Tài liệu miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Download Tài liệu học tập miễn phí Tiêu chuẩn - Qui chuẩn

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002

TCVN 5507: 2002 thay thế cho TCVN 5507: 1991. TCVN 5507: 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 47/SC3 an toàn hoá chất hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Công ty Hoá chất, Bộ Thương mại đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hoá chất nguy hiểm, kể cả hoá chất bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp.

5/20/2020 3:23:00 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 39001:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 39001:2014 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ, giúp một tổ chức có các hoạt động tương tác với hệ thống giao thông đường bộ giảm thiểu tử vong và thương tật nặng liên quan đến các vụ tai nạn giao thông mà hệ thống đó có thể gây ảnh hưởng. Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này bao gồm việc xây dựng, áp dụng chính sách thích hợp về an toàn giao thông đường bộ, xây dựng mục tiêu và các kế hoạch hành động về an toàn giao thông đường bộ, có tính đến các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác tổ chức tự nguyện tuân thủ, thông tin về các yếu tố, chuẩn mực liên quan đến an toàn giao thông đường bộ được tổ chức nhận biết là có thể kiểm soát và có thể gây ảnh hưởng.

5/20/2020 3:22:53 AM +00:00

Vai trò của ban ISO trong hệ thống quản lý chất lượng

Bất cứ khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nào (ISO 9001, ISO 14000, ISO 21000,...) việc đầu tiên cần làm là xây dựng ban ISO. Bởi để có thể triển khai được hệ thống trong toàn bộ tổ chức cần phải có một bộ phận lãnh đạo và triển khai sau đó duy trì hiệu lực liên tục trong tổ chức, đồng thời triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng.

5/20/2020 1:52:00 AM +00:00

Quy trình xây dựng ISO 9000 tổng quan

Trong bối cảnh hiện nay, các đối tượng khách hàng ngày càng trở nên phức tạp; họ được cung cấp nhiều thông tin hơn, và sự mong đợi của họ đối với hàng hoá và dịch vụ cũng ngày một cao hơn. Đối với bất kỳ tổ chức nào, cách duy nhất để giữ được khách hàng chính là việc cam kết với vấn đề chất lượng. Trong thực tế, bất kỳ tổ chức nào, dù trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh dịch vụ, đều có thể đảm bảo được sự phát triển vững bền trong tương lai thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, như theo tiêu chuẩn ISO 9000.

5/20/2020 1:51:54 AM +00:00

Quy trình quản lý doanh nghiệp theo chuẩn ISO

ISO 9001 là một trong những hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đây là bằng chứng chứng minh một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả ra sao. Quy trình quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO sẽ giúp doanh nghiệp liên tịc cải tiến để tiến về phía trước và cụ thể như sau: đánh giá và phân bổ nguồn lực hợp lý để tăng năng suất lao động, giảm chi phí vận hành không đáng có; phát hiện và xử lý các sai sót trong quá trình vận hành doanh nghiệp; đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của hàng rào thương mại quốc tế.

5/20/2020 1:51:48 AM +00:00

Quy trình ISO là gì? 10 bước áp dụng ISO 9001 vào trong doanh nghiệp

Khái niệm về quy trình ISO được hiểu ngắn gọn là việc đưa ra các bước có trình tự rõ ràng để thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, tổ chức và chúng phải đáp ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO mà doanh nghiệp đang triển khai. Mỗi cá nhân trong tổ chức và doanh nghiệp đều có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau.

5/20/2020 1:51:42 AM +00:00

Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO là gì?

Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO được đưa ra nhằm giữ khách hàng và làm khách hàng thỏa mãn thì sản phẩm (dịch vụ) mà tổ chức bạn cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu hướng về khách hàng, tính lãnh đạo, sự tham gia của mọi thành viên, tiếp cận theo quá trình, cải tiến liên tục,... Để tìm hiểu chi tiết về các nguyên tắc này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu.

5/20/2020 1:51:36 AM +00:00

Mục đích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là gì?

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào trong sản xuất sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy nội lực, củng cố lòng tin của khách hàng với sản phẩm. Mở rộng mối quan hệ đầu tư và thị trường cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 nhằm mục đích: nâng cao hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp, hiệu quả làm việc được cải thiện rõ rệt,...

