTV/HDTV tại Việt Nam. Thiết bị STB hoạt động độc lập hoặc được tích hợp trong máy thu hình phải đáp ứng các quy định đặt ra trong Quy chuẩn này.

3/30/2020 3:05:32 PM +00:00

Tiêu chuẩn quốc gia Nông nghiệp hưu cơ: Phần 1 - Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Mục ñích của tiêu chuẩn này là: Bảo vệ người tiêu dùng tránh bị lừa dối, tránh gian lận trong thương mại và tránh công bố sản phẩm vô căn cứ; bảo vệ cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm hữu cơ trước việc các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương thức khác bị hiểu sai là hữu cơ.

3/30/2020 12:22:12 AM +00:00

Giáo trình Đào tạo thực hành đánh giá nội bộ và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008

Giáo trình bao gồm các nội dung: Thuật ngữ, định nghĩa và khái niệm; các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008; chính sách và kế hoạch ĐGNB, nguyên tắc đánh giá; chuẩn bị đánh giá, kỹ thuật đánh giá; tiến trình đánh giá; đánh giá tiếp cận theo quá trình; theo dõi sau đánh giá - sửa chữa, hành động khắc phục, biện pháp theo dõi; giải pháp duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.

11/29/2019 7:14:54 AM +00:00

Thông tư liên tịch Số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn về khai báo và điều tra tai nạn lao động

Căn cứ điều 108, điều 186 Bộ luật lao động ngày 23/06/1994; căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động về: phạm vi và đối tượng áp dụng, tai nạn lao động, nguyên tắc khai báo và điều tra tai nạn lao động, trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động...

10/17/2019 11:28:24 PM +00:00

Thông tư liên tịch Số 30/2000/TTLT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ bồi dưỡng khi đi biển đối với công nhân, viên chức các đơn vị sự nghiệp của ngành Thủy sản, Khí tượng - Thủy văn

Căn cứ Quyết định số 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 854/CP-VX ngày 14/8/1999 của Chính phủ về chế độ bồi dưỡng khi làm việc trên biển đối với công nhân, viên chức các đơn vị sự nghiệp, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng khi đi biển đối với công nhân, viên chức một số nghề, công việc đặc biệt trong các đơn vị sự nghiệp của ngành Thủy sản, Khí tượng - Thủy văn về: đối tượng áp dụng, các chế độ được hưởng, tổ chức thực hiện.

10/17/2019 11:28:16 PM +00:00

Thông tư liên tịch Số 15/2000/TTLT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ bồi dưỡng khi đi biển đối với công nhân, viên chức các đơn vị sự nghiệp của ngành Địa chất

Căn cứ Quyết định số 611/TTg ngày 04/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 854/CP-VX ngày 14/8/1999 của Chính phủ về chế độ bồi dưỡng khi làm việc trên biển đối với công nhân, viên chức các đơn vị sự nghiệp, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Liên Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng khi đi biển đối với công nhân, viên chức một số nghề, công việc đặc biệt trong các đơn vị sự nghiệp của ngành Địa chất về: đối tượng áp dụng, các chế độ được hưởng, tổ chức thực hiện.

10/17/2019 11:28:08 PM +00:00

Thông tư liên tịch Số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

Căn cứ Điều 104 của Bộ Luật Lao động và Điều 8 của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng, điều kiện và mức bồi dưỡng, nTổ chức thực hiện, nguyên tắc thực hiện.

10/17/2019 11:28:00 PM +00:00

Nghị định Số 169/2003/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn điện

Nghị định này quy định về an toàn điện trong sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn đối với con người, các trang thiết bị và công trình điện. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện, chế tạo thiết bị điện và các tổ chức, cá nhân liên quan khác trên lãnh thổ Việt Nam...

10/17/2019 11:27:10 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5917:1995

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ quang kế, thường được biết như là phương pháp Tetraclorua thủy ngân (TCM)/ pararosanilin, để xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh. Giới hạn phát hiện độ lệch chuẩn và sự cản trở làm cho phương pháp TCM có đủ tiêu chuẩn để định hướng các phép đo hiện trường với dãy nồng độ cao hơn. Khi cần các phép đo chính xác hơn, thì cần sử dụng các dụng cụ đã được kiểm nghiệm và hiệu chuẩn đặc biệt.

10/17/2019 11:23:18 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5127:1990

Tiêu chuẩn này áp dụng cho rung bộ cục truyền lên tay người lao động sản xuất, qui định giá trị cho phép và phương pháp đánh giá khi kiểm tra điều kiện an toàn lao động.

10/17/2019 11:23:10 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5126:1990

Tiêu chuẩn này áp dụng cho rung tác động lên cơ thể người tại chỗ làm việc, trong dải tần số 0,7 đến 90Hz và quy định giá trị rung cho phép. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho rung tác động lên cơ thể người trong các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ và đường không.

10/17/2019 11:23:02 PM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 52TCN 354:1889

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chì trong không khí vùng làm việc. Phương pháp này chỉ xác định mức thấp nhất 0,2 microgam (Pb)/lít không khí. Chì trong không khí dưới dạng khí dung hoặc bụi được hút vào dung dịch axit nitric, ống giữ bụi (allong) hoặc giấy lọc đặc biệt, chuyển thành chì nitrat.

10/17/2019 11:22:54 PM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 52TCN 353:1889

Tiêu chuẩn ngành 52TCN 353:1889 với nội dung quy định, Cacbon Đioxyt và phương pháp hấp thụ bằng Baryt, phương pháp hấp thụ bằng Bary Saccharats. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

10/17/2019 11:22:46 PM +00:00

Tiêu chuẩn ngành 52TCN 351:1989

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định Sunfua dioxyt trong không khí vùng làm việc. Phương pháp xác định chỉ giới hạn ở mức thấp nhất 0,01 mg/l không khí. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.

10/17/2019 11:22:39 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3258:1886

Tiêu chuẩn này quy định chiếu sáng nhân tạo nhà máy xí nghiệp sửa chữa, đóng tàu; được sử dụng để thiết kế, sửa chữa, thay thế và quản lí các thiết bị chiếu sáng nhân tạo trong các nhà máy đóng tàu. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung.

10/17/2019 11:22:30 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3257:1986

Tiêu chuẩn này quy định chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp may công nghiệp. Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế, sửa chữa, thay thế và quản lí các thiết bị chiếu sáng nhân tạo trong xí nghiệp may công nghiệp.

10/17/2019 11:22:23 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2063:1886

Tiêu chuẩn này quy định chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy, xí nghiệp cơ khí. Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế, sửa chữa, thay thế và quản lí các thiết bị chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy, xí nghiệp cơ khí.

10/17/2019 11:22:15 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2062:1886

Tiêu chuẩn này quy định chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy xí nghiệp dệt thoi sợi bông. Tiêu chuẩn này được sử dụng để thiết kế sửa chữa, thay thế và quản lí các thiết bị chiếu sáng nhân tạo trong nhà máy, xí nghiệp dệt thoi sợi bông. Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn này còn phải tuân theo những yêu cầu quy định trong các văn bản khác có liên quan.

10/17/2019 11:22:07 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6561:1999

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về bảo đảm an toàn bức xạ ion hoá đối với các cơ sở X quang y tế khoa, phòng, đơn vị có sử dụng X quang để chẩn đoán điều trị. Ngoài việc tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn này, các cơ sơ X quang y tế còn phải tuân thủ quy định hiện hành khác có liên quan đến an toàn bức xạ ion hoá. Các máy gia tốc để chữa bệnh được áp dụng tiêu chuẩn riêng.

10/17/2019 11:21:59 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5041:1889

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu an toàn và phương pháp thử tương ứng đối với những tín hiệu âm thanh báo nguy ở những nơi làm việc tại khu vực tiếp nhận tín hiệu và đề ra những hướng dẫn thiết kế các tín hiệu đó. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho những trạng thái tương tự. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những âm thanh báo nguy bằng mồm như tiếng kêu, tiếng loa). Những quy định đặc biệt như những quy định về thảm họa công cộng và giao thông công cộng không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 7731 - 1986.

10/17/2019 11:21:50 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3673:1981

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cho các loại bao bì dùng để chứa đựng vận chuyển thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, phế liệu trong sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sử dụng bao bì trong sản xuất.

10/17/2019 11:21:42 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4744:1989

Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp đối với các cơ sở và bộ phận cơ khí trong tất cả các ngành sản xuất. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các cơ sở và bộ phận cơ khí mọi thành phần cơ khí .

10/17/2019 11:21:32 PM +00:00

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6692:2000

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử trong phòng thí nghiệm cho phép xác định độ chống thấm của vật liệu làm quần áo bảo vệ ở điều kiện tiếp xúc liên tục với chất lỏng và áp suất. Ví dụ như quần áo tiếp xúc với các tia chất lỏng phun dưới áp suất. Đánh giá quần áo bảo vệ đạt hay không đạt dựa trên sự phát hiện bằng mắt sự thấm chất lỏng. Phương pháp thử này thường được dùng để đánh giá hiệu quả cản chất lỏng của vật liệu làm quần áo bảo vệ và các mẫu lấy ra từ bộ quần áo đồng bộ.

10/17/2019 11:21:24 PM +00:00