5/20/2020 1:51:30 AM +00:00

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Khách hàng và thị trường đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng và các nhà cung cấp có năng lực, uy tín, đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ/ sản phẩm. Khi đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015, doanh nghiệp đã chứng minh được với khách hàng về sự cam kết về chất lượng dịch vụ/ sản phẩm và cải tiến liên tục chất lượng để không ngừng thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

5/20/2020 1:51:24 AM +00:00

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là hệ thống hóa các quy trình. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, quản lý được các quá trình. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system – QMS) của Doanh nghiệp.

5/20/2020 1:51:18 AM +00:00

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là gì?

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là một tiêu chuẩn thể hiện một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Các tổ chức đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể đạt được ISO 9001. Với chứng chỉ này, một tổ chức cho thấy rằng hàng hóa và dịch vụ mà nó sản xuất và cung cấp cho khách hàng của mình được sản xuất theo tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận.

5/20/2020 1:51:12 AM +00:00

Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) là gì? ISO 9001 & những hệ thống quản lý chất lượng khác

Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục.

5/20/2020 1:51:06 AM +00:00

8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000

Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng. Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thoả mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng nhanh và đáp ứng nhanh chóng mau lẹ các yêu cầu của thị trường; giảm sai lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng.

5/20/2020 1:51:00 AM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc đánh giá, quản lý chương trình đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống quản lý, cũng như hướng dẫn về đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá. Các hoạt động này bao gồm (các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức cần hoạch định và tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ hoặc bên ngoài đối với các hệ thống quản lý hoặc để quản lý chương trình đánh giá.

5/19/2020 11:15:07 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9004:2018

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn nhằm nâng cao khả năng của tổ chức trong việc đạt được thành công bền vững. Tiêu chuẩn này phù hợp với các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9000:2015. Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ tự đánh giá để xem xét mức độ tổ chức áp dụng các khái niệm nêu trong tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình và hoạt động.

5/19/2020 11:15:01 PM +00:00

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9004:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn nhằm hỗ trợ tổ chức đạt được sự thành công bền bững thống qua phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô hay hoạt động. Tiêu chuẩn này không nhằm sử dụng cho chứng nhận, quy định pháp lý hay hợp đồng.

5/19/2020 11:14:51 PM +00:00

TCVN ISO 45001:2018

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), và đưa ra hướng dẫn cho việc sử dụng tiêu chuẩn, giúp tổ chức cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe, thông qua việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc, cũng như chủ động cải tiến kết quả thực hiện ATVSLĐ của tổ chức.

5/19/2020 11:14:44 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 27001:2009

Tiêu chuẩn này áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hình tổ chức (ví dụ: các tổ chức thương mại, cơ quan nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận). Tiêu chuẩn này chỉ rõ yêu cầu đối với hoạt động thiết lập; triển khai; điều hành; giám sát; soát xét; duy trì và cải tiến một hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) để đảm bảo an toàn thông tin trước những rủi ro có thể xảy ra với các hoạt động của tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng chỉ rõ các yêu cầu khi triển khai các biện pháp quản lý an toàn đã được chọn lọc phù hợp với nhu cầu của tổ chức hoặc bộ phận của tổ chức.

5/19/2020 11:14:38 PM +00:00

TCVN ISO/IEC 17025:2017

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về năng lực, tính khách quan và tính nhất quán trong hoạt động của các phòng thí nghiệm (xem 3.6). Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức thực hiện hoạt động thí nghiệm, không phân biệt về số lượng nhân viên. Khách hàng của phòng thí nghiệm, cơ quan quản lý, các tổ chức và các chương trình sử dụng đánh giá đồng đẳng, các tổ chức công nhận và các tổ chức khác sử dụng tiêu chuẩn này trong việc xác nhận hoặc thừa nhận năng lực của các phòng thí nghiệm.

5/19/2020 11:14:32 PM +00:00

TCVN ISO 50001:2012

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng, với mục đích hỗ trợ tổ chức tuân theo phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc đạt cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng, bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng và tiêu thụ năng lượng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu áp dụng cho việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng, bao gồm đo lường, hệ thống tài liệu và báo cáo, thiết kế và thực hiện mua sắm thiết bị, các hệ thống, quá trình và nhân sự đóng góp vào hiệu quả năng lượng.

5/19/2020 11:14:26 PM +00:00

TCVN ISO 31000:2018

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn quản lý các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt. Việc áp dụng các hướng dẫn này có thể được tùy chỉnh theo tổ chức và bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn này đưa ra cách tiếp cận chung để quản lý mọi loại rủi ro và không cho một ngành công nghiệp hay lĩnh vực cụ thể. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong suốt vòng đời của tổ chức và có thể được áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào, kể cả việc ra quyết định ở tất cả các cấp.

5/19/2020 11:14:20 PM +00:00

TCVN ISO 22000:2018

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQL ATTP) cho tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm: để hoạch định, áp dụng, thực hiện, duy trì và cập nhật HTQL ATTP nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn theo mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm; để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm theo luật định và chế định hiện hành; để ước lượng và đánh giá các yêu cầu về an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng và chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu đó;...

5/19/2020 11:14:12 PM +00:00

TCVN ISO 14001:2015

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, mà một tổ chức có thể sử dụng làm cơ sở để nâng cao kết quả hoạt động môi trường của mình. Tiêu chuẩn này nhằm sử dụng cho một tổ chức mong muốn quản lý các trách nhiệm về môi trường của mình một cách có hệ thống, đóng góp cho trụ cột môi trường phát triển bền vững.

5/19/2020 11:14:06 PM +00:00

TCVN ISO 13485:2017

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng có thể được tổ chức sử dụng khi tham gia vào một hoặc nhiều giai đoạn của vòng đời của trang thiết bị y tế, bao gồm thiết kế và phát triển, sản xuất, bảo quản và phân phối, lắp đặt, cung cấp dịch vụ và ngừng hoạt động và thải bỏ cuối cùng các trang thiết bị y tế cũng như thiết kế và phát triển hoặc cung cấp các hoạt động liên quan (ví dụ hỗ trợ kỹ thuật). Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này cũng có thể được các nhà cung ứng hoặc các tổ chức bên ngoài khác sử dụng khi cung cấp sản phẩm (ví dụ như nguyên vật liệu thô, linh kiện, phụ kiện, trang thiết bị y tế, dịch vụ khử trùng, dịch vụ hiệu chuẩn, dịch vụ phân phối, dịch vụ bảo trì) cho tổ chức. Nhà cung ứng hoặc tổ chức bê ngoài có thể lựa chọn tự nguyện phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này hoặc có thể phải tuân thủ theo yêu cầu của hợp đồng.

5/19/2020 11:14:00 PM +00:00

Tầm quan trọng của hệ thống ISO 9000

Việt Nam biết đến ISO 9000 từ những năm 90, song thời gian đầu ít người quan tâm về nội dung ra sao, áp dụng thế nào, kể cả người làm công tác quản lý lẫn các doanh nhân. Dần dần, dưới tác động củ quá trình đổi mới kinh tế, sức ép của thị trường đang mở cửa, sự năng động của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và nỗ lực của cơ quan quản lý đã thúc đẩy quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp.

5/19/2020 11:13:54 PM +00:00

Quy trình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp chuẩn nhất

Có thể nói, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001 vào doanh nghiệp, tổ chức sẽ là một quyết định chiến lược giúp cải tiến kết quả hoạt động tổng thể và cung cấp một nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bền vững. Cụ thể quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào doanh nghiệp, tổ chức như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo qua nội dung bài viết sau đây.

5/19/2020 11:13:48 PM +00:00

ISO là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Quy trình ISO là gì? Tại sao phải áp dụng tiêu chuẩn ISO trong tổ chức của bạn?

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO có chức năng nghiên cứu, xây dựng và công bố các tiêu chuẩn ISO quốc tế nhằm mục đích làm cho mọi thứ thực hiện theo đúng chuẩn mực bao gồm cung cấp thông số kỹ thuật chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO là công cụ để tạo thuận lợi và giá trị gia tăng cho thương mại Quốc tế và giúp cho các tổ chức áp dụng đạt được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng hoặc điều kiện để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

5/19/2020 11:13:42 PM +00:00

ISO là gì? Những tiêu chuẩn ISO được sử dụng nhiều nhất

Khi cầm một sản phẩm có dán mác sản xuất theo tiêu chuẩn “ISO 9001” bạn luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên có nhiều người vẫn mơ hồ về khái niệm ISO tại sao sản phẩm được làm theo tiêu chuẩn này lại tốt đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm ISO và những tiêu chuẩn ISO được sử dụng nhiều nhất qua bài viết dưới đây nhé!

5/19/2020 11:13:36 PM +00:00

ISO là gì? Nhiệm vụ của ISO

Nhiệm vụ của ISO nhằm thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

5/19/2020 11:13:30 PM +00:00

ISO là gì? Phân loại tiêu chuẩn ISO

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ.

5/19/2020 11:13:24 PM +00:00